Nguyên nhân các đại hiệp trong tiểu thuyết của Kim Dung đều mồ côi cha

Sự thật, những đại hiệp trong truyện Kim Dung đều phải mồ côi cha. Có những người, mồ côi cha từ nhỏ, không bao giờ biết được cha đẻ mình là ai. Sự thật đằng sau khiến ai cũng bất ngờ.

Các đại hiệp trong truyện Kim Dung đều phải mồ côi cha
Sự thật, những đại hiệp trong truyện Kim Dung đều phải mồ côi cha. Có những người, mồ côi cha từ nhỏ, không bao giờ biết được cha đẻ mình là ai. Gồm: Địch Vân (Liên Thành Quyết), Lệnh Hồ Xung (Tiếu Ngạo Giang Hồ), và Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh Ký). Có những người thuộc hàng trâm anh thế phiệt, cha là dũng sĩ hành hiệp trượng nghĩa, nhưng lại chẳng may mất sớm. Gồm: Quách Tĩnh (Anh Hùng Xạ Điêu), Viên Thừa Chí (Bích Huyết Kiếm), Hồ Phỉ (Tuyết Sơn Phi Hồ và Phi Hồ ngoại truyện), Trương Vô Kỵ (Ỷ Thiên Đồ Long Ký).
Nguyen nhan cac dai hiep trong tieu thuyet cua Kim Dung deu mo coi cha
 Các đại hiệp trong truyện Kim Dung trên màn màn ảnh
Thậm chí, oai oăm hơn, lại có những đại hiệp tưởng mình có cha, nhưng lại không phải là cha ruột. Kiều Phong (Thiên Long Bát Bộ), tưởng cha mình là lão nông họ Kiều hiền lành, hoá ra cha chàng là Tiêu Viễn Sơn - một kẻ tà đạo, giết người không chớp mắt. Đoàn Dự được vương gia Đoàn Chính Thuần nuôi dưỡng, nhưng lại là con ruột của Đệ nhất đại ác nhân Đoàn Diên Khánh.
Chung quy dù hoàn cảnh của họ thế nào, những đại hiệp vang danh thiên hạ trong tiểu thuyết Kim Dung đều lớn lên không có sự hiện diện của cha ruột. Vậy sao "mồ côi cha" lại là xuyên suốt trở đi trở lại trong các tác phẩm của Kim Dung như vậy? Câu trả lời nằm ở đáp án sau.
Thủ pháp nghệ thuật
Kim Dung quan niệm, anh hùng luôn phải trải qua khổ ải, hoạn nạn ngay từ tấm bé. Ông thích đặt nhân vật chính của trưởng thành trong những chuyến phiêu lưu, ở người đọc chứng kiến và cảm nhận trọn vẹn những sự thay đổi, trưởng thành, pha lẫn biết bao hỉ nộ ái ố. việc để các đại hiệp mồ côi cha từ bé, chính là đặt cho họ một bi kịch đau đớn nhất đời người. Đây là một thủ pháp nghệ thuật tinh tế, giúp làm nổi bật và khắc họa họ vô cùng trọn vẹn, dễ dàng chiếm được cảm tình của độc giả.
Nguyen nhan cac dai hiep trong tieu thuyet cua Kim Dung deu mo coi cha-Hinh-2
 Chân dung cố nhà văn Kim Dung
Các đại hiệp mồ côi cha giúp thúc đẩy mâu thuẫn nhân vật, buộc họ phải đi đến những lựa chọn quan trọng. Có người sùng kính, có người oán hận, có người ngưỡng mộ, nhưng cũng có người chọn cách tha thứ. Tất cả những cung bậc quý giá đó giúp Kim Dung thỏa sức sáng tạo,tạo ra những điểm cao trào, kịch tính.

10 siêu phẩm kiếm hiệp để đời của nhà văn Kim Dung

(Kiến Thức) - Nhà văn Kim Dung không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn là tên tuổi lớn được người dân nhiều nước biết đến với những tiểu thuyết kiếm hiệp đã trở thành siêu phẩm như: Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp...

10 sieu pham kiem hiep de doi cua nha van Kim Dung
1. Tiếu Ngạo Giang Hồ được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Dung. Nội dung tác phẩm kể về cuộc đời Lệnh Hồ Xung - đại đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần.

Loạt ảnh hiếm hoi ít biết về miền Bắc thời Chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhiều khoảnh khắc lịch sử quý giá về miền Bắc trong Chiến tranh Việt Nam đã được các nhiếp ảnh gia chụp lại. Nhờ những bức hình này, công chúng không thể quên được cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của quân và dân Việt Nam để có ngày hôm nay. 

Loat anh hiem hoi it biet ve mien Bac thoi Chien tranh Viet Nam
 Một nhóm nữ dân quân ở Thanh Hóa đi làm ruộng nhưng vẫn đeo súng trên người để sẵn sàng chiến đấu mọi lúc mọi nơi. Đây là một trong những bức ảnh quý giá về Chiến tranh Việt Nam được chụp vào ngày 18/10/1967.