Nguyên hiệu trưởng trường nội trú ở Đắk Nông bị bắt vì tham ô

Nguyên Hiệu trưởng Trường THCS - THPT và Dân tộc nội trú huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông) vừa bị bắt giam để điều tra hành vi "tham ô tài sản".

Sáng 9/3, Công an huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) cho biết, đơn vị này vừa bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Nam, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS - THPT và Dân tộc nội trú huyện để điều tra hành vi "tham ô tài sản".
Nguyen hieu truong truong noi tru o Dak Nong bi bat vi tham o
Trường THCS - THPT và Dân tộc nội trú huyện Đắk R’Lấp nơi ông Nam từng công tác. Ảnh: CTV 
Trước đó, ông Nguyễn Văn Nam bị tố cáo với 12 nội dung vi phạm nghiêm trọng, trong đó có việc lợi dụng tư cách người đứng đầu hạ kết quả thi đua của giáo viên trong hai năm học liên tiếp (năm 2020-2021, 2021-2022).
Sau đó, dựa vào kết quả xếp loại của 2 năm này để đưa giáo viên vào diện tinh giản biên chế (buộc thôi việc) mặc dù bản thân giáo viên luôn hoàn thành công việc chuyên môn, không vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, ông Nam còn bị tố cáo nhiều vấn đề về chế độ tài chính như: Chế độ ăn hàng ngày của học sinh, vấn đề học sinh tự nguyện mua dụng cụ lao động. Không chi 12% số tiền thu từ dạy thêm cho đầu tư cơ sở vật chất theo quy định.
Ngoài ra, ông Nam còn bị tố cáo có hành vi lợi dụng chức vụ để trục lợi như: Không dạy vẫn nhận tiền đứng lớp, chỉ đạo tổ chức thu nhiều khoản tiền quỹ hội phụ huynh trái phép.
Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông sau đó đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh và kết luận có một số nội dung tố cáo đúng nên đã kiến nghị xem xét, xử lý đối với hiệu trưởng và cá nhân có liên quan.
Đầu năm 2023, khi đang giữ chức hiệu trưởng, ông Nguyễn Văn Nam bất ngờ có đơn xin thôi chức và được Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông chấp thuận.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh đạo trong cơ quan nhà nước theo quy định mới

Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức lãnh đạo, quản lý thuộc cơ quan nhà nước sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5/2024.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.
Theo đó, các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn chung sau: Tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng; tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; tiêu chuẩn về trình độ; tiêu chuẩn về năng lực và uy tín; tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác.
Tiêu chuẩn đối với chức danh Thứ trưởng
Đối với chức danh Thứ trưởng thuộc Bộ, Nghị định quy định Thứ trưởng là cấp phó của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Thứ trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý và các quy định như có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử; am hiểu sâu sắc về pháp luật, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực quản lý và thông lệ quốc tế.
Thứ trưởng là người có năng lực tham mưu hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực; chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức; chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền; triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật.
Theo quy định, người được bổ nhiệm Thứ trưởng phải đang giữ chức vụ Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương (đã kinh qua chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ); Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh hoặc chức vụ, chức danh tương đương trở lên theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Tieu chuan bo nhiem lanh dao trong co quan nha nuoc theo quy dinh moi
 Ảnh minh họa. Ảnh: Nhật Bắc
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm.
Theo đó, trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài thì không nhất thiết phải bảo đảm tiêu chuẩn đã kinh qua vị trí chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý ở vị trí cấp dưới trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bổ nhiệm.
Trường hợp Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm chức vụ, chức danh khác thì không nhất thiết phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm.
Tiêu chuẩn đối với chức danh Giám đốc Sở
Nghị định số 29/2024/NĐ-CP quy định Giám đốc Sở và tương đương là người đứng đầu cấp sở, lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao; chịu trách nhiệm trực tiếp trước UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trước Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Giám đốc Sở và tương đương đáp ứng các tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý và các quy định như am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, hiểu biết pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý và các quy định đặc thù áp dụng tại địa phương.
Giám đốc Sở là người có năng lực tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật của trung ương; tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực áp dụng tại địa phương; chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực tại địa phương; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực tại địa phương; triển khai thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức trên địa bàn; chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền; tham mưu lãnh đạo thực hiện công tác phối hợp với các cơ quan ở trung ương; chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật trong phạm vi toàn tỉnh.
Người được bổ nhiệm Giám đốc Sở phải đang giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở và tương đương hoặc chức vụ, chức danh tương đương theo quy định của cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ.
Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2024.
>>> Mời quý độc giả Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) đề xuất tăng lương cho cán bộ chiều 1/6/2023:

(Nguồn: THQH)



Cựu phó hiệu trưởng ở Cần Thơ lãnh án vì giả mạo trong công tác

Tòa kiến nghị làm rõ hành vi của ông Nguyễn Trọng Sơn – nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ, hiện là hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cần Thơ vì có dấu hiệu đồng phạm.

Ngày 19/8, TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt các bị cáo Phan Thị Thùy Trang (49 tuổi) 12 năm tù, Nguyễn Như Việt (65 tuổi) năm năm tù, Nguyễn Đăng Thuần (47 tuổi) bảy năm tù cùng về tội giả mạo trong công tác.