Nguy cơ IS vượt ngục ở Iraq-Syria: Bóng ma khủng bố trỗi dậy?

Nguy cơ các tay súng IS trốn khỏi những nhà tù khổng lồ ở Syria và Iraq ngày càng tăng lên, báo cáo mới nhất của một quan chức cấp cao Mỹ nhận định.

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo về tình trạng khẩn cấp này, ông cũng áp dụng thêm các biện pháp thời gian gần đây và đe dọa sẽ thả các tay súng ở biên giới các quốc gia châu Âu nếu các nước này không để họ hồi hương.
Đại sứ Mỹ phụ trách vấn đề chống khủng bố Nathan Sales cũng dấy lên hồi chuông cảnh báo về các tù binh IS hôm 24/9 song không cho biết liệu Mỹ có kế hoạch thực hiện đe dọa trên của Tổng thống Trump hay không.
Nguy co IS vuot nguc o Iraq-Syria: Bong ma khung bo troi day?
 Các thành viên IS trong một nhà tù nhỏ ở Mosul, Iraq. Ảnh: AP
"Không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra ở Syria trong 2 tháng hoặc 6 tháng nữa kể từ bây giờ. Bạn có thể tưởng tượng ra mọi viễn cảnh có thể xảy ra", ông Sales nhận định với ABC News đồng thời nói thêm rằng: "Chúng tôi không thể khẳng định rằng tình hình tương đối ổn định hiện nay sẽ kéo dài trong bao lâu".
Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ khẳng định hôm 24/9 rằng phiến quân IS "đang chuẩn bị cho việc các tay súng trung thành và những người đi theo tổ chức khủng bố này được thả khỏi các nhà tù và các trại tị nạn trên khắp Syria và Iraq".
Nhóm khủng bố này cũng đang gây quỹ và tổ chức lực lượng trong một số khu trại, trong đó có trại al Hawl ở phía bắc Syria - nơi có khoảng 70.000 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em sinh sống sau khi chạy khỏi thành trì của IS, báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết.
Các quan chức Mỹ ước tính rằng ngoài 8.000 tay súng là người Syria và Iraq, có khoảng 2.000 tay súng nước ngoài bị giam giữ trong các khu trại, phần lớn do lực lượng người Kurd giám sát.
Đại sứ Sales cho biết Mỹ đã nghe được "một số bài báo về tình trạng hỗn loạn" trong trại al Hawl và một số khu trại khác, cũng như chứng kiến "một số nỗ lực vượt ngục" trong những tháng qua, đồng thời nhận định thêm tất cả điều đó đã "khiến tình hình ngày càng cấp bách trong việc tạo điều kiện cho quá trình hồi hương" của các tù binh IS ở đây.
Trong nhiều tháng nay, Mỹ đã hối thúc các quốc gia trên khắp thế giới chấp nhận cho các tù binh IS hồi hương hoặc tiếp nhận họ về nước để xét xử hay giúp họ tái hòa nhập xã hội.
Tổng thống Trump thậm chí đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ rằng nếu các quốc gia không tiếp nhận các tù binh IS, Mỹ sẽ để những người này tràn sang các biên giới của họ.
"Những kẻ này chủ yếu đến từ châu Âu và chúng tôi đã giúp đỡ họ quá nhiều rồi. Giờ thì châu Âu phải đưa ra quyết định của họ. Nếu không chúng tôi sẽ thả những tù binh IS này ở biên giới".
Trong khi Tổng thống Trump dọa thả các tay súng IS ở biên giới thì các quan chức Mỹ cũng hối thúc các quốc gia đối tác tiếp nhận những người này và tạo ra một số thay đổi trong hệ thống tư pháp để xét xử họ một cách hợp lý.
Tuy nhiên, theo ông Sales, Mỹ sẽ không chấp nhận tiếp nhận bất kỳ tay súng nước ngoài nào để xét xử họ tại Mỹ, cũng như không đồng ý đưa các tù binh này tới cơ sở giam giữ ở Vịnh Guantanamo.
"Chúng tôi không chuẩn bị để giải quyết vấn đề này cho các nước khác... Nếu một người bị ảnh hưởng bởi tư tưởng cực đoan ở nước X và tới Syria đầu quân cho IS thì đó là việc của nước X. Đó không phải là việc xảy ra trên đất Mỹ", Đại sứ Sales nhận định với ABC News.
Trong khi đó, Mỹ đang tăng cường các hoạt động an ninh tại những nhà tù IS đồng thời kêu gọi nhiều nguồn quỹ hỗ trợ hơn nữa từ các quốc gia khác, đặc biệt là các thành viên trong liên minh chống IS.

Mời độc giả xem thêm video: Thủ lĩnh tối cao IS là ai? (Nguồn: Vocativ)

SDF chiếm vùng chiến lược tại Deir Ezzor, IS phản công trong vô vọng

(Kiến Thức) - Phiến quân IS đã mở cuộc phản công quy mô lớn nhằm giành lại thị trấn chiến lược Baghouz Fouqani ở tỉnh Deir Ezzor (Syria) sau khi để mất thị trấn này vào tay Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tối 20/9.

SDF chiem vung chien luoc tai Deir Ezzor, IS phan cong trong vo vong
 Theo Al Masdars News ngày 21/9, lực lượng SDF do Mỹ hậu thuẫn được cho là đã giành được quyền kiểm soát thị trấn chiến lược Baghouz Fouqani ở vùng nông thôn phía Đông Nam Deir Ezzor tối 20/9. Ảnh: CNN.

SDF chiem vung chien luoc tai Deir Ezzor, IS phan cong trong vo vong-Hinh-2
 “Lực lượng SDF, phối hợp với Quân đội Mỹ và Pháp, đã đạt bước đột phá tại khu vực Đông Nam Deir Ezzor hôm 20/9 sau cuộc giao tranh ác liệt kéo dài 24 giờ với phiến quân IS”, các nhà hoạt động địa phương cho hay. Ảnh: Zaman al-Wasl.

SDF chiem vung chien luoc tai Deir Ezzor, IS phan cong trong vo vong-Hinh-3
 Được biết, lực lượng SDF đã xâm nhập vào phòng tuyến của tổ chức khủng bố IS sau khi các chiến đấu cơ Mỹ dội bom xuống căn cứ của bọn chúng tại khu vực này, buộc các tay súng phải rút lui. Ảnh: Iraqi News.

SDF chiem vung chien luoc tai Deir Ezzor, IS phan cong trong vo vong-Hinh-4
Tuy nhiên, nhóm khủng bố IS đã mở cuộc phản công quy mô lớn ngay sau đó nhằm tái chiếm thị trấn chiến lược Baghouz Fouqani. Ảnh: AMN. 

SDF chiem vung chien luoc tai Deir Ezzor, IS phan cong trong vo vong-Hinh-5
 “Truyền thông IS khẳng định các tay súng khủng bố này đã trở lại thị trấn Baghouz Fouqani sau khi giết chết 20 chiến binh SDF”, AMN đưa tin. Hiện tại, các cuộc giao tranh ác liệt giữa phiến quân IS và lực lượng SDF vẫn tiếp diễn tại Baghouz Fouqani khi nhóm khủng bố muốn tái chiếm thị trấn này. Ảnh: muraselon.com.

SDF chiem vung chien luoc tai Deir Ezzor, IS phan cong trong vo vong-Hinh-6
 Trước đó, SDF cho hay, các chiến đấu cơ của Không quân Mỹ và đơn vị pháo binh của Pháp đã yểm trợ cho họ cả trên không và mặt đất. Ảnh: MEE.

SDF chiem vung chien luoc tai Deir Ezzor, IS phan cong trong vo vong-Hinh-7
 Nếu lực lượng SDF có thể chiếm Baghouz Fouqani từ tay IS, họ sẽ bảo vệ thành công khu vực biên giới với Iraq và thị trấn Baghouz Tahtani gần đó. Ảnh: IUVM.

SDF chiem vung chien luoc tai Deir Ezzor, IS phan cong trong vo vong-Hinh-8
Hiện tại, lực lượng SDF cũng nhanh chóng tiến quân đến gần Hajjin, thị trấn đang được phiến quân IS sử dụng làm trụ sở chính trong khu vực này. Ảnh: The Defense Post.

SDF chiem vung chien luoc tai Deir Ezzor, IS phan cong trong vo vong-Hinh-9
Trước đó, căn cứ “đầu não” của IS đặt tại Al-Mayadeen, nhưng sau thất bại ở Raqqa, chúng đã phải chuyển đến thị trấn Hajjin. Ảnh: AMN. 

Điều ít biết về cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump

(Kiến Thức) - Lịch sử Mỹ từng chứng kiến hai vị tổng thống bị luận tội ở Hạ viện nhưng sau đó họ đều được "giải cứu" tại Thượng viện. Liệu rằng điều đó có lặp lại với Tổng thống Donald Trump?

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump
Ngày 24/9, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (trái) tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội chính thức đối với Tổng thống Trump (phải), sau khi ông chủ Nhà Trắng bị cáo buộc gây sức ép với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để điều tra con trai của "đối thủ" chính trị Joe Biden - ứng viên hàng đầu của Đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Ảnh: NYP.

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump-Hinh-2
 Theo bà Pelosi, 6 ủy ban của Hạ viện, bao gồm Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Tình báo, Ủy ban Phương tiện và Cách thức, Ủy ban Tài chính, Ủy ban Giám sát và Ủy ban Đối ngoại, đã bắt đầu điều tra Tổng thống Trump trong nhiều vấn đề và sẽ tiếp tục quá trình này dưới sự bảo trợ của quy trình luận tội chính thức. Ảnh: The Nation.

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump-Hinh-3
Chủ tịch Hạ viện Pelosi cho rằng Tổng thống Trump đã vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp Mỹ vì tìm cách tranh thủ thế lực nước ngoài để giành lợi thế chính trị. Ảnh: Politico.  

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump-Hinh-4
 Về phần mình, Tổng thống Trump khẳng định, cuộc điện đàm hồi tháng 7 vừa qua giữa ông và nhà lãnh đạo Ukraine là “rất thân thiện, hoàn toàn phù hợp” và ông đã không gây bất cứ áp lực nào đối với Tổng thống Zelensky. Ảnh: USA Today. 

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump-Hinh-5
 Ông Trump bác bỏ hoàn toàn cáo buộc và gọi hành động của phe Dân chủ là một "cuộc săn phù thủy". Ảnh: Politico. 

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump-Hinh-6
 Dù vậy, cuộc điều tra đối với Tổng thống Trump vẫn sẽ diễn ra, xoay quanh việc liệu ông Trump có lạm dụng quyền lực tổng thống và tìm kiếm sự trợ giúp của nước ngoài để làm suy yếu "đối thủ" chính trị là cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hay không. Ảnh: ABC News. 

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump-Hinh-7
 Ngoài ra, ông Trump có thể phải đối mặt với cuộc luận tội về một loạt cáo buộc hành vi sai trái như trục lợi cá nhân từ vai trò tổng thống, vi phạm luật tài chính trong chiến dịch tranh cử, điều chuyển ngân sách không thích hợp để xây dựng bức tường biên giới,...Ảnh: The Nation.

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump-Hinh-8
 Trên thực tế, để luận tội được Tổng thống Trump, đề xuất phải được thông qua ở Hạ viện và được ít nhất 2/3 thành viên Thượng viện phê chuẩn. Sau khi Hạ viện gửi bản kiến nghị luận tội Tổng thống lên Thượng viện, Chủ tịch ủy ban truất phế của Hạ viện sẽ trình bày bản cáo trạng trước Thượng viện. Ảnh: BI.

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump-Hinh-9
 Tổng thống có quyền đưa ra nhân chứng và biện hộ cho những sai phạm của mình. Sau đó, Thượng viện Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu kín. Theo quy định của Hiến pháp Mỹ, quyết định phế truất (Tổng thống) chỉ có hiệu lực khi nhận được sự đồng ý của 2/3 Thượng nghị sĩ. Ảnh: People. 

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump-Hinh-10
 Tuy nhiên, kịch bản ông Trump bị phế truất dường như khó có thể xảy ra vì Đảng Cộng hòa đang nắm quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ (Đảng Cộng hòa giữ 53 ghế và phe Dân chủ 45 ghế). Ảnh: FT.

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump-Hinh-11
 Hiện chưa rõ quá trình điều tra luận tội Tổng thống Trump sẽ kéo dài bao lâu, nhưng theo một số nghị sĩ Dân chủ, tiến trình có thể diễn ra trong vài tháng và kết thúc trước cuối năm nay. Ảnh: CNN.

Dieu it biet ve cuoc dieu tra luan toi Tong thong Trump-Hinh-12
Lịch sử Mỹ từng chứng kiến hai vị tổng thống bị luận tội ở Hạ viện là Tổng thống Andrew Johnson (trái) vào năm 1868 và Tổng thống Bill Clinton (phải) năm 1998-1999. Tuy nhiên sau đó, họ đều được "giải cứu" tại Thượng viện. Ngoài ra, Tổng thống Richard Nixon (giữa) cũng từng đối diện nguy cơ bị luận tội, nhưng ông đã chủ động từ chức trước khi quá trình này bắt đầu. Ảnh: YN.