Người trẻ kiếm tiền mùa Tết, người "nhặt" từng đồng lẻ, người trúng đậm

Những câu chuyện kinh doanh mùa Tết có thể sẽ trở thành động lực cho nhiều người đang có ý định làm thêm kiếm tiền vui chơi ngày xuân.

Trở thành cô chủ từ một cộng tác viên
Giang Peo (30 tuổi, Nghệ An) vừa mở shop kinh doanh quần áo thời trang của mình. Cô gái xứ Nghệ kể lại, khoảng hơn 1 năm trước, vì gặp khó khăn dịch bệnh, thế là ngoài việc làm hành chính trên văn phòng, 9X quyết định bán quần áo online.
Ban đầu Giang nhận là cộng tác viên của 1 số shop thời trang, sau đó, bắt đầu quen khách, Giang quyết định tự đặt hàng về. Việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, cùng với đó Tết đến có vô số khoản chi tiêu, mẹ bỉm đã quyết định ngoài công việc hành chính, sẽ dồn vốn mở shop thời trang quần áo.
Giang Peo chia sẻ: "Cửa hàng thời trang mình mở mới 1 tháng, trộm vía được khách hàng yêu thương, ủng hộ. Trước kia, mình chưa từng nghĩ sẽ có ngày trở thành cô chủ shop quần áo. Tại lúc đó kiếm tiền hăng quá, thậm chí còn hơn công việc chính của mình, thế là vợ chồng mình mạnh dạn quyết định mở shop luôn.
Hiện tại, ngoài việc làm hành chính, bán shop thời trang, mình cũng bán online, đăng lên các hội nhóm đăng bài để được tương tác và lượng mua nhiều hơn. Thu nhập khá ổn. Tết năm nay mình dự định sẽ "ăn to" hơn mọi năm".
Nguoi tre kiem tien mua Tet, nguoi
Shop thời trang của Giang Peo tại đường Lê Hồng Phong (TP.Vinh, Nghệ An) 

Nguoi tre kiem tien mua Tet, nguoi
Giang peo tại shop thời trang của cô 

Nguoi tre kiem tien mua Tet, nguoi
 Khách hàng đến mua sắm tại shop thời trang của 9X
Nhặt nhạnh từng động tiền lẻ
May mắn có công việc ổn định ngay sau khi ra trường, năm nay là cái Tết đầu tiên cô nàng Anh Thư (25 tuổi, Hà Nội) phải lo toan mọi việc theo đúng phong thái người tự lập.
Cô gái trẻ tính nhẩm đã cảm thấy khá đau đầu với vô vàn khoản chi tiết Tết, ví dụ như quà biếu bố mẹ, lì xì cho các cháu, tiền đi lại và chưa kể là chi tiêu cho cá nhân... Vì thế ngoài giờ hành chính, Thư cũng đã tranh thủ thời gian để kiếm thêm thu nhập ngày Tết. Vì không có thời gian với không quen việc đi lấy hàng ở các chợ, Thư tìm 1 việc nhẹ nhàng, đó là bán lì xì ngày Tết.
Cô gái chăm chỉ đăng bài trên trang cá nhân, hội nhóm và mời mọi người trong công ty, bạn bè ủng hộ... Tuy chưa đến Tết nhưng đã có rất nhiều người ủng hộ Thư, cô cũng bán được khá nhiều lì xì rồi. Cứ bán được 100 chiếc lì xì, cô gái mới lãi 100.000 đồng. Nhưng điều đó cũng giúp cô vơi đi suy nghĩ, nỗi canh cánh về việc kiếm tiền chi tiêu ngày Tết.
Nguoi tre kiem tien mua Tet, nguoi
 Anh Thư kinh doanh bao lì xì mùa Tết
Giống như Thư, vì không có thời gian đi bán hàng trực tiếp, cô giáo mầm non Nguyễn Thị Linh (Bình Dương) quyết định bán online, mặt hàng của cô là các loại hải sản (mực , tôm, cá) giò chả các loại (giò bê, giò gân, tai tươi) được làm sạch từ quê chuyển vào.
"Mình bán online, lại bán cho khách quen nên phải bán rẻ hơn ngoài thị trường 1 chút và chất lượng hơn nhiều. Được cái mọi người ăn ngon, xong người nọ giới thiệu người kia thế là mình cũng có thu nhập ổn. Tết này mình cũng thoải mái hơn trong chi tiêu”, cô giáo Linh cho hay.
Nguoi tre kiem tien mua Tet, nguoi
Cô giáo mầm non Nguyễn Thị Linh 
 Từ những câu chuyện trên để thấy, việc buôn bán kiếm thêm ngày Tết tuy vất vả nhưng không phải không có thu nhập. Bởi càng gần Tết, nhu cầu mua sắm của mọi người càng lớn. Chỉ cần có mặt hàng đúng nhu cầu của khách, uy tín, chất lượng thì bạn không sợ không phát tài trong dịp này!

Giới trẻ Trung Quốc 'lạnh nhạt' với hàng mới

Khó khăn tài chính và nhận thức rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trường khiến giới trẻ Trung Quốc có xu hướng lạnh nhạt với đồ mới, ưu ái mua đồ secondhand.

Cô Kang Yu (24 tuổi), một nghiên cứu sinh ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc chuyển sang mua các món đồ đã qua sử dụng (secondhand) từ 4 năm nay để duy trì khả năng độc lập tài chính, giữa lúc nền kinh tế rơi vào khó khăn và bất ổn. 

Những món đồ cũ mà cô Kang đã mua chủ yếu là thiết bị cỡ lớn như đồ dân dụng và nội thất. “Những đồ dùng mới cỡ lớn sẽ rất đắt đỏ, nhưng mua đồ cũ sẽ có giá rẻ hơn và có lợi cho cả người bán lẫn người mua. Việc bỏ đi những đồ dùng cỡ lớn cũng rất rắc rối, nên ai đó mua lại và mang đi là điều rất tốt”, cô Kang chia sẻ. 

Thú may quần áo, làm đẹp cho búp bê khớp cầu

Đắc Thắng (TP.HCM) sở hữu bộ sưu tập 16 búp bê khớp cầu. Anh tự tay may cho chúng những bộ trang phục từ vải thừa, một số phụ kiện còn được đặt mua từ nước ngoài.

Thu may quan ao, lam dep cho bup be khop cau

Nhiều người trẻ hứng thú với búp bê và việc may đồ, làm đẹp cho những "người mẫu mini" này.

Đắc Thắng lập một tài khoản mạng xã hội chỉ để đăng tải hình ảnh về bộ sưu tập búp bê của mình. Ở mỗi tấm ảnh, những "người mẫu mini" của anh đều được diện trang phục bắt mắt, cắt may tỉ mỉ không kém gì một bộ váy thông thường.