Người tiều phu trong Tây Du Ký chính là Bàn Cổ Đại đế?

Bàn Cổ được coi là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc.

Bất kỳ ai đã đọc hay xem Tây du ký cũng đều biết rằng Tôn Ngộ Không vốn sinh ra từ một hòn đá ở Hoa Quả Sơn, sau hàng vạn năm hấp thụ tinh hoa của trời đất đã hóa thành một con Thạch Hầu. Thạch Hầu ngộ tính rất cao nên nhanh chóng trở thành người đứng đầu của lũ khỉ ở Hoa Quả Sơn. Sau đó Ngộ Không học được 72 phép thần thông biến hóa là nhờ người tiều phu đốn củi chỉ đường đến gặp Bồ Đề Tổ Sư.

Từ tình tiết trên, có thể thấy người tiều phu một mình đốn củi ở trong rừng, nhưng khi gặp Thạch Hầu, một con khỉ nói tiếng người nhưng lại không chút sợ hãi, phong thái vẫn ung dung điềm đạm, ứng đáp từng câu từng chữ rành mạch rõ ràng, hơn nữa lại cực kỳ thông hiểu thần tiên, quả không giống với một người đốn củi bình thường.

Nguoi tieu phu trong Tay Du Ky chinh la Ban Co Dai de?

Có nhiều ý kiến khác nhau về danh tính thực sự của người tiều phu trong Tây du ký, một trong số đó cho rằng chính là Bàn Cổ Đại đế. Theo Lão giáo, Bàn Cổ Đại đế là thủy tổ của loài người, vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc.

Theo Tam Hoàng Thiên Kinh, năm xưa tại núi Côn Lôn có một tảng đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời nên đã hình thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày, đúng giờ Dần, một tiếng nổ lớn vang khắp trời đất, tảng đá nứt ra một vị thần mang hình dáng con người tên Bàn Cổ.

Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần.

Nguoi tieu phu trong Tay Du Ky chinh la Ban Co Dai de?-Hinh-2

Theo đó, việc Tôn Ngộ Không được sinh ra từ đá có lẽ ít nhiều cũng liên quan đến nguồn gốc của Bàn Cổ Đại đế. Ngày Tôn Ngộ Không gặp người tiều phu trên núi, anh ta cũng đang cầm trong tay chiếc rìu giống như hình tượng của Bàn Cổ Đại đế. Có lẽ vì muốn giúp người bạn cùng sinh ra từ đá như mình nên Bàn Cổ Đại đế đã hóa thân thành người tiều phu chỉ đường dẫn lối cho Ngộ Không.

Bên cạnh đó, nhiều người lại cho rằng, người tiều phu chính là Bồ Đề Tổ Sư hóa thân thành để chỉ đường dẫn lối cho Hầu Vương đến được động Tà Nguyệt Tam Tinh. Chi tiết này không phải chưa từng xảy ra trong các tác phẩm văn học được tạo ra trong cùng một thời đại nên giả thuyết này cũng được coi là hợp lý.

Nguoi tieu phu trong Tay Du Ky chinh la Ban Co Dai de?-Hinh-3

Trong Thủy hử, Hồng Thái Úy nhận lệnh vua Tống Nhân Tông lên núi tìm Đạo Thông Tổ Sư để trừ bệnh dịch cho thiên hạ. Lúc này, Đạo Thông Tổ Sư đã hóa thân thành 1 cậu bé chăn cừu, gặp Hồng Thái Úy ở sườn đồi rồi chỉ đường cho viên quan.

Vậy nên, từ chi tiết đó, nhiều người đã suy đoán rằng vị tiều phu đốn củi ở núi Linh Đài Tam Thốn (có bản dịch là Linh Đài Phương Thốn) chính là do Bồ Đề Sư Tổ hiện thân, chỉ đường dẫn lối cho Ngộ Không đến bái sư học đạo.

Một giả thuyết khác thuyết phục hơn đó là, người tiều phu chính là sư đệ của Bồ Đề Sư Tổ phái xuống để đón Hầu Vương, hay nói cách khác, đó chính là sư huynh của Ngộ Không sau này.

Ai đã đọc Tây du ký đều biết, trước khi luyện thành công 72 phép thần thông, Ngộ Không cũng đã phải trải qua những công việc bình thường như đốn củi, gánh nước, quét sân và người tiều phu này cũng vậy. Theo lý giải của tác giả, tu luyện đạo sĩ thì việc đốn củi là việc cần thiết. Thông qua công việc này có thể tu dưỡng tâm tính, học cách nhẫn nại, không được dễ dàng để cảm xúc lấn át suy nghĩ của bản thân.

Có thể nói, cho dù là theo giả thuyết nào chúng ta cũng đều nhận thấy thân phận của người tiều phu không hề tầm thường như vẻ ngoài của anh ta.

Pháp thuật "vẽ vòng" Tôn Ngộ Không để bảo vệ Đường Tăng có gì đặc biệt?

Trong tập phim "Ba lần đánh bại Bạch Cốt Tinh", Tôn Ngộ Không đã dùng phép này để bảo vệ Đường Tăng đang ở một mình.

Tôn Ngộ Không được xây dựng là nhân vật có bản lĩnh phi phàm, pháp lực thuộc hàng bậc nhất Tam Giới. Tôn Ngộ Không còn gọi là Tề Thiên Đại Thánh, Mỹ Hầu Vương… là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Tây Du Ký.

Hình ảnh thầy trò Đường Tăng trong phim Tây Du Ký.

Trong tiểu thuyết, Tôn Ngộ Không là một con khỉ được sinh ra từ một hòn đá, sau đó Ngộ Không theo Bồ Đề Tổ Sư học phép thuật, được truyền 72 phép biến hóa và Cân đẩu vân nên đã đạt những quyền năng phép thuật siêu nhiên.Là đại sư huynh, Ngộ Không cũng gánh vác trách nhiệm bảo vệ cả sư phụ cùng các sư đệ khỏi những yêu quái muốn làm hại, cản trở đường trên hành trình của cả đoàn thầy trò.

Theo đó, Tôn Ngộ Không gần như lúc nào cũng ở cạnh sư phụ và không bao giờ để người tách đoàn đi một mình. Ở nhiều trường hợp, khi bắt buộc phải một mình rời đi, tìm kiếm sự trợ giúp hoặc có công chuyện quan trọng, Tôn Ngộ Không thường vẽ một vòng tròn lên mặt đất và dặn sư phụ ngồi yên trong đó. Vòng tròn này đã giúp Đường Tăng được an toàn khỏi các yêu quái luôn nhòm ngó, âm mưu làm hại người.

Phap thuat

Cụ thể, trong tập phim "Ba lần đánh bại Bạch Cốt Tinh", do Trư Bát Giới và Sa Tăng vắng mặt, Ngộ Không đã sử dụng phép thuật vẽ vòng tròn để bảo vệ sư phụ trong lúc rời đi thám thính khu vực xung quanh. Khi thấy Đường Tăng ở một mình, không có ai bên cạnh, một con yêu quái tưởng "vớ bở" đã mò tới định làm hại người nhưng ngay khi tiến lại gần, yêu quái này đã bị vòng tròn của Tôn Ngộ Không hất văng ra bên ngoài, vô cùng đau đớn.

Thực chất đây là một phép thuật trong 72 phép biến hoa thần thông Tôn Ngộ Không học được ở chỗ Bồ Đề Tổ Sư có tên là pháp Bố trận, đây chính là thuật pháp ngăn cách và xua đuổi yêu quái khỏi giới hạn được đặt ra.Tuy nhiên, phép thuật này chỉ có thể đối phó với những yêu quái có pháp lực bình thường, chứ gặp phải những đại yêu quái thì không hề có tác dụng.

Giải thích về uy lực của vòng tròn trên, nhiều người cho rằng sức mạnh vòng tròn có được là do Gậy Như ý. Tuy nhiên, trên thực tế, Tôn Ngộ Không đã vẽ ra vòng tròn này nhờ 72 phép Địa sát do Bồ Đề Tổ sư truyền dạy.Pháp thuật này có tên là pháp Bố trận, hiểu nôm na là thuật pháp ngăn cách và xua đuổi yêu quái khỏi giới hạn được đặt ra.

Tuy pháp Bố trận lợi hại nhưng thực tế chỉ có thể tác động lên được những yêu quái tầm thường còn khi đối diện với những đại yêu quái mạnh mẽ, phép thuật này gần như chẳng thể làm gì. Dù vậy, năng lực và sự lợi hại của phép thuật này vốn không thể coi thường. Trong Tây Du Ký, phép thuật này đã nhiều lần giúp Đường Tăng thoát nạn và hỗ trợ cho 3 huynh đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng trên đường thỉnh kinh. 

Kiếp nạn nào khiến Tôn Ngộ Không phải nhờ tới 7749 vị tiên nhân?

Nếu không nhờ đến sự trợ giúp của 7749 vị tiên nhân thì Tôn Ngộ Không không biết bao giờ mới có thể vượt qua kiếp nạn này.

Các yêu tinh trong Tây Du Ký tuyệt đại đa số đều có kết cục bi ai, người thì bị đánh chết, người thì bị thu phục dẫn đi. Tuy nhiên trong đó có một nhân vật khá đặc biệt, cản đường thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, dẫn đến một cuộc truy sát của các Thần Tiên, nhưng cuối cùng, tiên giới không thu, địa ngục không nhận, lại được phóng thích tự do.

Kiep nan nao khien Ton Ngo Khong phai nho toi 7749 vi tien nhan?

Cho tới tận bây giờ, Tây Du Ký vẫn ẩn chứa quá nhiều điều hấp dẫn

Yêu tinh đó thông qua tu luyện, lại đắc đạo thành Tiên. Đây chính là nhân vật xuất hiện ở hồi thứ 59 - Thiết Phiến Công Chúa. Trong truyện miêu tả đây là nhân vật có quan hệ rất mật thiết với Tôn Ngộ Không, Hành Giả còn từng gọi Thiết Phiến Công Chúa hai tiếng "tẩu tẩu".

Kiep nan nao khien Ton Ngo Khong phai nho toi 7749 vi tien nhan?-Hinh-2

Hình tượng Thiết Phiến Công Chúa do Vương Phụng Hà thủ vai

Đoạn đối thoại của Tôn Ngộ Không với tiều phu ở núi Thuý Vân tại hồi thứ 59 vừa vặn nói tới lai lịch của Thiết Phiến Công Chúa. Sau khi Tôn Ngộ Không được người chỉ đến núi Thuý Vân tìm Thiết Phiến Tiên, đến nơi lại gặp một người tiều phu vừa đốn củi vừa ca hát, bèn cất giọng hỏi thăm

-  Xin hỏi bác một điều, đây có phải là núi Thúy Vân không ạ?

- Chính phải.

- Động Ba Tiêu của Thiết Phiến Tiên ở nơi nào?

- Động Ba Tiêu thì có nhưng không có Thiết Phiến Tiên. Chỉ có Thiết Phiến Công Chúa, và có tên nữa là bà La Sát thôi.

– Người ta đồn rằng vị ấy có cây quạt Ba Tiêu có thể dập tắt được lửa Hỏa Diệm Sơn có phải không?

– Phải! Phải! Vị thánh ấy có thứ bảo bối có thể dập tắt lửa, bảo vệ cho người dân vùng ấy, nên ở vùng ấy người ta gọi là Thiết Phiến Tiên. Chứ người vùng tôi không cần đến vị thánh ấy, nên chỉ gọi theo tên là bà La Sát, vợ của Đại Lực Ngưu Ma Vương.

Mấu chốt chính là nằm trong đoạn hội thoại này, một là Thiết Phiến Tiên, hai là Bà La Sát. Tại sao? Bởi thông qua hai câu này chúng ta có thể kết luận rằng, Thiết Phiến Tiên chính là hình tượng nhân vật kết hợp giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Phật giáo. Thiết Phiến Tiên là một nhân vật trong thời cổ đại của dân tộc Trung Hoa, còn Nữ La Sát lại thuộc về văn hóa của Phật Giáo Ấn Độ cổ.

Truyện Tây Du Ký bắt đầu được thịnh hành từ thời Nguyên Minh. Có một người tên gọi Dương Cảnh Hiền làm nghề tạp kỹ (kinh kịch) sáng tác bộ một Tây Du Ký gồm 6 cuốn 24 hồi. Đây cũng có thể được gọi là bản thảo đầu tiên của "Tây Du Ký" mà sau này Ngô Thừa Ân dựa vào để sáng tác. Trong hồi thứ 19 "Thiết Phiến Hung Uy" của tạp kỹ, xuất hiện một nữ yêu quái tên Thiết Phiến, đây cũng chính là hình tượng nhân vật nguyên thuỷ nhất của Thiết Phiến Tiên.

Kiep nan nao khien Ton Ngo Khong phai nho toi 7749 vi tien nhan?-Hinh-3

Chỉ có điều, trong Tây Du Ký của Dương Cảnh Hiền thì Thiết Phiến Tiên không phải vợ của Ngưu Ma Vương, cũng chẳng phải mẹ của Hồng Hài Nhi. Đây là nhân vật vốn có xuất thân từ chốn Thần Tiên, là Thần quản lý Phong Thần trên Thiên Đình, do một lần uống rượu say đắc tội với Vương Mẫu phải rời khỏi Thiên Đình đến núi Thiết Tha. Trong tay Thiết Phiến có cây quạt nặng hơn nghìn cân, bên trên có 24 dẻ quạt, pháp thuật kinh thiên động địa.

Kiep nan nao khien Ton Ngo Khong phai nho toi 7749 vi tien nhan?-Hinh-4

Khi thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, trên đường đi gặp Hoả Diệm Sơn cản trở, Tôn Ngộ Không đi tìm Thiết Phiến mượn quạt. Nhưng trong lúc Tôn Ngộ Không đi mượn quạt, do lời lẽ không thuận khiến cho nữ yêu Thiết Phiến tức giận, hai bên đấu pháp, Tôn Ngộ Không không có cách nào đánh thắng.

Kiep nan nao khien Ton Ngo Khong phai nho toi 7749 vi tien nhan?-Hinh-5

Sau đó được Quan Âm giúp sức, mời Lôi Công, Điện Mẫu, Phong Bá, Vũ Sư, Ki Thủy Báo, Tham Thủy Viên, Đẳng Thủy Bộ Thần Thông... tổng cộng 7749 vị đến mới thu phục được nữ yêu Thiết Phiến, đoạt lấy quạt đi dập lửa Hoả Diệm Sơn. Đây chính là hình tượng nguyên mẫu về Thiết Phiến Tiên trong Tây Du Ký.

Trong truyện còn nhắc đến Thiết Phiến Tiên với cái tên Nữ La Sát (hay còn gọi là Bà La Sát). Đây chính là một nhân vật trong văn hóa Phật giáo. Nữ La Sát trong Phật giáo còn được gọi với tên La Sát Tư, là một ác quỷ trong thần thoại Ấn Độ cổ. Lần đầu xuất hiện trong "Lê Câu Phệ Đà" là tên thường gọi của ác nhân. Trong văn hoá Phật giáo, Nữ La Sát là một ác quỷ nhưng có dung mạo tuyệt đẹp, mà cũng không phải 1 người mà có đến hơn 10 người.

Ta lại bàn một chút về tính cách và hình tượng của Thiết Phiến công chúa. Tuy là một nữ yêu, nhưng Thiết Phiến lại có trái tim của một người mẹ, sự bao dung, trí tuệ và cả sự cống hiến. Thiết Phiến cũng rất yêu Ngưu Ma Vương. Trong Tây Du Ký kể rằng, Ngưu Ma Vương có "bồ nhí" thì hắt hủi Thiết Phiến, dọn đến ở cùng vợ hai. Thiết Phiến ngày đêm nhớ nhung, vò võ hao mòn ở trong động.

Kiep nan nao khien Ton Ngo Khong phai nho toi 7749 vi tien nhan?-Hinh-6

Tôn Ngộ Không biết chuyện, bèn thừa nước đục thả câu, biến hóa ra hình tượng Ngưu Ma Vương đến lừa Thiết Phiến cây quạt. Thiết Phiến lâu ngày không gặp chồng, thấy Ngưu Ma Vương đột nhiên đến thăm thì mừng mừng tủi tủi, sai bọn hầu bày đặt tiệc hoa, yến ẩm tưng bừng, đầu mày cuối mắt, hết lòng hầu hạ.

Chẳng ngờ tấm chồng hờ kia lại phụ một chân tình của Thiết Phiến. Ngộ Không cũng thật là bất nhẫn, nỡ lòng lừa gạt người chinh phụ! Sau đó là biết bao nhiêu màn kịch hay cứ tiếp diễn nhau, đan cài nhau khiến độc giả trải qua biết bao cung bậc cảm xúc.

Ngưu Ma Vương biết quạt bị mất, lại biến thành Trư Bát Giới, giữa đường chặn Ngộ Không, lừa lấy lại quạt. Ngộ Không và Bát Giới đến động phủ của Ngưu Ma Vương thách đánh. Hai bên đánh nhau mấy trận long trời lở đất. Thiên binh thiên tướng đến trợ lực, thả ra thiên la địa võng, mãi mới hàng phục được con trâu già Ngưu Ma Vương.

Kiep nan nao khien Ton Ngo Khong phai nho toi 7749 vi tien nhan?-Hinh-7

Thiết Phiến công chúa lúc ấy quỳ xuống đất xin các Thần tha cho chồng, nguyện đem quạt Ba Tiêu giúp Đường Tăng vượt Hỏa Diệm Sơn an toàn. Lại vẫn là tấm lòng nhân hậu, vị tha của một người vợ. Dù chồng của mình cạn tàu ráo máng, không còn chung thủy, Thiết Phiến trước sau vẫn một lòng lo lắng, khoan dung.

Đây quả thực là một nhân vật không hề tầm thường! Vậy Chẳng trách ngày nay cánh đàn ông thường hay ví von vui nhộn rằng vợ mình là "Bà La Sát". Đúng vậy, có một Bà La Sát nóng tính mà thật đáng yêu, mạnh mẽ nhưng lại yếu mềm như thế, các đức ông chồng còn ước muốn chi đây?