Người tiêu dùng hô hào “tẩy chay” 3G

(Kiến Thức) - Bức xúc trước việc tăng cước 3G vô tội vạ của các nhà mạng, nhiều người tiêu dùng quyết định tẩy chay dịch vụ này.

Cước dịch vụ 3G của các nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone đã chính thức tăng thêm gần 40% kể từ sáng 16/10 mặc cho người tiêu dùng phản đối.
Cụ thể, cước 3G trọn gói của Viettel (Mimax) và Mobifone (MIU) sẽ điều chỉnh tăng từ 50.000/tháng đồng lên 70.000 đồng/tháng. Vinaphone cho biết cũng tăng giá hai gói MAX và MAXS với mức tăng tương ứng là 20.000đồng và 15.000 đồng. Đặc biệt, gói Dcom Laptop của Viettel đã tăng từ 60 đồng/MB lên 200 đồng/MB, block tính cước là 50 KB (tăng đến 333%).
Bức xúc trước mức tăng vô lý của các nhà mạng, nhiều người tiêu dùng kêu gọi nhau, tẩy chay dịch vụ này.
Người tiêu dùng bức xúc vì cước 3G tăng vô tội vạ. Ảnh minh họa.
Người tiêu dùng bức xúc vì cước 3G tăng vô tội vạ. Ảnh minh họa. 
Chị Lê Ngọc Hà, ở Hà Đông, Hà Nội cho biết đã nhắn tin hủy dịch vụ 3G của Viettel trên điện thoại ngay trong sáng 16/10. “Tôi định để hết tháng mới hủy vì tôi đăng ký dùng gói Mimax của Viettel nhưng càng nghĩ càng thấy bức xúc với kiểu tăng giá vô lý của các nhà mạng, không quan tâm đến người tiêu dùng nên tôi hủy luôn, không dùng dịch vụ 3G nữa. Bây giờ wifi đầy đường, giảm bớt thời gian vào mạng một chút cũng không sao”, chị Hà cho hay.
Anh Nguyễn Hoàng Long, ở Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội cũng quyết định ngừng sử dụng 3G sau khi các nhà mạng thông báo tăng giá: “Tôi không sử dụng nữa không phải vì tiếc tiền mà do cảm thấy khó chịu với cách làm việc của các nhà mạng. Các nhà mạng phải xem lại chất lượng của mình như thế nào rồi hãy tăng giá. Chất lượng mạng kém ổn định, cơ sở hạ tầng viễn thông thì thô sơ mà tăng giá cứ ầm ầm. Tôi dùng mạng 3G của Vinaphone, lúc vào được, lúc không, thi thoảng đang làm việc quan trọng còn bị ngắt giữa chừng. Tăng giá mà chất lượng dịch vụ không được cải thiện, không đầu tư thêm cơ sở hạ tầng thì thật vô lý, chẳng khác nào móc túi người tiêu dùng”.
Nhiều người cho rằng cách lý giải cho “chiêu, trò” tăng giá của các nhà mạng thiếu thuyết phục và không chính đáng.
“Không nên chỉ so sánh giá cước của Việt Nam với các nước khác, thấy thấp hơn thì cứ tăng trong khi chất lượng dịch vụ, thu nhập bình quân đầu người, lương cơ bản thì không đem ra so sánh. Phải nhìn một cách tổng thể để điều chỉnh sao cho hợp lý chứ các nhà mạng cứ viện ra lý do này, lý do kia chỉ để nhằm mục đích tăng giá thì không thể chấp nhận được”, chị Kiều Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội nêu ý kiến.
Chung quan điểm với chị Hoa, anh Hà Trung Bình, giảng viên ĐH Phòng cháy Chữa cháy cho rằng các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để làm rõ việc tăng giá cước 3G của các nhà mạng xem đã hợp lý chưa để bảo vệ quyền lợi cho ngưii tiêu dùng.
“Kể từ đầu năm, đây đã là lần tăng giá thứ 2 cước dịch vụ 3G của các nhà mạng. Trong khi giá nhân công tại Việt Nam rẻ hơn các nước khác, lương thấp, thu nhập đầu người thấp, chất lượng dịch vụ 3G chưa đảm bảo mà vẫn quyết định tăng giá. Tôi cho rằng phải xem xét yếu tố lợi ích nhóm trong việc bắt tay nhau tăng giá của các nhà mạng bởi khi xã hội, khoa học, viễn thông ngày càng phát triển thì theo quy luật cạnh tranh, giá cước phải ngày càng rẻ hơn”, anh Bình nói.

Mẫu xe “con quỷ cò vẹt” có gì lạ?

(Kiến Thức) - Corvette có tên thân mật là "con quỷ cò vẹt" là dòng xe sang của Công ty GM (Đức) sẽ có màn trình diễn "nóng" tại Vietnam Motor Show 2013.

Chevrolet Corvette là dòng xe thể thao mang đậm văn hóa xe Mỹ của hãng Chevrolet. Trải qua 60 năm phát triển, 7 phiên bản xe Corvette đã được tung ra thị trường. Các mẫu xe Corvette hiện nay được thiết kế ngày càng trẻ trung và hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.
Chevrolet Corvette là dòng xe thể thao mang đậm văn hóa xe Mỹ của hãng Chevrolet. Trải qua 60 năm phát triển, 7 phiên bản xe Corvette đã được tung ra thị trường. Các mẫu xe Corvette hiện nay được thiết kế ngày càng trẻ trung và hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.  
Mặc dù Chevrolet không đem đến chiếc C7 nhưng thế hệ thứ 6 của "cò vẹt" cũng giúp công chúng yêu xe Việt Nam lần đầu tiên tiếp cận trực tiếp một mẫu xe thể thao đậm chất Mỹ nhất theo đường chính hãng. Chevrolet Corvette C6 được sản xuất từ 2005 đến 2013 với những thiết kế gần giống với chiếc C5.
Mặc dù Chevrolet không đem đến chiếc C7 nhưng thế hệ thứ 6 của "cò vẹt" cũng giúp công chúng yêu xe Việt Nam lần đầu tiên tiếp cận trực tiếp một mẫu xe thể thao đậm chất Mỹ nhất theo đường chính hãng. Chevrolet Corvette C6 được sản xuất từ 2005 đến 2013 với những thiết kế gần giống với chiếc C5. 
Xe được trang bị động cơ, hệ thống truyền động tương tự như trên C5, bao gồm trang bị động cơ V8 6.2L công suất tối đa 430 mã lực tại 5.900 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 575Nm tại 4.600 vòng/phút, dẫn động cầu sau, tốc độ tối đa 304km/h, khả năng tăng tốc 0 - 100km/h hết 4 giây và tiêu thụ trung bình 1 lít xăng cho 7km.
Xe được trang bị động cơ, hệ thống truyền động tương tự như trên C5, bao gồm trang bị động cơ V8 6.2L công suất tối đa 430 mã lực tại 5.900 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 575Nm tại 4.600 vòng/phút, dẫn động cầu sau, tốc độ tối đa 304km/h, khả năng tăng tốc 0 - 100km/h hết 4 giây và tiêu thụ trung bình 1 lít xăng cho 7km. 
So với C5, thay đổi chủ yếu đến từ ngoại hình với thiết kế, đèn pha kiểu mới. Corvette C6 có chiều dài cơ sở dài hơn C5 nhưng cũng nhờ vậy mà nó có chỉ số cản gió chỉ là 0,28 Cd. Khoang lái cũng được thiết kế rộng hơn.
So với C5, thay đổi chủ yếu đến từ ngoại hình với thiết kế, đèn pha kiểu mới. Corvette C6 có chiều dài cơ sở dài hơn C5 nhưng cũng nhờ vậy mà nó có chỉ số cản gió chỉ là 0,28 Cd. Khoang lái cũng được thiết kế rộng hơn. 
Với kiểu đèn hậu kép hình tròn ở mỗi bên, cùng cụm 4 ống xả mạ crôm sáng loáng nhô ra dưới gầm xe khiến C6 trông như một chiếc xe ô tô lắp động cơ phản lực trong các bộ phim viễn tưởng
Với kiểu đèn hậu kép hình tròn ở mỗi bên, cùng cụm 4 ống xả mạ crôm sáng loáng nhô ra dưới gầm xe khiến C6 trông như một chiếc xe ô tô lắp động cơ phản lực trong các bộ phim viễn tưởng 
Cabin dành cho 2 người với nội thất cầu kỳ đã trở thành đặc trưng của C6. Các nút bấm điều khiển trong xe đều mạ crôm. Kính xe được phủ một lớp hoá chất đặc biệt hạn chế độ chói của ánh nắng, làm giảm sự thay đổi nhiệt độ môi trường và không bị mờ bởi vân tay.
 Cabin dành cho 2 người với nội thất cầu kỳ đã trở thành đặc trưng của C6. Các nút bấm điều khiển trong xe đều mạ crôm. Kính xe được phủ một lớp hoá chất đặc biệt hạn chế độ chói của ánh nắng, làm giảm sự thay đổi nhiệt độ môi trường và không bị mờ bởi vân tay.
Khung gầm C6 tương tự như của chiếc xe thể thao Cadillac XLR, có độ cứng được gia cố. Sàn xe bằng composite, cabin tạo thành từ cấu trúc hợp kim, vì vậy cho dù bánh xe lớn hơn (bánh 18 inch phía trước và 19 inch phía sau), trang bị nội thất cầu kỳ hơn, C6 không nặng hơn đời trước của nó.
 Khung gầm C6 tương tự như của chiếc xe thể thao Cadillac XLR, có độ cứng được gia cố. Sàn xe bằng composite, cabin tạo thành từ cấu trúc hợp kim, vì vậy cho dù bánh xe lớn hơn (bánh 18 inch phía trước và 19 inch phía sau), trang bị nội thất cầu kỳ hơn, C6 không nặng hơn đời trước của nó. 
Các chi tiết của xe được thiết kế rất chắc chắn và mạnh mẽ.
 Các chi tiết của xe được thiết kế rất chắc chắn và mạnh mẽ. 
Các thiết bị công nghệ cao để lựa chọn thêm cho xe C6 là nút khởi động xe, hệ thống chỉ dẫn vệ tinh hiển thị kỹ thuật số có thể kích hoạt bằng giọng nói, radio vệ tinh và hệ thống OnStar của General Motors.
 Các thiết bị công nghệ cao để lựa chọn thêm cho xe C6 là nút khởi động xe, hệ thống chỉ dẫn vệ tinh hiển thị kỹ thuật số có thể kích hoạt bằng giọng nói, radio vệ tinh và hệ thống OnStar của General Motors. 
Corvette C6 sẽ có mặt tại Vietnam Motor Show 2013 khai mạc vào ngày 23/10 tới đây. Xe có giá khoảng 50.000 USD.
 Corvette C6 sẽ có mặt tại Vietnam Motor Show 2013 khai mạc vào ngày 23/10 tới đây. Xe có giá khoảng 50.000 USD. 

Ngắm những loại thủy phi cơ cực độc

(Kiến Thức) - Những chiếc thủy phi cơ được các nhà sản xuất chế tạo để sử dụng với nhiều mục đích, trong đó có việc chuyên chở dân sự và những hoạt động quân sự.

Theo Wikipedia, thủy phi cơ là một loại phi cơ có cánh cố định, có khả năng hạ và cất cánh trên mặt nước. Thủy phi cơ thường được chia thành 2 loại: phi cơ đáp trên mặt nước (floatplane) và tàu bay (floating boat). Các loại phi cơ này được gọi chung trong tiếng Anh là "seaplane" và đôi khi là "hydroplanes" (ít được dùng hơn).
Theo Wikipedia, thủy phi cơ là một loại phi cơ có cánh cố định, có khả năng hạ và cất cánh trên mặt nước. Thủy phi cơ thường được chia thành 2 loại: phi cơ đáp trên mặt nước (floatplane) và tàu bay (floating boat). Các loại phi cơ này được gọi chung trong tiếng Anh là "seaplane" và đôi khi là "hydroplanes" (ít được dùng hơn). 
Mới đây, Hãng hàng không Hải Âu cho biết sẽ mua 2 chiếc thủy phi cơ Cessna Grand Caravan 208B-EX để phục vụ việc bay du lịch trên Vịnh Hạ Long thời gian tới. Cessna Grand Caravan 208B-EX là sản phẩm của Mỹ, có thể cất cánh và hạ cánh trên cả mặt đất và mặt nước. Thủy phi cơ này được trang bị động cơ 867 mã lực loại Pratt & Whitney PT6A-140 cho phép nó vận hành linh hoạt và nhẹ nhàng.
 Mới đây, Hãng hàng không Hải Âu cho biết sẽ mua 2 chiếc thủy phi cơ Cessna Grand Caravan 208B-EX để phục vụ việc bay du lịch trên Vịnh Hạ Long thời gian tới. Cessna Grand Caravan 208B-EX là sản phẩm của Mỹ, có thể cất cánh và hạ cánh trên cả mặt đất và mặt nước. Thủy phi cơ này được trang bị động cơ 867 mã lực loại Pratt & Whitney PT6A-140 cho phép nó vận hành linh hoạt và nhẹ nhàng. 
Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (còn gọi là Guardian 400) của Tập đoàn sản xuất máy bay Viking Air (Canada) là loại được thiết kế cho việc tuần tra và giám sát biển, tiếp tế, tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Không quân Hải quân Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc Guardian 400 từ hãng Viking Air. Máy bay sẽ được chuyển về Việt Nam để phục vụ cho công tác bảo vệ vùng biển ngay trong năm nay.
Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (còn gọi là Guardian 400) của Tập đoàn sản xuất máy bay Viking Air (Canada) là loại được thiết kế cho việc tuần tra và giám sát biển, tiếp tế, tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Không quân Hải quân Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc Guardian 400 từ hãng Viking Air. Máy bay sẽ được chuyển về Việt Nam để phục vụ cho công tác bảo vệ vùng biển ngay trong năm nay.  
Be-200 nổi tiếng là thủy phi cơ "độc nhất vô nhị" của Nga. Loại máy bay này có những tính năng ưu việt, có thể thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ từ do thám hàng hải, cứu hộ và chữa cháy, cho đến thực hiện các chuyến bay thương mại. Mới đây, các chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tuyên bố: "Thủy phi cơ Be-200 phù hợp với đường biển dài và cơ sở hạ tầng mặt đất còn chưa phát triển như ở Việt Nam".
 Be-200 nổi tiếng là thủy phi cơ "độc nhất vô nhị" của Nga. Loại máy bay này có những tính năng ưu việt, có thể thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ từ do thám hàng hải, cứu hộ và chữa cháy, cho đến thực hiện các chuyến bay thương mại. Mới đây, các chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tuyên bố: "Thủy phi cơ Be-200 phù hợp với đường biển dài và cơ sở hạ tầng mặt đất còn chưa phát triển như ở Việt Nam". 
Các dòng máy bay Be của Nga đều rất nổi tiếng và được nhiều nước đặt mua trong đó có thủy phi cơ Be-103. Máy bay được trang bị hệ thống kiểm soát, thông tin liên lạc và điều hướng hiện đại, cho phép nó hoạt động trong điều kiện thời tiết bất lợi cả ngày và đêm. Máy bay có thể chở được tối đa 5 người. Khung Be-103 được làm bằng hợp kim nhôm, titan, nhựa và sợi thủy tinh với công nghệ chống ăn mòn đặc biệt để sử dụng trong bất kỳ điều kiện khí hậu nào.
Các dòng máy bay Be của Nga đều rất nổi tiếng và được nhiều nước đặt mua trong đó có thủy phi cơ Be-103. Máy bay được trang bị hệ thống kiểm soát, thông tin liên lạc và điều hướng hiện đại, cho phép nó hoạt động trong điều kiện thời tiết bất lợi cả ngày và đêm. Máy bay có thể chở được tối đa 5 người. Khung Be-103 được làm bằng hợp kim nhôm, titan, nhựa và sợi thủy tinh với công nghệ chống ăn mòn đặc biệt để sử dụng trong bất kỳ điều kiện khí hậu nào. 
US-2 là loại thủy phi cơ trinh sát hiện đại nhất thế giới của Nhật Bản, có tính năng vượt trội hơn cả Be-200 của Nga. Đây cũng là loại thủy phi cơ cỡ lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng cabin chịu lực giúp máy bay có thể chịu được áp suất khi bay trên độ cao tối đa 9km/h và chịu được sức va đập của sóng gió lớn. Chiếc US-2 có tầm hoạt động tới 4.700 km, bán kính tác chiến 2.200 km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m.
US-2 là loại thủy phi cơ trinh sát hiện đại nhất thế giới của Nhật Bản, có tính năng vượt trội hơn cả Be-200 của Nga. Đây cũng là loại thủy phi cơ cỡ lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng cabin chịu lực giúp máy bay có thể chịu được áp suất khi bay trên độ cao tối đa 9km/h và chịu được sức va đập của sóng gió lớn. Chiếc US-2 có tầm hoạt động tới 4.700 km, bán kính tác chiến 2.200 km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m. 
CL-415 là mẫu phi cơ nâng cấp từ thiết kế CL-215, một trong 4 mẫu thủy phi cơ có thân đáp xuống nước. Nguyên bản của CL-415 được dùng cho công tác chữa cháy theo mẫu lướt trên mặt nước để đưa nước vào khoang bụng và xả nước trên ngọn lửa với số lượng là 6.137 lít. Các công tác mà CL-415 MP đảm nhận gồm có: cứu hộ trên biển, chống buôn lậu, chống hải tặc, biên phòng và chuyên vận các vùng hải đảo.
CL-415 là mẫu phi cơ nâng cấp từ thiết kế CL-215, một trong 4 mẫu thủy phi cơ có thân đáp xuống nước. Nguyên bản của CL-415 được dùng cho công tác chữa cháy theo mẫu lướt trên mặt nước để đưa nước vào khoang bụng và xả nước trên ngọn lửa với số lượng là 6.137 lít. Các công tác mà CL-415 MP đảm nhận gồm có: cứu hộ trên biển, chống buôn lậu, chống hải tặc, biên phòng và chuyên vận các vùng hải đảo.   
Thủy phi cơ SH-5 là phương tiện yểm trợ hữu hiệu cho chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ 21, thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển. Các động cơ của SH-5 được chế tạo dựa trên phiên bản động cơ thủy phi cơ loại Be-12 của Nga và US-1A của Nhật, vỏ làm hoàn toàn bằng thép nhẹ, thân đơn, có độ bền cao, chống sự va đập tốt khi đáp xuống mặt nước có sóng lớn.
Thủy phi cơ SH-5 là phương tiện yểm trợ hữu hiệu cho chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ 21, thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển. Các động cơ của SH-5 được chế tạo dựa trên phiên bản động cơ thủy phi cơ loại Be-12 của Nga và US-1A của Nhật, vỏ làm hoàn toàn bằng thép nhẹ, thân đơn, có độ bền cao, chống sự va đập tốt khi đáp xuống mặt nước có sóng lớn. 
A-42 được xem là loại thủy phi cơ lớn nhất thế giới do Nga sản xuất. Riêng đường kính động cơ lắp trên cánh của nó đã bằng chiều cao của một người bình thường. Máy bay được thiết kế cho mục đích bay thăm dò và cứu nạn. Nga kỳ vọng, sau năm 2015, thủy phi cơ này sẽ thay thế toàn bộ các loại máy bay tuần tra hải quân thuộc thế hệ cũ như Be-12 Mail và Il-38 May.
 A-42 được xem là loại thủy phi cơ lớn nhất thế giới do Nga sản xuất. Riêng đường kính động cơ lắp trên cánh của nó đã bằng chiều cao của một người bình thường. Máy bay được thiết kế cho mục đích bay thăm dò và cứu nạn. Nga kỳ vọng, sau năm 2015, thủy phi cơ này sẽ thay thế toàn bộ các loại máy bay tuần tra hải quân thuộc thế hệ cũ như Be-12 Mail và Il-38 May.
Thủy phi cơ Aron M50 do Hàn Quốc sản xuất được thiết kế cho các nhiệm vụ bảo vệ và an ninh hàng hải. Thủy phi cơ này có thể di chuyển với tốc độ 100 km/h trên mặt nước và 220 km/h khi bay trên không, với tầm hoạt động tới 800 km. Máy bay được trang bị động cơ 250 mã lực, rất tiết kiệm nhiên liệu và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với giá thành là 5 triệu USD mỗi chiếc.
 Thủy phi cơ Aron M50 do Hàn Quốc sản xuất được thiết kế cho các nhiệm vụ bảo vệ và an ninh hàng hải. Thủy phi cơ này có thể di chuyển với tốc độ 100 km/h trên mặt nước và 220 km/h khi bay trên không, với tầm hoạt động tới 800 km. Máy bay được trang bị động cơ 250 mã lực, rất tiết kiệm nhiên liệu và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với giá thành là 5 triệu USD mỗi chiếc.