Người nước ngoài chữa Covid-19 ở Việt Nam phải trả phí: Hợp lý

(Kiến Thức) - Việc thu phí điều trị bệnh dịch Covid 19 đối với người nước ngoài tại Việt Nam là hợp lý bởi theo các quy định của pháp luật, chỉ công dân Việt Nam mới được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí trong quá trình, cách ly, điều trị.

Thu phí điều trị đối với người nước ngoài là hợp lý
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về chủ trương thu phí điều trị đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, giao cơ quan chức năng đề xuất cụ thể theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với người Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh dù Nhà nước còn khó khăn nhưng chúng ta chưa thu phí điều trị đối với những trường hợp nhiễm bệnh. Còn đối với người nước ngoài, nếu mắc bệnh thì phải trả phí điều trị, không phải trả chi phí cách ly và xét nghiệm.
Liên quan sự việc này, trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, đối với công dân Việt Nam thuộc trường hợp phải cách ly y tế hoặc đối với công dân bị nhiễm Covid 19 phải điều trị, pháp luật Việt Nam quy định sẽ được miễn chi phí khám, điều trị bệnh, xét nghiệm, chi phí tiền thuốc, vật tư y tế, chi phí đi lại, chi phí thăm khám…trong quá trình chữa bệnh.
Nguoi nuoc ngoai chua Covid-19 o Viet Nam phai tra phi: Hop ly
 Theo dõi ca bệnh nghi ngờ tại Bệnh viện dã chiến 2, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: NLĐ
Nội dung này được quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 và điều 2, thông tư số 32 năm 2012 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, có khoản tiền ăn hàng ngày của người bị cách ly, người đang điều trị sẽ phải chi trả. Đối với trường hợp người nghèo sẽ được miễn phí thêm khoản tiền ăn hàng ngày.
Do vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi công dân bị cách ly, bị điều trị có nghĩa vụ phải chi trả tiền ăn hàng ngày. Tuy nhiên, từ thời điểm dịch bệnh xảy ra, các địa phương đều có hỗ trợ các khoản tiền ăn của người bị cách ly, điều trị theo khả năng ngân sách của địa phương.
“Trường hợp số lượng người bị cách ly, người nhiễm bệnh Covid 19 gia tăng hơn nữa sẽ là một gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Do vậy với người bị cách ly, người bệnh có kinh tế tốt nên tự mình chi trả tiền ăn trong thời gian điều trị, cách ly. Bởi với một người thì không phải lớn nhưng hàng trăm người, hàng nghìn người thì đó là con số không nhỏ”, Luật sư Cường nêu ý kiến.
Nguoi nuoc ngoai chua Covid-19 o Viet Nam phai tra phi: Hop ly-Hinh-2
 Luật sư Đặng Văn Cường.
Đối với người nước ngoài đến học tập, lao động, du lịch tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam, họ có trách nhiệm phải chi trả tất cả các khoản chi phí khi bị cách ly, điều trị và quá trình chữa bệnh.
“Về mặt cơ sở pháp lý, chúng ta hoàn toàn có thể yêu cầu họ chi trả khoản tiền đó. Còn đối với chính sách hỗ trợ chi phí trong quá trình, cách ly, điều trị chỉ áp dụng với công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật”, Luật sư Đặng Văn Cường cho hay.
Du khách nước ngoài cố tình không đeo khẩu trang, phạt thế nào?
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Theo đó, bắt đầu từ ngày 16/3, việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...được thực hiện nghiêm.
Tuy nhiên thực tế, không ít người (trong đó có cả du khách nước ngoài) không chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang. Theo quy định của pháp luật, nếu cố tình không đeo khẩu trang sẽ bị xử phạt thế nào?
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa cho biết, ngày 16/3/2020 Thủ tướng Chính Phủ đã yêu cầu toàn dân đeo khẩu trang, đặc biệt là tại các địa điểm công cộng, hay nơi làm việc, cơ quan đoàn thể. Việc đeo khẩu trang là một trong những cách phòng chống bệnh, bảo vệ bản thân và góp phần đầy lùi dịch Covid – 19.
Nguoi nuoc ngoai chua Covid-19 o Viet Nam phai tra phi: Hop ly-Hinh-3
 Luật sư Hoàng Tùng.
Covid-19 đang là dịch bệnh được công bố toàn thế giới, tại Việt Nam đã được liệt vào danh sách nhóm A – nhóm dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy khi chính phủ đưa ra yêu cầu phải đeo khẩu trang thì mọi người dân cần phải chấp hành nghiêm túc.
Theo khoản 7 Điều 8 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định nghiêm cấm hành vi sau đây “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.
Trường hợp người dân không đeo khẩu trang, không thực hiện theo yêu cầu thì có thể sẽ áp dụng chế tài theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Nguoi nuoc ngoai chua Covid-19 o Viet Nam phai tra phi: Hop ly-Hinh-4
 Nhiều du khách nước ngoài vẫn thờ ơ với việc đeo khẩu trang nơi công cộng.
Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chông dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
“Thẩm quyền xử phạt được xác định có thể là thanh tra y tế hoặc chủ tịch UBND xã, phường”, Luật sư Hoàng Tùng cho hay.
>>> Mời độc giả xem video Bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng:

Nguồn VTC Now.

Phạt hành vi vứt bỏ khẩu trang không đúng quy định 
Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 trong cộng động, WHO và Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, trong đó có đeo khẩu trang y tế đúng cách. Thế nhưng hiện nay xuất hiện tình trạng người dân vứt bỏ khẩu trang bừa bãi, không đúng nơi quy định, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Căn cứ quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cụ thể theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, người dân có thể bị:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

Điểm chiêu lừa đảo tiêm vắc-xin, uống thuốc chống Covid-19

(Kiến Thức) - Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều đối tượng đã làm giả nhiều loại vắc xin phòng bệnh Covid-19 để lừa tiêm cho nhiều người nhằm lấy tiền.

Làm giả vắc xin phòng bệnh Covid-19 lừa nhiều người dân
Mới đây, công an TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Tiêu Thị Tuyết Sương (SN 1974, trú tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Diem chieu lua dao tiem vac-xin, uong thuoc chong Covid-19
Bà Sương tại cơ quan điều tra.
Qua khám xét nhà bị can Sương, cơ quan cảnh sát điều tra đã phát hiện hàng trăm vỏ ống thuốc được bà Sương bơm nước cất, kháng sinh và dán nhãn lên thành nhiều loại vắc xin tiêm phòng các bệnh cho trẻ em, vắc xin ngừa ung thư… và đặc biệt là vắc xin ngừa bệnh Covid-19.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy bà Sương mới học hết lớp 9 và từng có thời gian làm giúp việc cho 1 phòng khám tư nhân nhưng sau đó đã nghỉ việc.
Sau đó, bà Sương tự nhận là nhân viên y tế dự phòng và có thể tiêm vắc xin ngừa bệnh. Người này mua các loại dụng cụ gồm bình đá, kim tiêm để bơm nước cất, kháng sinh vào bên trong.
Nhiều người dân địa phương do thiếu hiểu biết đã đến nhà hoặc thuê bà Sương đến nhà riêng của mình để tiêm phòng.
Điều đáng nói, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát, bà Sương giới thiệu có vắc xin phòng bệnh Covid-19, mỗi mũi tiêm vắc xin Covid-19 bà Sương thu 700.000 đồng/mũi.
Ngoài ra, Sương còn lấy phôi của một phiếu chỉ định tiêm ngừa thật đem photocopy ra thành các phiếu giả để phát cho bị hại sau mỗi lần tiêm để tạo lòng tin.
Với chiêu thức làm giả vắc xin, bà Sương đã lừa đảo để chiếm đoạt tiền của hàng chục người ở huyện Tuy Phước và TP Quy Nhơn. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra và làm rõ.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa phát đi cảnh báo tới người bệnh và người nhà bệnh nhân đề phòng cảnh giác với hình thức lừa đảo bán thuốc chữa bệnh trước bệnh viện.
Trưởng trạm y tế đi tù vì lừa tiêm vắc xin
Ngày 12/3, rên báo Dân Sinh đưa tin, TAND huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt sơ thẩm đối với bị cáo Lê Quốc Thế 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ, bị cáo Thế (SN 1984, trú tại tổ dân phố Plei Dơng, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) là Trưởng trạm Y tế thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro.
Tuy chưa xin phép mở dịch vụ bán thuốc và tiêm vắc xin nhưng lợi dụng là Trạm trưởng nên Thế ngang nhiên tiến hành tiêm vắc xin trái luật, trong quá trình làm dịch vụ tiêm cho 3 cháu bé trong độ tuổi từ 4 đến 5 tháng, Thế tư vấn cần tiêm 3 mũi.
Mũi đầu, Thế tiêm đúng thuốc, mũi thứ hai lợi dụng sự thiếu hiểu biết của cha mẹ, Thế đã lừa phụ huynh để tiêm cho trẻ vắc xin 6 trong 1 nhưng thực chất chỉ tiêm vắc xin viêm gan B để hưởng tiền chênh lệch.
Sự việc được phát hiện khi người dân yêu cầu để lại vỏ thuốc để kiểm tra. Được biết, tổng số tiền mà Thế chiếm đoạt của các bị hại là 2,43 triệu đồng.
Lừa bán thuốc chữa bệnh trước cổng bệnh viện
Ngày 9/9/2019, trên báo VTV đưa tin, bệnh nhân N.T.O. (51 tuổi, quê ở Yên Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ) bị bệnh đau nhức xương khớp, đang điều trị nội trú tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Trong một lần ra ngoài cổng viện mua sắm cá nhân, bệnh nhân được một người đàn ông lại gần hỏi thăm, sau đó giới thiệu có một loại thuốc đặc biệt tên là "Bạch tiêu" được mua về từ một nơi rất xa, 8 năm mới có một lần.
Người đàn ông này giới thiệu loại thuốc này nếu uống một lần cả đời sẽ không mắc lại, giá bán được rao lên tới 12 triệu đồng/liều nhưng cũng chỉ còn một liều duy nhất.
Để nhanh chóng bán được thuốc, người đàn ông này gợi ý bệnh nhân gọi điện cho chồng, bảo chồng gửi tiền lên ngay để mua với lý do là nộp tiền viện phí, nếu không sẽ để lại thuốc cho người khác.
Do sợ mất cơ hội mua thuốc, đồng thời có tâm lý muốn mau chóng khỏi bệnh, trước những lời dụ dỗ ngon ngọt, bệnh nhân đã gọi điện ngay về nhà bảo chồng gửi tiền lên. Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến người nhà bệnh nhân O. đã nhận ra vấn đề và không bị người đàn ông trên lừa.
Được biết, hoạt động lừa đảo, gạ gẫm bệnh nhân mua "thần dược" với giá cao trước cổng các bệnh viện không phải chiêu trò mới và không hề hiếm.
Do đó, các đối tượng lợi dụng tâm lý hoang mang bất an của người bệnh để gạ gấm, rao bán các loại thuốc được quảng cáo là quý hiếm có công dụng tuyệt vời với giá cao cắt cổ nhưng thực tế có khi lại chỉ là một loại rễ cây nào đó.
>>> Xem thêm video: Lợi dụng Virus Corona để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

(Nguồn: Truyền Hình Đồng Tháp)

Bị tạm "đóng cửa" vì dịch Covid-19, quán karaoke, massage tại Hà Nội thế nào?

(Kiến Thức) - Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu tất cả các quán bar, quán karaoke… tạm thời đóng cửa nhằm phòng chống dịch bệnh, PV Kiến Thức đã đi ghi nhận thực tế về việc chấp hành quy định này.

Bi tam
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu tất cả các quán bar, quán karaoke, các quán ca nhạc, các trung tâm di tích lịch sử, kể cả ở ngoại thành phải tiến hành phun khử khuẩn và đóng cửa cho hết tháng 3/2020.
Bi tam
Ghi nhận của PV Kiến Thức vào chiều 16/3, hầu hết các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm… đều đã tạm dừng hoạt động.
Bi tam
Theo quan sát của PV, tại quận Nam Từ Liêm cho thấy nhiều cơ sở kinh doanh karaoke đã tạm dừng hoạt động.
Bi tam
Tại một cơ sở kinh doanh karaoke nằm trên đường Lê Đức Thọ (Quận Nam Từ Liên) cũng đã đóng cửa quán và dừng hoạt động kinh doanh.
Bi tam
Một cơ sở kinh doanh karaoke khác nằm trên đường Trần Bình (Quận Nam Từ Liên) cũng đã dán thông báo tạm dừng hoạt động. 
Bi tam
Ghi nhận tại đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) cũng cho thấy nhiều cơ sở kinh doanh karaoke tại đây đóng cửa, không hoạt động.
Bi tam
Các cơ sở kinh doanh quán karaoke nằm trên đường Nguyễn Khang (Quận Cầu Giấy) cũng đồng loạt đóng của, tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19. 
Bi tam
Tại một cơ sở kinh doanh karaoke nằm trên đường Trần Duy Hưng cũng dán thông báo tạm dừng hoạt động đến hết tháng 3/2019, thực hiện nghiêm các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan chức năng.
Bi tam
Theo đánh giá của chuyên gia, môi trường ở các quán karaoke, bar, vũ trường… rất thuận lợi cho dịch bệnh Covid-19 lây lan và khó kiểm soát.
Bi tam
Theo đó, người dân cần tránh tập trung những nơi đông người và thực hiện nghiêm các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan chức năng.
Bi tam
Tuy nhiên, không phải cơ sở kinh doanh karaoke, massage nào cũng thực hiện nghiêm chỉ thị trên.
Bi tam
Tại một cơ sở kinh doanh massage nằm trên đường Nguyễn Hoàng (Quận Nam Từ Liêm) vẫn mở cửa và không thấy có thông báo tạm dừng hoạt động.

Hà Nội đóng cửa quán bar, karaoke đến hết tháng 3/2020. (Nguồn: VTC)