“Người đàn ông tật nguyền làm chuyện “quái gở” lên đường nhận giải thưởng

Trưa nay, "người đàn ông tật nguyền làm chuyện "quái gở" ở Bình Thủy, TP Cần Thơ sẽ bay ra Hà Nội chuẩn bị cho buổi lễ vinh danh của Giải thưởng KOVA vào ngày mai.

Trao đổi với Báo Người Lao Động sáng 23-11, ông Nguyễn Hồng Dân (tên thường gọi là ông Ba Dân; 51 tuổi; ở trọ tại khu vực 1, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy), cho hay đây là lần đầu tiên ông được đến Hà Nội. "Chuyến đi này tôi rất mừng vì trước giờ chưa từng nghĩ mình sẽ được vinh danh. Giải thưởng lần này là động lực để tôi tiếp tục công việc của mình giúp ích cho đời", ông Ba Dân phấn khởi chia sẻ.
“Nguoi dan ong tat nguyen lam chuyen “quai go” len duong nhan giai thuong
 Ông Ba Dân mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo
Cũng theo ông Ba Dân, cùng đi với ông còn có một cán bộ ở địa phương để hỗ trợ ông trong việc đi lại. Riêng phần kinh phí vé máy bay, chi phí ăn uống cũng có một nhà hảo tâm tài trợ nên ông càng ấm lòng hơn. Ông Ba Dân bộc bạch: "Giải thưởng và sự quan tâm của mọi người làm tôi cảm thấy thật sự ấm lòng, có được tiền tôi sẽ tiếp tục công việc "quái gở" của mình".
“Nguoi dan ong tat nguyen lam chuyen “quai go” len duong nhan giai thuong-Hinh-2
 Mỗi ngày trên đường đạp xe đi bán vé số, hễ thấy chỗ nào xuất "ổ voi" , "ổ gà" là hôm sau ông Ba Dân mang vật liệu đến trám lại.
Như đã thông tin, ông Ba Dân - một người đàn ông tật nguyền sống bằng nghề bán vé số dạo - đã trích khoản thu nhập của mình để vá "ổ voi", "ổ gà" với mong muốn người đi đường không phải té ngã, bị thương. Mỗi ngày đạp xe đi bán vé số, hễ thấy đoạn đường nào vừa xuất hiện "ổ gà", "ổ voi" thì ông Ba Dân liền "nghía" qua để hôm sau đạp xe ba gác đi mua cát, đá, xi măng rồi mang đến trám vào. Toàn bộ số vật liệu này đều được người đàn ông tật nguyền trích ra từ số tiền tích cóp sau những ngày đi bán vé số dạo. Chỉ tính riêng ở địa bàn quận Bình Thủy, người đàn ông tật nguyền này đã vá cả ngàn "ổ voi", "ổ gà".
“Nguoi dan ong tat nguyen lam chuyen “quai go” len duong nhan giai thuong-Hinh-3
 Dù tật nguyền nhưng ông Ba Dân khiến không ít người thán phục trước nghĩa cử sống đẹp của mình.
Mới đây, Ủy ban Giải thưởng KOVA đã công bố kết quả giải thưởng lần thứ 16 năm 2018. Theo đó, ông Ba Dân được chọn trao giải ở hạng mục "Sống đẹp" dành cho những việc làm tốt đẹp, lan tỏa tính nhân văn trong cộng đồng.

Nghị lực phi thường của người phụ nữ “đi bằng hai tay”

Tưởng nghề khảm trai không sống nổi trong nền kinh tế thị trường, thế nhưng với lòng say nghề, chị Nguyễn Thị Hương - người phụ nữ bị liệt hai chân ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín đã miệt mài gìn giữ, làm cho tinh hoa văn hóa dân tộc trường tồn.

Nghị lực vượt lên số phận
Gặp lại chị Hương (SN 1970), thôn Vạn Điểm, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, tôi không mấy ngạc nhiên khi thấy mái tóc dài ngày nào gặp nay đã ngắn ngang vai. Khuôn mặt chị giờ đã có thêm những nếp nhăn. Đôi chân ngày càng teo tóp theo năm tháng, thỉnh thoảng lại nhói đau khi trái gió trở trời. Tuy vậy, chị vẫn cặm cụi đục, khảm, trang trí hoa văn lên những chiếc tủ tường, tủ thờ, bàn, ghế. Bước vào ngôi nhà hai tầng cũng là xưởng sản xuất đồ gỗ khảm trai của chị, tôi như được hòa mình giữa những bộ đồ gỗ đồ sộ.

Tạm ngưng hoạt động các bến phà ở TP.HCM do bão số 9

(Kiến Thức) -Trước diễn biến phức tạp của bão số 9 ảnh hưởng trực tiếp đến TP.HCM, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ra công điện khẩn.

Chiều nay 24/11, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM vừa ra công điện khẩn cấp cấm đò ngang, đò dọc, bến phà, tàu thuyền đánh bắt thủy sản, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng, tàu vận chuyển hành khách, tàu hàng... xuất bến hoạt động trước diễn biến bão số 9 đang đổ bộ trực tiếp Nam Bộ, TP.HCM.
Tam ngung hoat dong cac ben pha o TP.HCM do bao so 9
Bến phà Cát Lái.