Người đàn ông mất 240 triệu đồng vì cài đặt app giả mạo

Công an liên tục cảnh báo về thủ đoạn yêu cầu cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo" để chiếm đoạt tài sản, nhưng nhiều người vẫn "sập bẫy".

Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ Công an gọi điện cho người dân thông báo căn cước công dân bị lỗi trên hệ thống, cần phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh, rồi yêu cầu người dân đến cơ quan Công an để làm việc.
Các đối tượng sẽ thúc ép với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ để yêu cầu người dân tải phần mềm Dịch vụ công “giả mạo” theo đường dẫn của đối tượng cung cấp. Khi cài đặt phần mềm giả mạo này, các đối tượng sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.
Nguoi dan ong mat 240 trieu dong vi cai dat app gia mao
Phần mềm Dịch vụ công giả mạo. 
Mới đây, thêm một trường hợp ở huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội bị chiếm đoạt 240 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo. Theo đó, vào ngày 5/7/2024, Công an huyện Phú Xuyên tiếp nhận đơn trình báo của anh H. (SN: 1984; trú tại Phú Xuyên, Hà Nội) về việc có nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an yêu cầu anh cài đặt phần mềm Dịch vụ công. Sau đó, đối tượng gửi cho anh đường link cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo”. Khi cài đặt xong, anh H. phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất 240 triệu đồng.
Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.
Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm video: Bị bắt vì lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Hòa thượng “dởm” khai gì?
  

Truy nã đặc biệt nguyên kế toán ngân sách xã ở Hà Tĩnh

Sau khi gây thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 600 triệu đồng, Nguyễn Thị Hồng Nhung - nguyên kế toán ngân sách xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Ngày 9/7, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Nguyễn Thị Hồng Nhung (42 tuổi, trú tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên) về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Theo thông tin ban đầu, từ năm 2010 - 2012, trong quá trình làm kế toán ngân sách tại UBND xã Cẩm Quan, huyện Câm Xuyên, Nguyễn Thị Hồng Nhung đã không ghi thu, ghi chi, không hạch toán đầy đủ, kịp thời tiền vào ngân sách xã; kết thúc dự án xây dựng công trình tại một số tuyến đường giao thông liên thôn, không lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; không báo cáo bằng văn bản về nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của một cơ quan nước ngoài về xây dựng các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã với Phòng Tài chính - kế hoạch UBND huyện Cẩm Xuyên.

7 nhóm giải pháp giúp phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng

Bộ Công an đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện 7 nhóm giải pháp giúp phòng ngừa đấu tranh với tội phạm lợi dụng không gian mạng để lừa đảo, đòi nợ thuê trái pháp luật.

Chiều 10/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 22, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2023.