Người dân Hải Phòng, Hải Dương sẽ được thụ hưởng từ sáp nhập

Hải Phòng phối hợp Hải Dương xây dựng, hoàn thiện văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố. Chính sách nào ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp sẽ được duy trì.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu nhấn mạnh như trên tại hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 19 diễn ra chiều 9/4.
Theo ông Lê Tiến Châu, thành phố đang bước vào quý II/2025 với nhiều sự kiện có ý nghĩa lịch sử, mang tính quyết định, tác động trực tiếp đến định hướng và chiến lược phát triển thành phố và đất nước trong nhiều giai đoạn tiếp theo.
Hải Phòng, với vai trò là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics trọng điểm của miền Bắc và cả nước phải đi trước một bước, hành động nhanh hơn một nhịp. Đây là cơ hội để Hải Phòng định hình lại chiến lược phát triển, không chạy theo tăng trưởng bằng mọi giá, mà ưu tiên chất lượng, chiều sâu và tính bền vững.
Nguoi dan Hai Phong, Hai Duong se duoc thu huong tu sap nhap
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu (Ảnh: Đàm Thanh)
Bí thư Thành ủy Hải Phòng yêu cầu, hoàn thành nhiệm vụ theo phân công trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Đảng ủy UBND thành phố chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Phối hợp với Hải Dương để xây dựng và hoàn thiện văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố.
Tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù áp dụng cho các ngành, lĩnh vực đã được HĐND mỗi tỉnh thông qua để chủ động đề xuất phương án xử lý sau khi sáp nhập, phù hợp với hướng dẫn của Trung ương, với tinh thần là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập.

Tỉnh sáp nhập vào thành phố trực thuộc Trung ương là thành phố

Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh, thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là tỉnh, trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị sau sắp xếp là thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Nội vụ vừa hoàn tất, chuyển Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.
Mục tiêu đặt ra là thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã thống nhất, đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, bỏ cấp huyện); bảo đảm hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã trước ngày 30/6/2025.

Sốt đất sáp nhập tỉnh: Cơ hội đầu tư hay ảo tưởng đám đông?

Các yếu tố mang tính “kỳ vọng” như sân bay, khu công nghiệp, sáp nhập tỉnh… chỉ nên là chất xúc tác trong chiến lược đầu tư dài hạn – chứ không thể là lý do để mua bán ồ ạt.

Sáp nhập tỉnh thành nhằm tinh gọn bộ máy, cải cách hành chính và tăng hiệu quả quản lý là một bước đi đúng hướng về thể chế. Thời gian qua, thị trường bất động sản ở các khu vực “được đồn đoán” sáp nhập trở nên sôi sục, giá đất leo thang từng ngày.
Hệ thống cò đất, nhóm đầu cơ, các hội nhóm mạng xã hội “gây sốt” như một kịch bản quen thuộc – đã từng xảy ra với sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc phía Bắc hay dự án thành phố mới Nhơn Trạch. Nhưng đằng sau những cơn sốt ấy là gì? Tôi cho rằng: phần lớn là hiệu ứng ảo, nguy cơ rủi ro cao, và thiếu cả cơ sở kinh tế lẫn pháp lý để bền vững.