Người dân châu Phi và nỗi ám ảnh "lời nguyền kim cương"

Thời gian gần đây, lượng kim cương thô được khai thác tại châu Phi ngày càng tăng và giá trị của các viên kim cương ngày càng lớn.

Thế nhưng, phần lớn dân số châu Phi phải sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực, vẫn đang tiếp tục “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, khai thác kim cương, mong có được cơ hội đổi đời. Vì sao lại xảy ra tình trạng này?
Viên kim cương "Hòa bình" ở Sierra Leone. Ảnh: Reuters
Viên kim cương "Hòa bình" ở Sierra Leone. Ảnh: Reuters 
Viên kim cương thô mang tên “Hòa bình” nặng hơn 700 carat được bán với giá 6,5 triệu USD, tương đương khoảng 130 tỷ đồng. Đây là viên kim cương lớn nhất từng được phát hiện tại Sierra Leone.
Với người dân làng Koyado, việc tìm thấy viên kim cương “Hòa bình” ở địa phận của làng không chỉ là niềm tự hào, mà còn mở ra cơ hội phát triển cho cộng đồng nghèo khó này. Bởi, những người bán kim cương hứa rằng, sẽ chia một nửa số tiền bán được cho dân làng.
Một người dân chia sẻ: “Ngày chúng tôi tìm thấy kim cương, chúng tôi đã rất vui mừng. Đó là một ngày đáng nhớ của dân làng tôi. Chúng tôi đã tụ tập, đã nhảy múa ở trong và ngoài nhà thờ”.
Làng Koyado không có điện, không có đường, không có cơ sở y tế. Thậm chí cả giếng nước ở đây cũng thường xuyên bị khô cạn. Trước đây, số tiền thu được từ việc khai thác kim cương bị sự dụng để mua vũ khí trong cuộc xung đột tại Sierra Leone.
Hiện nay, người dân muốn dùng khoản tiền này để xây dựng đất nước. Ông Paul Saquee, đại diện nhà chức trách quận Kono, cho biết số tiền bán kim cương không thể biến mọi mong muốn thành hiện thực, thế nhưng, đó có thể là điểm khởi đầu.
“Thực tế mà nói, bạn không hy vọng một viên kim cương có thể mang đến điện đến với mọi nhà, mang trường cho mọi nơi, mang cơ sở y tế đến cho mọi người. Nhưng, viên kim cương đó có thể là điểm khởi đầu”, ông Saquee nói.
Vậy mà, đã hơn 2 tháng trôi qua kể từ khi viên kim cương lớn nhất Sierra Leone được bán thành công trên đất Mỹ, tiền vẫn chưa được chuyển đến dân làng Koyado như đã hứa. Câu chuyện về viên kim cương “Hòa bình” và dân làng Koyado là ví dụ điển hình về “lời nguyền kim cương” tại một số quốc gia châu Phi hiện nay.
Zimbabwe là một trong năm nhà sản xuất kim cương thô lớn nhất thế giới, nhưng ba phần tư dân số nước này đang sống trong tình trạng nghèo cùng cực.
Thời gian gần đây, lượng kim cương thô được khai thác tại châu Phi ngày càng tăng và giá trị của các viên kim cương ngày càng lớn. Thế nhưng, lợi nhuận từ việc bán kim cương lại chảy về túi giới quyền chức và những công ty khai thác mỏ, chủ yếu thuộc sở hữu nước ngoài.
Có một số nguyên nhân gây ra thực trạng này. Trước hết, đó là do môi trường khai thác và đầu tư không minh bạch, tiếp tay cho những công ty khai thác “cướp bóc” kim cương của châu Phi.
Một phi vụ gần đây là vụ công ty Petra Diamonds, một trong những công ty khai thác kim cương lớn nhất thế giới, vận chuyển trái phép khoảng 15 kg kim cương khai thác ở Tanzania sang Bỉ tiêu thụ.
Một lý do khác là tình trạng tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp, từ những người thợ mỏ, những công ty khai thác nội địa và nước ngoài, giới chức trách. Vì vậy, tiền thu được từ việc bán kim cương không được trả cho những người khai thác, cộng đồng dân cư nơi tìm thấy kim cương.
Quay trở lại làng Koyado, Sierra Leone, trong lúc chờ đợi khoản tiền bán viên kim cương “Hòa bình” được chuyển về, người dân vẫn tiếp tục “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” khai thác kim cương, mong có được cơ hội đổi đời khác. Bởi khai thác kim cương là cơ hội duy nhất với người dân nghèo nơi đây.

Đang tản bộ, nhặt được kim cương nâu lớn nhất 40 năm

Đang đi bộ bên bờ sông thì Kalel nhìn thấy một viên kim cương nâu lấp lánh.

Dang tan bo, nhat duoc kim cuong nau lon nhat 40 nam
 Viên kim cương nâu nặng 7,44 carat vừa được phát hiện ở Mỹ

Một cậu bé 14 tuổi vừa nhặt được viên kim cương nâu vô cùng quý hiếm trong Công viên tiểu bang Arkansas, Mỹ, CNN đưa tin.

Bất ngờ 15 sự thật thú vị về kim cương

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số sự thật thú vị về kim cương chắc hẳn không phải ai cũng biết.


Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong
Kim cương có nhiều màu sắc khác nhau. Tùy theo mạng tinh thể cacbon bị thay thể bằng nguyên tố nào thì kim cương sẽ có màu đó. Những màu thường gặp là vàng, hồng, xanh lam, xanh lá cây, đỏ, nâu,... Chẳng hạn như, kim cương có màu xanh lam là do chứa nguyên tố Bo, kim cương có màu vàng và cam là do chứa nguyên tố Nitơ,... Đây là một trong những sự thật thú vị về kim cương. Ảnh: L25.

Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-2
Người ta có thể chế tạo kim cương từ tro cốt của người quá cố. Ảnh: L25.

Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-3
 Một nhà vật lý phát hiện ra rằng người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng kim cương làm đá mài từ hơn 4.000 năm trước đây. Ảnh: L25.


Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-4
Viên kim cương Golden Jubilee, được phát hiện vào năm 1986, là viên kim cương lớn nhất thế giới. Viên kim cương này có màu nâu và nặng 545,67 carat. Ảnh: L25.

Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-5
Nhà hóa học Howard Tracy Hall là người đầu tiên tìm ra cách chế tạo kim cương tổng hợp. Khi đó, ông làm việc cho General Electric và chỉ được công ty trả 10 USD cho phát minh vĩ đại này. Ảnh: L25.

Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-6
Theo ước tính, chỉ chưa đầy 1% phụ nữ trên thế giới sở hữu nhẫn kim cương nặng 1 carat trở lên. Ảnh: L25.

Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-7
 Viên kim cương trắng lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại có tên “The Star of Africa” (Tạm dịch” Ngôi sao của Châu Phi). Viên kim cương này nặng 530 carat và được phát hiện ở Pretoria, Nam Phi, vào năm 1905. Ảnh: L25.

Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-8
 Khoảng 80% sản lượng kim cương trên thế giới được sử dụng cho các mục đích công nghiệp và chỉ có 20% kim cương được chế tác thành đồ trang sức. Ảnh: L25.

Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-9
 Năm 1477, Hoàng tử nước Áo Maximilian đã cầu hôn người yêu bằng một chiếc nhẫn đính kim cương. Đây được biết đến là nhẫn đính hôn kim cương đầu tiên trên thế giới. Ảnh: L25.

Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-10
 Những viên kim cương thô có hình dạng khác hẳn sau khi chúng được cắt gọt. Trọng lượng của mỗi viên kim cương thường giảm đi khoảng một nửa sau quá trình cắt gọt, đánh bóng. Ảnh: L25.

Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-11
Mỗi viên kim cương thường được đánh giá theo một hệ thống chất lượng “4C”, bao gồm: Carat (khối lượng), clarity (độ trong suốt), color (màu sắc) và cut (cách cắt). Ảnh: L25.

Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-12
 Những mỏ kim cương đầu tiên ở Ấn Độ được phát hiện gần 3.000 năm trước. Ảnh: L25.

Bat ngo 15 su that thu vi ve kim cuong-Hinh-13
Blood Diamond (Kim cương máu) là từ dùng để chỉ những viên kim cương thường có nguồn gốc từ Châu Phi. Ảnh: L25.