Người cựu binh gần một thập kỷ đạp xe đi xin ảnh Bác

Đến nay một cựu chiến binh ở Quảng Bình đã có một bộ sưu tập trên 2.300 bức ảnh về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Người cựu chiến binh sưu tập ảnh về bác Hồ mà chúng tôi nói đến là ông Nguyễn Quang Huy (75 tuổi, đang sống tại khu phố 3, phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình).
Ông Huy nổi tiếng khắp vùng là người đang sở hữu bộ sưu tập ảnh lớn về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không những thế, ông còn nổi tiếng vì là người lính từng có những thành tích xuất sắc trong chiến đấu như huân chương kháng chiến hạng 2, kỷ niệm chương của ngành GTVT, kỷ niệm chương cựu chiến binh Việt Nam…
Nguoi cuu binh gan mot thap ky dap xe di xin anh Bac
Suốt 9 năm qua ông Huy đạp xe, nhiều khi quên cả ăn để đi xin, sưu tầm ảnh Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 
Những ngày tháng 7 nóng như đổ lửa, ông Huy tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 ọp ẹp và hào hứng cho chúng tôi xem bộ sưu tập trên 2.300 bức ảnh về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo ông Huy, hiện ông đang lưu giữ bộ sưu tập hơn 1500 bức ảnh về Bác Hồ. Những bức ảnh ghi lại cuộc đời của Bác gắn liền với hoạt động cách mạng, nhiều bức ảnh mang tên: Bác Hồ đi công tác ở Việt Bắc, Bác Hồ trồng cây vú sữa do đồng bào miền Nam tặng, Bác Hồ về trồng cây và cấy lúa với người dân…
Ông còn cần mẫn ngày đêm thu thập những bài báo của các tác giả trong và ngoài nước ca ngợi về Bác, tự mình chép tay tạo nên tác phẩm “Tổng hợp nhiều bài báo của các tác giả trong và ngoài nước viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 5 tập.
Bên cạnh đó ông sưu tập gần 800 bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được đóng khung và treo lên rất cẩn thận trong nhà. Nhiều bức ảnh có giá trị lịch sử cao, ghi lại những dấu mốc quan trọng của đất nước gắn liền với cuộc đời Đại tướng.
Được biết, ông Huy bắt đầu sưu tầm ảnh về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2007 khi Đảng bộ phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Kể từ đó, ông Huy luôn trăn trở phải làm việc gì đó để ghi nhớ công ơn tỏ lòng thành kính với Bác. Vậy nên, ngày nào ông cũng thu thập sách báo từ bạn bè, tờ báo có ảnh Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ông cẩn thận cắt ra, dán vào khung tranh.
Ông Huy tâm sự: “Suốt gần chục năm qua tôi cùng chiếc xe đạp của mình cần mẫn đến từng nhà xin tranh, báo, ảnh về Bác Hồ, Bác Giáp. Có những lúc quên ăn, người mệt nhoài nhưng bằng tấm lòng, niềm đam mê tôi vẫn tiếp tục hành trình. Nhiều lúc xin báo, tranh, ảnh thấy mọi người sử dụng không đúng mục đích tôi đau xót nên xin về, đóng khung cất giữ cẩn thận”.
Năm 2010 một cơn lũ to kéo đến nhấn chìm hơn nửa ngôi nhà cấp 4 ọp ẹp của ông Huy, thay vì cứu các vật dụng, đồ đạc cần thiết ông đã chọn đi cứu bộ sưu tập ảnh Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau trận lũ đó, hầu hết các tài sản có giá trị trong nhà ông hư hại riêng chỉ có bộ sưu tập ảnh là an toàn.
Ông Huy cho biết thêm, những ngày lễ lớn, dịp kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông lại đem bộ sưu tập của mình ra hội trường ủy ban để trưng bày cho mọi người xem, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bà Phạm Thị Minh Khuyên (76 tuổi, vợ ông Huy) chia sẻ: “Thấy ông ấy ngày đêm lặn lội đi sưu tầm tôi luôn ủng hộ, nhiều lúc tôi cũng đi đến nhà các bà con lối xóm xin ảnh. Dù tuổi đã cao nhưng ông ấy vẫn hăng say đi sưu tập, xứng đáng với người đảng viên, người cựu chiến binh”.
>>> Mời quý độc giả xem video hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn (nguồn VTV):

Cuộc sống người dân bị đảo lộn vì mùi bã bia, cá thối

Cuộc sống của người dân Hưng Yên bị đảo lộn do mùi hôi của bã bia, cá thối bốc lên nồng nặc từ bãi thải của Tập đoàn Quang Minh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Quang Minh chủ yếu tập trung vào hoạt động chiết xuất dầu, đốt bổi (vỏ chấu, mùn cưa,…) để bán cho các xưởng chế biến khác. Nhưng chỉ khoảng 1 tháng trở lại đây, Tập đoàn Quang Minh chuyển sang sấy khô bã bia và cá thối để xuất cho các xưởng chế biến thức ăn chăn nuôi. Việc sấy bã bia và cá thối đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng cho khu vực huyện Kim Động

Nhà báo Lê Bình nói gì khi bị chê “diễn quá sâu“?

Nhà báo Lê Bình, người dẫn đầu ekip và trực tiếp thực hiện ký sự chiến tranh Syria, nói mục đích ban đầu của ekip không phải đi làm phim chiến tranh nên hoàn toàn không chuẩn bị đi vào vùng chiến sự.

Ký sự chiến tranh Syria ‘Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến’ của VTV24 được phát vào tối 23/7 thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng, trong đó có các ý kiến trái chiều.

Ngay khi bắt đầu cuộc trò truyện với phóng viên VTC News, nhà báo Lê Bình - người trực tiếp tham gia và chỉ đạo ekip của VTV24 tác nghiệp tại Syria - nói:

Thực ra, mục đích ban đầu của chuyến đi là thực hiện cuộc phỏng vấn với Tổng thống Syria Assad, nhưng kế hoạch này bị hủy bỏ chứ hoàn toàn không là chuẩn bị để vào vùng chiến sự.
Nhà báo Lê Bình trả lời thắc mắc xung quanh ký sự VTV24 thực hiện ở Syria
Nhà báo Lê Bình trả lời thắc mắc xung quanh ký sự VTV24 thực hiện ở Syria 

- Vì thế nên ekip đã không chuẩn bị được tư trang phục vụ cho công việc tác nghiệp nơi đang xảy ra chiến sự?

Trước khi đến Syria, ekip đã mượn áo chống đạn của Bộ Công an. Đây là một phần trong quá trình chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong đoàn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán Việt Nam tại Leban nhắc không được mang qua biên giới Syria.

- Nhiều người xem ký sự đều có chung nhận xét rằng phóng viên vào khu vực chiến sự nhưng ăn vận ‘màu mè’, không phù hợp với chỗ hòn tên mũi đạn cực kỳ nguy hiểm…

Những trang phục mang theo không còn đủ để thay thế nên đó là lựa chọn không thể khác của cả ekip và bản thân tôi.

Những phản biện của cư dân mạng về trang phục ekip có phần đúng và chúng tôi thừa nhận có phần thiếu chuyên nghiệp trong quá trình chuẩn bị, lo hậu cần cho chuyến đi.

- Có tin khẳng định thành phố Homs, nơi ekip thực hiện ký sự, nay chỉ còn quân chính phủ, lực lượng đối lập, một phần phiến quân Al Qaeda và là ‘vùng an toàn’, khác với thông tin của VTV24 là có cả lực lượng IS man rợ…

Có thể mọi người xem phóng sự chưa kỹ. Homs chỉ còn một phần chiến sự xảy ra ở khu vực bên kia thành phố. Khu vực mà ekip có mặt rất an toàn và chính vì an toàn nên chính phủ Syria mới quyết định đưa các phóng viên đến khu vực này.

Dù khẳng định là khu vực an toàn nhưng chính phủ Syria cũng cảnh báo Homs vẫn có nhiều rủi ro do vẫn còn lính bắn tỉa. Tuy nhiên, nơi các phóng viên có mặt đã bị phá hủy rất nhiều và gần như không còn người.

- Vậy ekip đến Homs để làm gì ạ, thưa chị?

Chúng tôi không đến thành phố này để nói về chiến sự mà kể về những câu chuyện đau thương đã từng xảy ra. Trong phóng sự, chỉ nhắc đến những người phụ nữ chỉ có miếng bánh mỳ mốc nhỏ bằng lòng bàn tay mà 4 người chia nhau.

Ngoài ra, những người phụ nữ còn bị phiến quân bắt quỳ, lết đi khắp phố và hàng loạt câu chuyện tra tấn man rợ như tấn công các phụ nữ hay hành quyết dã man đứa trẻ còn đang trong bụng mẹ.

Đó là những điều chúng tôi muốn nói về Homs, chứ không phải việc đấu súng, đánh bom như mọi người nhầm tưởng.