Ngôi làng kỳ lạ “ưu ái” cho bầy khỉ đứng tên trong sổ đỏ

Người dân ở làng Upla thuộc bang Maharashtra của Ấn Độ, coi trọng những con khỉ địa phương đến mức họ cho những con vật này đứng tên sở hữu đất trong sổ đỏ.

"Tấc đất tấc vàng", những cuộc tranh chấp đất đai vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, có một ngôi làng kỳ lạ ở Ấn Độ mà người dân cho những con khỉ đứng tên chủ sở hữu đất rộng 129.000 mét vuông.
Ngôi làng Upla ở Maharashtra, Ấn Độ, nơi có 1.600 cư dân và khoảng 100 con khỉ Rhesus, đang là địa điểm mà cư dân mạng xôn xao bàn tán sau khi có thông tin lạ lùng về việc tên khỉ trong sổ chứng nhận quyền sở hữu đất.
Ngoi lang ky la “uu ai” cho bay khi dung ten trong so do
129.000 mét vuông đất của làng Upla đứng tên của tất cả các con khỉ cư trú trong làng.
Thực tế, trong hồ sơ đất đai của ngôi làng đề cập rõ ràng rằng tên của chủ sở hữu khoảng 129.000 mét vuông đất là tên của tất cả các con khỉ cư trú trong làng.
Bappa Padwal, người đứng đầu của làng, cho biết: "Các tài liệu ghi rõ rằng khỉ là chủ sở hữu những miếng đất, nhưng không ai biết người nào đã tạo ra quy định này và thực hiện khi nào".
Trước đây, khỉ là một phần trong tất cả các nghi lễ trong làng. Ngôi làng hiện là nơi sinh sống của gần 100 con khỉ, số lượng khỉ giảm dần theo năm tháng do bản tính của những con vật này là không ở yên một địa điểm quá lâu.
Đối với tình trạng của đất của khỉ, không ai có thể hỏi ý kiến chủ sở hữu về nó, vì vậy, sở lâm nghiệp đã tiến hành trồng rừng trên đó.
Người dân địa phương ở ngôi làng Upla rất coi trọng những con khỉ. Họ cho khỉ ăn mỗi khi chúng xuất hiện trước cửa nhà, đôi khi khỉ xuất hiện trong đám cưới như "khách mời danh dự".
"Trước đây, bất cứ khi nào có đám cưới trong làng, người ta sẽ tặng quà cho khỉ trước và sau đó nghi lễ mới bắt đầu. Bây giờ, không phải ai cũng theo tập tục này", Bappa Padwal cho biết.

Nước biển dâng đến đâu, dân làng Philippines nâng nhà đến đấy

Ở Sitio Pariahan, ngôi làng ven biển của Philippines, người dân sống trong các túp lều tre dựng cột chống ngày càng cao để chống chọi nước biển dâng không còn thấy mặt đất.

Nuoc bien dang den dau, dan lang Philippines nang nha den day
Fernando Siringan, chuyên gia về biến đổi khí hậu, cho biết một số khu vực đồng bằng phía bắc Manila đang thay đổi nhanh chóng vì đất lún và nước biển dâng cùng lúc. "Những gì được dự kiến 50 năm hoặc 100 năm kể từ bây giờ cho nhiều nơi trên toàn cầu đang thực sự xảy ra với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn", ông nói với Reuters. 

Nuoc bien dang den dau, dan lang Philippines nang nha den day-Hinh-2
 Danica che mặt cho khỏi nắng khi đi thuyền từ trường về nhà. Danica Martinez, 16 tuổi, lớn lên trong ngôi nhà phải nâng cao hơn cứ sau vài năm. Cha cô dựng cột chống cho túp lều tre của họ để nước từ biển không chảy xuống sàn. Họ sống ở Sitio Pariahan, ngôi làng ven biển ở Philippines từng là hòn đảo và hiện không có đất.

Nuoc bien dang den dau, dan lang Philippines nang nha den day-Hinh-3
 Nhà thờ ngập nước một phần nằm giữa ngôi trường đổ nát và những túp lều tre dựng cột chống. Sitio Pariahan, cách khoảng 17 km về phía bắc Manila, đang chìm khoảng 4 cm mỗi năm, chủ yếu do lún đất vì người dân lạm dụng nước ngầm, theo các chuyên gia.

Nuoc bien dang den dau, dan lang Philippines nang nha den day-Hinh-4
 Một phụ nữ bơm nước từ giếng của làng. Giếng sâu là nguồn nước duy nhất, nơi người dân sử dụng để tắm rửa, nấu ăn và thậm chí để uống. Mực nước biển dâng lên do sự nóng lên toàn cầu có thể sớm khiến ngôi làng Philippines này không thể tồn tại, một vấn đề mà các quốc gia khác ở châu Á phải đối mặt, nơi các cộng đồng nghèo nhất bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nuoc bien dang den dau, dan lang Philippines nang nha den day-Hinh-5
 Bà Nancy Manalaysay, 54 tuổi, người chăm sóc nhà thờ, chèo thuyền ra khỏi nhà thờ ngập nước. Sân chơi đã bị nhấn chìm hoàn toàn, còn nhà thờ từng tràn ngập tín đồ giờ phủ đầy rêu. Phần lớn sự tàn phá xảy ra khi cơn bão Nesat tràn tới vào năm 2011, mang theo sóng cực lớn. Những túp lều lần lượt chìm xuống biển, mọi người phải bám vào cọc tre. Hơn 50 gia đình đã rời đi và không bao giờ quay trở lại.

Nuoc bien dang den dau, dan lang Philippines nang nha den day-Hinh-6
Gia đình Martinez quây quần bên nhau trên mái chòi nhà họ. Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên nhiều mái nhà để lấy điện, chủ yếu để các gia đình xem tivi chung. Vào những ngày điện yếu, cư dân giải trí bằng cách đánh bạc. 

Nuoc bien dang den dau, dan lang Philippines nang nha den day-Hinh-7
Domingo Martinez chở hai cô con gái Danica và Cindy đến trường bằng thuyền. Chị em nhà Martinez mất 30 phút đi thuyền đến trường, với đồng phục đôi khi ướt đẫm vì sóng đánh. "Nhìn có vẻ đáng sợ nhưng chúng tôi đã quen sống thế này. Nó khó khăn nhưng cũng vui", cô bé nói với Reuters. 

Nuoc bien dang den dau, dan lang Philippines nang nha den day-Hinh-8
 Vợ chồng Martinez dựa vào con thuyền để kiếm sống. Mary Jane Martinez, vợ của Domingo, bán cua bắt được ở chợ của thị trấn. Cô cho biết cuộc sống ở ngôi làng ngày càng khó khăn nhưng cô vẫn thích ở đây hơn vào thị trấn. "Nếu bạn làm việc chăm chỉ ở đây, bạn sẽ sống sót. Bạn chỉ phải nhảy xuống biển kiếm thức ăn. Ở đất liền, bạn có thể làm việc chăm chỉ mà vẫn không đủ ăn", cô nói.

Nuoc bien dang den dau, dan lang Philippines nang nha den day-Hinh-9
 Danica vẫn nhớ ngôi làng của họ lúc trước, với các các giải đấu bóng rổ và các bữa tiệc lớn nổi tiếng đến mức du khách từ các thị trấn gần đó sẽ đổ về để xem biểu diễn và ăn mừng tại nhà thờ.

Nuoc bien dang den dau, dan lang Philippines nang nha den day-Hinh-10
 Domingo nói rằng rời đi không phải là một lựa chọn vì không có nơi nào để đi. Họ từng cố gắng thuê căn hộ ở thị trấn gần đó nhưng sau đó đã quay trở lại. "Sinh kế của chúng tôi ở đây. Nếu bị buộc chuyển vào đất liền, sẽ rất khó để kiếm sống. Nếu chúng tôi trở thành người ăn xin ở đó thì sao?", anh nói.

Nuoc bien dang den dau, dan lang Philippines nang nha den day-Hinh-11
 Danica trở về nhà mang theo can nước cô bé bơm được từ giếng để sử dụng hàng ngày. Danica không thấy tương lai từ cuộc sống trên sóng nước. "Một ngày nào đó cháu cũng muốn rời đi và trải nghiệm sống ở đất liền như thế nào", cô bé nói.

Mời độc giả xem thêm video: Người dân Philippines ủng hộ cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Duterte (Nguồn: VTC1)

Cuộc sống trong ngôi làng mệnh danh là “nơi ẩm ướt nhất thế giới“

Ở độ cao gần 1.500m, ngôi làng nổi tiếng Mawsynram ở bang Meghalaya (Ấn Độ) được xác nhận kỷ lục Guinness là "nơi ẩm ướt nhất thế giới".

Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“

Ngôi làng nổi tiếng Mawsynram, nằm ở thủ phủ của bang Meghalaya (Ấn Độ), được xác nhận kỷ lục Guinness là "nơi ẩm ướt nhất thế giới".

Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-2
Làng Mawsynram có lượng mưa lớn là do các dòng không khí mùa hè quét qua các vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh, tích tụ hơi ẩm và di chuyển về phía bắc Ấn Độ, gây ra những cơn mưa gần như triền miên tại ngôi làng này.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-3
Làng Mawsynram cũng là nơi ẩm ướt nhất thế giới với những trận mưa lớn liên tục đổ xuống. Tháng 6 và tháng 7 là thời điểm mưa nặng nhất với lượng mưa trung bình có thể lên tới gần 7000 mm.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-4
Để thích nghi với trời mưa khi làm việc ngoài đồng hoặc ngoài trời, người dân ở làng làm ra những tấm che mưa hình dáng giống mai rùa gọi là Knups.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-5
Knups được đan chặt từ sậy hoặc nan tre, đủ che từ đầu đến đầu gối. Vật dụng này giúp họ vừa tránh mưa, vừa dễ làm việc hơn so với loại áo mưa thông thường.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-6
Theo đó, người dân nơi này thường phải chuẩn bị lợp tôn mái nhà, lót thật nhiều lớp tôn để tránh trường hợp mưa quá to ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-7
Một trong những đặc điểm hấp dẫn và đẹp nhất trong khu vực là những "cây cầu sống" bắc qua các thung lũng ngập nước mưa. 
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-8

Sự khác biệt về thời tiết cũng khiến nơi đây trở thành một điểm du lịch độc đáo, thu hút khá nhiều khách du lịch, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.

Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-9
Bên cạnh đó, những cơn mưa sẽ giúp họ tích trữ nước cho mùa khô vốn rất khắc nghiệt tại nơi này.
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-10
70% diện tích bang Meghalaya là rừng, do đó ngôi làng Mawsynram cũng được che phủ bởi màu xanh bất tận của cây cối, đem đến không khí trong lành thoáng mát. 
Cuoc song trong ngoi lang menh danh la “noi am uot nhat the gioi“-Hinh-11
Trong nhiều thế kỷ, người dân địa phương đã đào rễ cây cao su để phát triển thành những cây cầu tự nhiên, tồn tại lâu hơn rất nhiều so với những công trình kiến trúc bằng gỗ nhân tạo đã mục nát chỉ trong vài năm. Ảnh: IT.