Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Ngoại giao bằng tàu chiến Pohang, Hàn Quốc lợi cả đôi đường

06/10/2020 08:00

(Kiến Thức) - Những năm gần đây, Hàn Quốc liên tục viện trợ các tàu hộ tống lớp Pohang cho đồng minh và đối tác. Đây là một món quà đặc biệt vừa đổi lại sự ngoại giao nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích cũng như sự hợp tác phát triển lâu dài cho nước này.

Hùng Dũng

Tầm bắn của Iskander-E Armenia đủ sức bao trùm các căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ

Nhúng tay vào cuộc chiến Azerbaijan - Armenia, Israel toan tính điều gì?

Tàu Pohang 20 của Hải quân Việt Nam đã sẵn sàng trực chiến

Bộ đôi tàu Pohang 18, 20 Hải quân Việt Nam cùng lắp tên lửa Kh-35

Hoành tráng tượng đài xe tăng T-90S mừng ngày thành lập Binh chủng Tăng-Thiết giáp

Những năm vừa qua, Hàn Quốc đã liên tục viện trợ các tàu hộ tống hạng nhẹ lớp Pohang cho nhiều quốc gia đồng minh và đối tác trải dài trên ba châu lục từ Châu Á, Châu Phi tới Châu Mỹ. Giới phân tích quân sự đánh giá đây là chiêu bài ngoại giao cực kỳ cao tay của người Hàn khi vừa có thể nâng cao sự hợp tác và tinh thần đoàn kết với các nước cũng như giải quyết được đầu ra của những con tàu cũ loại biên. Ảnh: Tàu Pohang mà Hàn Quốc viện trợ cho Philippines.
Những năm vừa qua, Hàn Quốc đã liên tục viện trợ các tàu hộ tống hạng nhẹ lớp Pohang cho nhiều quốc gia đồng minh và đối tác trải dài trên ba châu lục từ Châu Á, Châu Phi tới Châu Mỹ. Giới phân tích quân sự đánh giá đây là chiêu bài ngoại giao cực kỳ cao tay của người Hàn khi vừa có thể nâng cao sự hợp tác và tinh thần đoàn kết với các nước cũng như giải quyết được đầu ra của những con tàu cũ loại biên. Ảnh: Tàu Pohang mà Hàn Quốc viện trợ cho Philippines.
Tại Châu Á đã có Việt Nam nhận được hai tàu và Philippines nhận được một tàu, Châu Phi có Ai Cập với hai tàu, Châu Mỹ có Peru và Colombia mỗi nước có một tàu Pohang. Hàn Quốc hiện nay đã chuyển giao hết số tàu Pohang Flight III của mình và đã bắt đầu chuyển giao sang loại hiện đại hơn là Flight IV. Ảnh: Tàu Pohang của Hải quân Việt Nam.
Tại Châu Á đã có Việt Nam nhận được hai tàu và Philippines nhận được một tàu, Châu Phi có Ai Cập với hai tàu, Châu Mỹ có Peru và Colombia mỗi nước có một tàu Pohang. Hàn Quốc hiện nay đã chuyển giao hết số tàu Pohang Flight III của mình và đã bắt đầu chuyển giao sang loại hiện đại hơn là Flight IV. Ảnh: Tàu Pohang của Hải quân Việt Nam.
 Tàu chiến Pohang có lượng giãn nước đầy tải khoảng 1.300 tấn, chiều dài 88.3m, rộng 10m, là một lớp tàu hộ tống cỡ nhỏ có khả năng tác chiến tương đối. Tàu trang bị động cơ kết hợp diesel-điện (1 động cơ diesel LM2500 và 2 động cơ MTU) cho phép tàu có thể đạt tốc độ tối đa 31 hải lý/h. Tầm hoạt động lên tới 4.000 hải lý nếu di chuyển với vận tốc hành trình 15 hải lý/h. Ảnh: Biên đội tàu Pohang của hải quân Hàn Quốc huấn luyện.
Tàu chiến Pohang có lượng giãn nước đầy tải khoảng 1.300 tấn, chiều dài 88.3m, rộng 10m, là một lớp tàu hộ tống cỡ nhỏ có khả năng tác chiến tương đối. Tàu trang bị động cơ kết hợp diesel-điện (1 động cơ diesel LM2500 và 2 động cơ MTU) cho phép tàu có thể đạt tốc độ tối đa 31 hải lý/h. Tầm hoạt động lên tới 4.000 hải lý nếu di chuyển với vận tốc hành trình 15 hải lý/h. Ảnh: Biên đội tàu Pohang của hải quân Hàn Quốc huấn luyện.
Về vũ khí trang bị, Pohang sử dụng một cặp pháo hạm Otto Melara cỡ nòng 76mm nổi tiếng đặt ở trước và sau, 2 pháo phòng không Nobong 40mm, 2x3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm chuyên biệt cho chống ngầm và một số súng máy 12.7mm. Ngoài ra ở phiên bản Flight IV còn trang bị thêm 2x2 ống phóng tên lửa chống hạm tốc độ cận âm Harpoon. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Philippines.
Về vũ khí trang bị, Pohang sử dụng một cặp pháo hạm Otto Melara cỡ nòng 76mm nổi tiếng đặt ở trước và sau, 2 pháo phòng không Nobong 40mm, 2x3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm chuyên biệt cho chống ngầm và một số súng máy 12.7mm. Ngoài ra ở phiên bản Flight IV còn trang bị thêm 2x2 ống phóng tên lửa chống hạm tốc độ cận âm Harpoon. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Philippines.
Cá biệt có trường hợp của Việt Nam sau khi nhận hai tàu Pohang Flight III của Hàn Quốc vốn chỉ là cấu hình săn ngầm không có tên lửa, đã tự tích hợp 2 bệ phóng KT-184 với 8 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35E lên nâng cấp sức mạnh vượt trội, thậm chí là hơn cả phiên bản Flight IV mới hơn sau này. Ảnh: Lắp đặt bệ phóng KT-184 lên tàu Pohang Việt Nam.
Cá biệt có trường hợp của Việt Nam sau khi nhận hai tàu Pohang Flight III của Hàn Quốc vốn chỉ là cấu hình săn ngầm không có tên lửa, đã tự tích hợp 2 bệ phóng KT-184 với 8 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35E lên nâng cấp sức mạnh vượt trội, thậm chí là hơn cả phiên bản Flight IV mới hơn sau này. Ảnh: Lắp đặt bệ phóng KT-184 lên tàu Pohang Việt Nam.
Có thể thấy rằng, tàu hộ vệ lớp Pohang là một con tàu có sức mạnh điển hình của chiến hạm giai đoạn thập niên 1980, vẫn còn có khả năng tác chiến hải quân trong cường độ thấp, tuần tra bảo vệ hàng hải và biên giới quốc gia trên biển, bảo vệ các hoạt động khai thác đánh bắt tài nguyên và chống khủng bố. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Hàn Quốc.
Có thể thấy rằng, tàu hộ vệ lớp Pohang là một con tàu có sức mạnh điển hình của chiến hạm giai đoạn thập niên 1980, vẫn còn có khả năng tác chiến hải quân trong cường độ thấp, tuần tra bảo vệ hàng hải và biên giới quốc gia trên biển, bảo vệ các hoạt động khai thác đánh bắt tài nguyên và chống khủng bố. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Hàn Quốc.
Tàu Pohang sử dụng các loại vũ khí và trang bị điện tử chuẩn Phương Tây, trừ Việt Nams thì các nước còn lại đều là các đồng minh thân cận hay đối tác chiến lược của Mỹ, vốn có kinh nghiệm khai thác vũ khí hệ Mỹ-NATO lâu năm. Thật không may rằng Hoa Kỳ đã không còn sản xuất các loại tàu chiến cỡ nhỏ còn tàu cỡ lớn thì lại quá đắt đỏ, do đó việc tái sử dụng lại tàu hộ tống Hàn Quốc loại biên âu cũng là sự lựa chọn hợp lý. Ảnh: Tàu Pohang hoán cải làm tàu tuần tra của Bảo vệ bờ biển Colombia.
Tàu Pohang sử dụng các loại vũ khí và trang bị điện tử chuẩn Phương Tây, trừ Việt Nams thì các nước còn lại đều là các đồng minh thân cận hay đối tác chiến lược của Mỹ, vốn có kinh nghiệm khai thác vũ khí hệ Mỹ-NATO lâu năm. Thật không may rằng Hoa Kỳ đã không còn sản xuất các loại tàu chiến cỡ nhỏ còn tàu cỡ lớn thì lại quá đắt đỏ, do đó việc tái sử dụng lại tàu hộ tống Hàn Quốc loại biên âu cũng là sự lựa chọn hợp lý. Ảnh: Tàu Pohang hoán cải làm tàu tuần tra của Bảo vệ bờ biển Colombia.
Ngày nay, khi mà thị trường vũ khí quốc tế từ lâu vốn đã bị chi phối mạnh mẽ bởi các ông lớn như Mỹ, Nga, Đức, Pháp,… thì Hàn Quốc vốn là kẻ đến sau, là nền công nghiệp quốc phòng mới nổi không có quá nhiều thị phần. Do đó việc đẩy mạnh hoạt động chào mời ngoại giao được họ đặc biệt chú trọng, cùng với đó là nhiều ưu đãi cực kỳ hấp dẫn thu hút sự quan tâm lớn của khách hàng. Thái Lan và Philippine gần đây đã đặt mua tới 3 khinh hạm của Hàn Quốc với giá cả khá phải chăng. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Hàn Quốc.
Ngày nay, khi mà thị trường vũ khí quốc tế từ lâu vốn đã bị chi phối mạnh mẽ bởi các ông lớn như Mỹ, Nga, Đức, Pháp,… thì Hàn Quốc vốn là kẻ đến sau, là nền công nghiệp quốc phòng mới nổi không có quá nhiều thị phần. Do đó việc đẩy mạnh hoạt động chào mời ngoại giao được họ đặc biệt chú trọng, cùng với đó là nhiều ưu đãi cực kỳ hấp dẫn thu hút sự quan tâm lớn của khách hàng. Thái Lan và Philippine gần đây đã đặt mua tới 3 khinh hạm của Hàn Quốc với giá cả khá phải chăng. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Hàn Quốc.
Không chỉ nâng cao tinh thần ngoại giao, việc Hàn Quốc chuyển giao các tàu hộ tống Pohang cũ này cho đối tác cũng giúp cho họ tiết kiệm chi phí rất lớn trong việc phải xử lý những con tàu loại biên này, đồng thời cùng với đó là nhận được thêm tiền thuê đại tu lớn của nước sẽ tiếp nhận tàu. Người Hàn không hề mất gì mà lại còn được lợi ích lớn, lại nâng cao vị thế trên chính trường Quốc tế, trong khi đó những con tàu này lại cực kỳ hữu ích cho quốc gia tiếp nhận chúng. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Việt Nam.
Không chỉ nâng cao tinh thần ngoại giao, việc Hàn Quốc chuyển giao các tàu hộ tống Pohang cũ này cho đối tác cũng giúp cho họ tiết kiệm chi phí rất lớn trong việc phải xử lý những con tàu loại biên này, đồng thời cùng với đó là nhận được thêm tiền thuê đại tu lớn của nước sẽ tiếp nhận tàu. Người Hàn không hề mất gì mà lại còn được lợi ích lớn, lại nâng cao vị thế trên chính trường Quốc tế, trong khi đó những con tàu này lại cực kỳ hữu ích cho quốc gia tiếp nhận chúng. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Việt Nam.
Con đường ngoại giao tàu chiến Pohang thực sự là một bước đi cực kỳ khôn khéo của Hàn Quốc, vừa được lợi ích từ các đồng minh lại vừa nhận được tiếng tốt về sự hào phóng. Dù cho vẫn phải trả một khoản chi phí,tuy nhiên chắc chắn nước sở tại khi nhận được tàu chiến Hàn sẽ rất vui mừng, và chắc chắn một điều nữa rằng trong tương lai những chiếc tàu chiến cũ đã loại biên này sẽ tiếp tục được tặng. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Việt Nam.
Con đường ngoại giao tàu chiến Pohang thực sự là một bước đi cực kỳ khôn khéo của Hàn Quốc, vừa được lợi ích từ các đồng minh lại vừa nhận được tiếng tốt về sự hào phóng. Dù cho vẫn phải trả một khoản chi phí,tuy nhiên chắc chắn nước sở tại khi nhận được tàu chiến Hàn sẽ rất vui mừng, và chắc chắn một điều nữa rằng trong tương lai những chiếc tàu chiến cũ đã loại biên này sẽ tiếp tục được tặng. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Việt Nam.
Video Tàu Hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Việt Nam thăm Nhật Bản - Nguồn: QPVN

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33

Bạn có thể quan tâm

Mưa tên lửa trút xuống Charsiv Yar, Ukraine tổn thất nặng nề

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Điều gì khiến khiến lính đánh thuê tháo chạy khỏi Ukraine?

Điều gì khiến khiến lính đánh thuê tháo chạy khỏi Ukraine?

Ukraine tuyên bố phá hủy hơn 1.000 xe tăng Nga từ đầu năm

Ukraine tuyên bố phá hủy hơn 1.000 xe tăng Nga từ đầu năm

Nga phát động chiến dịch, Ukraine vào thế “một cổ hai tròng”

Nga phát động chiến dịch, Ukraine vào thế “một cổ hai tròng”

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status