Ngô bất ngờ tăng giá vù vù đạt đỉnh 9 năm

Yếu tố quan trọng nhất nằm ở nguồn cung, vì tình trạng hạn hán tại một số khu vực trồng ngô hàng đầu thế giới đang làm dấy lên lo ngại về sản lượng ngô.

Hiện tại, giá ngô đã đạt khoảng 7,5 USD/giạ (tương đương hơn 295 USD/tấn). Đây là mức đỉnh 9 năm qua. Như vậy, tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá ngô đã tăng khoảng 50%.

Hoạt động đầu cơ ngô cũng đang nóng lên, tỷ lệ mua vào - bán ra giữa các quỹ đầu cơ là khoảng 14 lần so với mức trung bình 5 năm là khoảng 2 lần. Sự việc này không chỉ xảy ra với ngô mà còn xuất hiện ở nhiều loại ngũ cốc và hàng hóa mềm như đường và bông.

Nhu cầu xăng thời gian gần đây cũng đang dần khởi sắc, mà ngô lại là nguyên liệu chính để sản xuất ethanol. Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy giá ngô tăng cao.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất nằm ở nguồn cung, vì tình trạng hạn hán tại một số khu vực trồng ngô hàng đầu thế giới đang làm dấy lên lo ngại về sản lượng ngô.

Giá ngô nhảy vọt khiến cho thương nhân và doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên toàn cầu méo mặt.

Theo nhận định, đà tăng của giá ngô sẽ sớm được kiểm soát

Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà phân tích, khác với kim loại hoặc nhiên liệu, mức tăng đột biến của nông sản thường không kéo dài lâu. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung do thời tiết cực đoan như hạn hán hay lũ lụt thường ngắn và không có tác động quá lớn.

Trên thực tế, thị trường ngô đang phát đi một tín hiệu mới. Gần đây, mức chênh lệch giữa hợp đồng ngô giao sau 1 tháng và 6 tháng liên tục nới rộng. Hợp đồng ngô giao sau 6 tháng còn ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ năm 2013 và đang nằm ở một trong ba giai đoạn giảm mạnh như vậy kể từ sau năm 1990.

Hạn hán hoặc các yếu tố tương tự có thể khiến đà tăng của giá ngô kéo dài như từng xảy ra ở siêu chu kỳ hàng hóa trước. Song, nếu thời tiết thuận lợi hơn, tình trạng này sẽ được cải thiện sớm. Gần đây, Citigroup đã tiến hành một phân tích. Nhìn lại năm 2000, ngân hàng này nhận thấy giao dịch hàng hóa nông sản có thể tăng rất ấn tượng nhưng cũng thường khá chóng vánh, nên ít đáng lo ngại.

Đặc sản cá mặt quỷ ở Nha Trang về Hà Nội giá 2-3 triệu đồng/kg

Cá mặt quỷ có bề ngoài dữ tợn như tên gọi. Thân hình cá to xù xì, nhiều vây ở sống lưng, giống tảng đá với lớp da loang lổ màu nâu đỏ thô ráp.

Cá mặt quỷ (tên tiếng Anh là Stonefish), còn có nhiều tên gọi khác như là cá đá, cá mao ếch..., được biết đến là một loài cá mang vẻ ngoài vô cùng xấu xí với vảy rất cứng, trông xù xì, thô ráp, màu sắc giống hệt như những rạn san hô đã chết. Loài cá này nghe qua cái tên thôi cũng đã hình dung được độ xấu xí của nó.

Dac san ca mat quy o Nha Trang ve Ha Noi gia 2-3 trieu dong/kg
Trái ngược với vẻ ngoài không mấy thiện cảm và vô cùng dữ tợn thì thịt cá mặt quỷ lại được đánh giá rất cao cả về độ ngon cũng như mức độ dinh dưỡng.

Lá tre bỏ đi giờ xuất bán nước ngoài thu bộn tiền

Cùng với lá chuối, lá bàng thì lá tre tươi và khô đang được nhiều tiểu thương thu mua để xuất khẩu sang các nước làm vật liệu gói bánh, gói thực phẩm với giá không hề rẻ.

Trên chợ mạng và các group bán hàng online, rất nhiều tiểu thương công khai thu mua loại lá tre bát độ, hay còn gọi là lá bương, với số lượng không giới hạn. Đây là loại cây mọc hoang, được trồng rất nhiều ở vùng cao và cả đồng bằng.

Anh Trần Văn Hải ở Lạng Sơn cho biết, mấy năm nay, nhà anh chuyên thu mua, sơ chế, tinh chế các loại lá gói bánh. Trước đây, người dân chỉ lấy cây tre về làm nhà, làm bếp, làm củi, làm lạt gói bánh còn lá bỏ đi. Nhưng vài năm lại đây, lá tre tươi được nhiều người đi lấy về và thu mua rồi bán lại cho các thương lái xuất khẩu sang Đài Loan với giá 10.000 đồng/kg lá tre tươi và 40.000 đồng/kg lá tre khô.