Nghìn tấn rác đổ giữa rừng: Tỉnh Hoà Bình có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Hàng nghìn tấn rác “đổ tạm” giữa rừng sản xuất thuộc xóm Can (xã Độc Lập, TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình) được thực hiện trái quy hoạch, chưa thực hiện các phương án bảo vệ môi trường.

Từ tiếng kêu cứu của người dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình về việc họ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi một bãi rác khổng lồ "treo" giữa rừng thuộc xóm Can (xã Độc Lập, TP Hoà Bình), VietNamNet đi sâu tìm hiểu, lật tìm sự thật khó tin về sự tồn tại của bãi rác nêu trên.

Bãi rác xóm Can được hình thành do TP Hoà Bình để tồn hơn 200.000 tấn rác chưa được xử lý trong giai đoạn từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021. Vì không thể xử lý số lượng rác khổng lồ nêu trên, chính quyền TP Hoà Bình tập kết rác tại nhiều vị trí trong thành phố như đường Trương Hán Siêu, Cụm công nghiệp Mông Hoá, ven cao tốc Hoà Lạc – Hoà Bình…

Nghin tan rac do giua rung: Tinh Hoa Binh co dau hieu vi pham phap luat

Bãi rác khổng lồ nằm giữa rừng hơn một năm nay khiến người dân chịu cảnh ô nhiễm.

Khi áp lực rác quá tải khiến mức độ ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ngày 30/12/2020, UBND tỉnh Hoà Bình có văn bản số 2331 thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh về việc “đồng ý để UBND thành phố Hoà Bình nghiên cứu, khảo sát và có phương án bố trí khu tập kết chất thải rắn sinh hoạt tạm thời tại xóm Can, xã Độc Lập”.

Sau văn bản trên, UBND thành phố Hoà Bình và công ty CP môi trường đô thị Hoàng Long (công ty Hoàng Long) thống nhất về việc khắc phục sự cố tồn đọng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Nghìn tấn rác đổ giữa rừng

Cuối tháng 2/2021, Công ty Hoàng Long có văn bản về việc xây dựng khu tập kết chất thải rắn sinh hoạt tạm thời tại xóm Can, xã Độc Lập, thành phố Hoà Bình. Hơn một tuần sau đó, UBND thành phố Hoà Bình có văn bản chấp thuận và giao nhiệm vụ công ty Hoàng Long bố trí tập kết rác thải sinh hoạt tạm thời tại xóm Can, xã Độc Lập.

Sau văn bản trên của TP Hoà Bình, Công ty Hoàng Long nhanh chóng thống nhất với ông Phạm Quỳnh Lâm (60 tuổi, trú xóm Can) để sử dụng quỹ đất 50.000 m2 đất rừng.

Cuối tháng 6/2021, Công ty Hoàng Long tiếp tục có văn bản gửi tỉnh Hoà Bình về việc xin chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Hoà Bình. Ngay sau đó, tỉnh Hoà Bình có văn bản chấp thuận "địa điểm nghiên cứu, lập quy hoạch xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh Hòa Bình" và gửi Sở Xây dựng tỉnh xem xét tham mưu.

Đáng chú ý, mặc dù trách nhiệm thực hiện dự án nêu trên thuộc Công ty Hoàng Long, tuy nhiên đơn vị này trên thực tế chưa thực hiện triển khai các thủ tục hồ sơ pháp lý có liên quan để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nghin tan rac do giua rung: Tinh Hoa Binh co dau hieu vi pham phap luat-Hinh-2

Hàng nghìn tấn rác thải tập kết không được che chắn, lộ thiên giữa rừng.

Trong giai đoạn này, UBND thành phố Hoà Bình ra văn bản 2225 ngày 30/6/2021 về việc vận chuyển rác thải các địa điểm tập kết về vị trí tập kết tạm thời và giao cho công ty Hoàng Long thực hiện vận chuyển toàn bộ lượng rác sinh hoạt tại 4 địa điểm khác nhau về xóm Can.

Văn bản 2225 của thành phố Hoà Bình yêu cầu công ty Hoàng Long phải huy động máy móc để vận chuyển trong thời gian một tháng, quá trình vận chuyển yêu cầu thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc nghiệm thu thanh toán thực hiện theo quy định của hội đồng nghiệm thu dịch vụ công ích đô thị thành phố.

Tuy nhiên, sau hơn nhiều ngày ồ ạt đổ hơn 6.000 tấn rác vào đỉnh đồi thuộc xóm Can, công ty Hoàng Long chưa tiến hành làm các phương án tập kết, xử lý chất thải để trình lên cơ quan có thẩm quyền và khu vực tập kết chưa được quy hoạch.

Ngoài ra, theo tài liệu VietNamNet có được, trên thực tế công ty Hoàng Long chưa tiến hành thực hiện các thủ tục hồ sơ liên quan đến xin giấy phép hoạt động, phương án tập kết, phương án bảo vệ môi trường và các thủ tục liên quan đến việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt tại xóm Can.

Loạt chỉ số vượt ngưỡng hàng trăm lần

Với cách tập kết rác ồ ạt, không theo quy trình và bất chấp các quy định của pháp luật, bãi rác tại xóm Can sau một thời gian ngắn hoạt động đã gây ra “ô nhiễm môi trường”.

Cụ thể, theo tài liệu, ngày 19/7/2021 (gần 20 ngày sau khi chính thức đổ rác), Công an huyện Lương Sơn có báo cáo về “hiện tượng cá chết đồng loạt do ô nhiễm nguồn nước mặt suối Noi tại xóm Chanh, xã Cao Sơn”.

Nghin tan rac do giua rung: Tinh Hoa Binh co dau hieu vi pham phap luat-Hinh-3

Các bao tải chứa bột CaCo3 chất cạnh bãi rác khổng lồ.

Một đoàn kiểm tra liên ngành do Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Hoà Bình) và đại diện Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Hoà Bình và các đơn vị địa phương có liên quan thực hiện lấy mẫu nước mang đi xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm các mẫu nước thu được tại 8 vị trí khác nhau tại khu vực bãi rác xóm Can cho thấy có hàng loạt chỉ số vượt ngưỡng an toàn hàng trăm lần.

Điển hình có thể kể đến mẫu nước rỉ thu tại bãi rác xóm Can cho thấy thông số pH ngoài ngưỡng quy chuẩn; thông số TSS vượt 11 lần; thông số COD vượt gần 350 lần; thông số BOD5(20oC) vượt gần 500 lần; thông số Fe vượt 39,4 lần; Coliform vượt 4,6 lần; E.coli vượt 180 lần quy chuẩn quốc gia.

Mẫu nước thu được tại dòng chảy suối Noi, cách vị trí bãi rác khoảng 200m (kí hiệu NS2) cũng cho kết quả thông số pH vượt ngưỡng; COD và BOD5(20oC) lần lượt vượt 108 và 96 lần; Fe vượt gần 7 lần; Coliform vượt 1,5 lần.

Đáng chú ý, mẫu nước thu tại mặt ao một nhà dân tại xóm Chanh (xã Cao Sơn) có nhiều chỉ số vượt ngoài quy chuẩn quốc gia. Cụ thể, thông số TSS vượt 1,5 lần; Coliform vượt 1,5 lần; E.coli vượt 46 lần quy chuẩn.

Nghin tan rac do giua rung: Tinh Hoa Binh co dau hieu vi pham phap luat-Hinh-4

Suối Noi đổi màu từ khi bãi rác xuất hiện.

Với kết quả xét nghiệm cho thấy môi trường tại xóm Can bị uy hiếp nghiêm trọng, theo tài liệu VietNamNet thu thập được, cuối tháng 9/2021, Công an tỉnh Hoà Bình có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hoà Bình giao UBND thành phố tạm dừng vận chuyển rác tập kết tại xóm Can cho đến khi đảm bảo các yêu cầu về pháp luật trong hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo của Công an tỉnh, Chủ tịch UBND xã Độc Lập Nguyễn Ngọc Qế ngày 14/10 khẳng định với VietNamNet, hiện nay rác vẫn đổ về xóm Can với tần suất "mỗi ngày có 1-2 chuyến".

Nghin tan rac do giua rung: Tinh Hoa Binh co dau hieu vi pham phap luat-Hinh-5

Chủ tịch xã Độc Lập Nguyễn Ngọc Quế.

Về vị trí tập kết bãi rác, ông Quế khẳng định đây là đất thuộc sở hữu của hộ ông Phạm Quỳnh Lâm và “chưa có hoạt động mua bán hay chuyển nhượng”.

Tuy nhiên, trong kiến nghị gửi UBND tỉnh, Công an tỉnh Hoà Bình cho rằng “việc mua bán, chuyển nhượng đất rừng giữa Công ty Hoàng Long và hộ ông Phạm Quỳnh Lâm để thi công bãi rác tạm thời khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng có dấu hiệu vi phạm pháp luật”.

Bài học xử lý rác thải của Singapore

Cách Singapore, nước được xếp vào danh sách những quốc gia sạch nhất trên toàn cầu, xử lý rác thải có thể mang tới bài học hữu ích cho phần còn lại của thế giới.

Quản lý chất thải là một trong những thách thức lớn nhất và ngày càng trở nên phức tạp hơn do những thay đổi về xã hội tác động đến lối sống của người dân nói chung trên toàn cầu.

Bai hoc xu ly rac thai cua Singapore

Ảnh: earth.org

Tại Singapore, dân số ngày càng tăng cùng sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế đã góp phần làm tăng gấp 7 lần lượng chất thải rắn cần được xử lý, từ 1.260 tấn/ngày vào năm 1970 lên mức cao nhất là 8.741 tấn/ngày vào năm 2021. Chỉ tính riêng năm 2019, hơn 7,2 triệu tấn chất thải rắn được tạo ra, trong đó 2,95 triệu tấn không thể tái chế. Khoảng 930 triệu kg chất thải nhựa cần được loại bỏ mỗi năm, với 96% là không thể tái chế.

Trong những năm qua, nhà chức trách tại đảo quốc có diện tích chỉ 772km2 này đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Cơ quan Môi trường quốc gia (NEA) đảm trách công việc quản lý và giám sát các hoạt động xử lý chất thải ở Singapore, cả với rác thông thường và các loại rác gây nguy hại.

Cho đến nay, có khoảng 500 công ty, sử dụng khoảng 12.000 nhân công tham gia cung cấp các dịch vụ từ thu gom, phân loại, tái chế, giải pháp biến rác thành năng lượng đến tư vấn dự án và nghiên cứu - phát triển. Ngoài ra còn có khoảng 320 tổng công ty thu gom chất thải tổng hợp được cấp phép.

Phân loại rác tại nguồn, chú trọng vai trò của người dân

Với mục tiêu phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, chính phủ Singapore đã sớm triển khai chiến lược quản lý và xử lý chất thải rắn (CTR) bền vững theo tiêu chí giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Tất cả các loại chất thải đều được phân loại và thu gom (TGR) ngay tại nguồn, bắt đầu từ các hộ gia đình.

Bai hoc xu ly rac thai cua Singapore-Hinh-2

Các thùng rác màu xanh, có 4 khoang phân loại chất thải ở Singapore. Ảnh: CNA

Ngay từ nhỏ, người dân ở đảo quốc sư tử đã được tuyên truyền, hướng dẫn cách phân loại rác thải sinh hoạt thành các loại chất thải hữu cơ, loại tái chế được, đốt cháy được hoặc độc hại, không thể tái chế và họ đều có ý thức thực hiện nghiêm túc. Hàng ngày, người dân phân loại rác theo cách để giấy và bìa cứng vào một túi; rác tái chế, không đốt được như chai lọ thủy tinh, pin vào một túi; thực phẩm vào một túi. Điều này giúp các nhân viên vệ sinh môi trường nhanh chóng thu gom chất thải ở các khu dân cư trước khi đưa ra xe vận chuyển đến nơi xử lý rác.

Để người dân hiểu rõ quy trình phân loại, TGR và tái chế rác (TCR), các thông tin hướng dẫn thường xuyên được gửi đến họ thông qua các tổ chức quần chúng và hội đồng đô thị do các nghị sĩ đứng đầu. Tại những nơi công cộng như ga tàu điện ngầm, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí hay ngoài đường phố Singapore đều có lắp đặt các thùng rác 4 khoang màu xanh đặc trưng để phân loại chất thải theo từng nhóm một cách khoa học.

Bai hoc xu ly rac thai cua Singapore-Hinh-3

Công nhân vệ sinh đến thu gom chất thải từ thùng đựng rác tái chế chuyên dụng. Ảnh: Strait Times

Chính phủ Singapore cũng đưa ra nhiều sáng kiến nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, đặc biệt là chính sách thúc đẩy TCR. Theo NEA, từ năm 2001, chính quyền đã cho triển khai Chương trình Tái chế quốc gia. Trong đó, những đơn vị thu gom chất thải công cộng được cơ quan này cấp phép phải làm việc với các công ty tái chế để thực hiện việc thu gom vật liệu tái chế đến tận cửa từng hộ gia đình. Cư dân được cấp phát miễn phí túi tái chế và thùng rác chuyên đựng chất thải tái chế để các công ty TCR thu gom vào một ngày nhất định.

Đặc biệt, ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thu gom rác tái chế, nơi tập kết rác của khu dân cư, người dân có thể đổi rác đã được phân loại cẩn thận để lấy tiền mặt, phiếu mua hàng giảm giá, thẻ tập thể dục, vé thăm quan miễn phí...

Tận dụng đốt rác để phát điện, xây bãi chôn rác ngoài khơi đầu tiên thế giới

Do sở hữu diện tích nhỏ hẹp nên Singapore không có nhiều đất để xây dựng các bãi chôn lấp rác, trong bối cảnh lượng rác thải sinh hoạt đô thị phát sinh quá lớn cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nhanh chóng của đất nước. Ngay từ năm 1990, hai bãi chôn lấp có diện tích lớn nhất Singapore là bãi rác Lim Chu Kang và Lorong Halus đều bị quá tải và buộc phải đóng cửa.

Bai hoc xu ly rac thai cua Singapore-Hinh-4

Nhà máy đốt rác phát điện Tuas South của Singapore. Ảnh: iStock

Để tiết kiệm diện tích và giảm lượng rác phải chôn lấp, ngoài nâng cao ý thức của người dân, tăng cường phân loại rác tại nguồn, đẩy mạnh tái chế và phạt nặng các hành vi gây ô nhiễm môi trường, nhà chức trách đầu tư mạnh vào công nghệ đốt rác để thu năng lượng. Singapore xây nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại Ulu Pandan từ năm 1979 và sau đó xây thêm 4 cơ sở tương tự.

NEA thống kê, 41% lượng chất thải mỗi ngày được chuyển đến các nhà máy đốt rác phát điện, giúp Singapore giảm đến 90% lượng CTR phải chôn lấp, đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng toàn quốc. Tro xỉ từ quá trình đốt rác được gửi đến Trạm trung chuyển hàng hải Tuas và cùng với các chất thải không thể đốt được chuyển đến Semakau, bãi chôn lấp rác duy nhất hiện nay của Singapore để xử lý.

Semakau là bãi chôn lấp rác đầu tiên trên thế giới nằm hoàn toàn giữa biển khơi, với diện tích 350 héc-ta và công suất khoảng 63,2 triệu m3. Bãi chôn lấp này được khởi công xây dựng trên 2 hòn đảo gần nhau Pulau Semakau và Pulau Seking vào năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động đầu tháng 4/1999. Với tổng vốn đầu tư giai đoạn một là 610 triệu đôla Singapore, "đảo rác" này dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn của cả nước đến năm 2035. Chính phủ Singapore đã quyết định đầu tư thêm hàng triệu đô cho giai đoạn 2 của dự án để bãi Semakau có thể hoạt động đến năm 2045.

Bai hoc xu ly rac thai cua Singapore-Hinh-5

Bãi chôn lấp rác ngoài khơi Semakau. Ảnh: Pinterest

Theo Tech Talkers, các biện pháp bảo vệ môi trường biển hiện đại và nghiêm ngặt, được áp dụng trong quá trình xây dựng Semakau đã đảm bảo rằng phần lớn các rạn san hô dọc theo bờ biển phía tây Pulau Semakau còn nguyên vẹn. Hai ô rừng ngập mặn được trồng lại để thay thế rừng đước tự nhiên bị ảnh hưởng cũng đang phát triển mạnh.

Do đó, bãi chôn lấp Semakau không những an toàn, sạch đẹp mà còn là nơi có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng và phong phú với khoảng 700 loài động, thực vật sinh sống, bao gồm cả một số loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá heo trắng Trung Quốc và loài chim lớn nhất Singapore (diệc Sumatra cao 1,2 mét). Từ năm 2005, nhà chức trách đã cho phép các du khách đến thăm “đảo rác” và tham gia các hoạt động giải trí, câu cá, thể thao và ngắm sao.

Rác ngổn ngang trên bãi biển Hà Tĩnh

Giữa ngày hè nắng nóng, những bãi biển ở Hà Tĩnh được xem là điểm đến lý tưởng của người dân và khách du lịch. Thế nhưng bên cạnh hình ảnh đẹp về bãi biển, một số địa điểm vẫn còn rác thải ngổn ngang.

Rac ngon ngang tren bai bien Ha Tinh

Theo ghi nhận của PV tại bãi biển Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh hiện tại ngổn ngang các loại rác thải lâu ngày không được dọn dẹp, chất thành từng đống gây ô nhiễm và rất mất mỹ quan.

Rac ngon ngang tren bai bien Ha Tinh-Hinh-2
Người dân cho biết, một phần rác thải ở đây là do các hộ kinh doanh và người dân nơi đây thải ra, phần nữa rác bị sóng đánh dạt vào bờ.