Nghe phi công Nga kể chuyện đánh trận ở Syria

Khi không quân Nga xuất hiện trên chiến trường Syria, những kẻ khủng bố đã buộc phải thay đổi chiến thuật và di chuyển chủ yếu vào ban đêm. Tuy nhiên, những kẻ khủng bố vẫn không thoát được "con mắt" của phi công Nga.

Một trong những loại hình công tác chiến sự là "săn tự do" - độc lập phát hiện mục tiêu và tấn công sau khi được sự đồng ý của ban chỉ huy - thiếu tá Evgeni Seelev cho biết khi trả lời phỏng vấn báo Krasnaya zvezda. Chính theo cách này, các phi công lái máy bay trực thăng đã phá hủy nhiều mục tiêu của chiến binh.
Nghe phi cong Nga ke chuyen danh tran o Syria
 
Sau khi lực lượng không quân vũ trụ Nga xuất hiện ở Chiến trường Syria, những kẻ khủng bố đã buộc phải thay đổi chiến thuật và di chuyển chủ yếu vào ban đêm. Tuy nhiên, như thiếu tá Seelev nói, nhờ có hỗ trợ từ công nghệ hiện đại, các phi công Nga dù sao cũng vẫn tìm thấy mục tiêu.

"Hệ thống quan sát ban đêm hoạt động rất hiệu quả. Ví dụ, với Mi-28, ta có thể nhận thấy một chiếc xe ôtô ở khoảng cách 15 km, còn từ trên chiếc Mi-35 thì phát hiện mục tiêu ở cự ly 6-7 km" - phi công cho biết.

Các chiến binh có vũ trang tốt và đều qua huấn luyện, khi máy bay trực thăng Nga tham chiến, chúng bắn từ các bệ pháo phòng không và súng máy hạng nặng cỡ nòng lớn. Theo lời phi công Nga, các chiến binh cố sử dụng những tuyến đường ít được biết đến để di chuyển và sử dụng những phương pháp ngụy trang lạ thường.

"Một lần chúng tôi phát hiện chiếc xe tải hòa lẫn với màu sắc của sa mạc địa phương. Hóa ra, chiếc xe bôi đầy hỗn hợp cát và đất sét dính. Ngoài ra, chiến binh nhiều lần tìm cách đánh lạc hướng chúng tôi, tạo ra mục tiêu giả như là mồi nhử" - thiếu tá Seelev nói.

Phi công cũng cho đánh giá về các phương tiện trực thăng Nga mà anh đã từng lái. Trong số đó, Seleev lưu ý đến trực thăng Mi-28.

"Mạnh hơn, cơ động tốt hơn. Đặc tính vũ khí của Mi-28 cũng cho phép làm nhiều thứ, từ máy bay trực thăng này nhìn thấy là bắn luôn được. Buồng lái đã được thiết kế tốt hơn, tổ lái ngồi trong cabin cảm thấy thoải mái, mà đó là yếu tố rất quan trọng" - thiếu tá Evgeni Seelev giải thích.

Philippines: Mỹ là ai mà cản Manila mua tàu ngầm Nga?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đáp trả gay gắt lời cảnh báo của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Schriver về việc Manila mua vũ khí từ Nga, một trong số đó có cả tàu ngầm.

Ông Duterte nói thẳng: “Liệu đấy có phải là cách các ông (Mỹ) đối xử với đồng minh và muốn Manila hợp tác không? Các ông nghĩ mình là ai mà cảnh báo chúng tôi?”.

Nga chờ sẵn, Mỹ sẽ không kích Syria như thế nào?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia quân sự đánh giá, kịch bản cho một vụ không kích quy mô của Mỹ hay đồng minh nhằm vào Syria trong 24 giờ tới chỉ mang lại hiệu quả hạn chế, bất chập việc họ sử dụng dàn vũ khí mạnh nhất của mình.

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Viktor Murakhovski, thành viên Hội đồng tư vấn Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga nhận định, Mỹ có thể giáng đòn tấn công cùng lúc vào một số mục tiêu quân sự Syria, nhưng sẽ không mạo hiểm đánh vào nơi có các quân nhân Nga. Nguồn ảnh: Sputnik
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Viktor Murakhovski, thành viên Hội đồng tư vấn Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga nhận định, Mỹ có thể giáng đòn tấn công cùng lúc vào một số mục tiêu quân sự Syria, nhưng sẽ không mạo hiểm đánh vào nơi có các quân nhân Nga. Nguồn ảnh: Sputnik