Ngấm đòn trực diện từ COVID-19, lãi ròng trong quý 1 của Taseco thấp kỷ lục

(Kiến Thức) - CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (Taseco, HoSE: AST) báo lãi giảm 71% trong quý 1/2020 nhưng đã thực hiện được 74% kế hoạch đề ra.
 

Trong quý 1/2020, Taseco có doanh thu hơn 196 tỷ đồng, giảm 21% so cùng kỳ. Giá vốn hàng bán chiếm gần 104 tỷ đồng nên Công ty thu về gần 93 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm 33% so cùng kỳ.

Trong kỳ, Công ty ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến lên mức gần 13 tỷ đồng từ mức 1,6 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính chỉ ghi nhận hơn 171 triệu đồng, giảm 55% so cùng kỳ.

Song, Taseco ghi nhận sự gia tăng về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Cụ thể, chi phí bán hàng quý 1 gần 59 tỷ đồng, tăng 3%; chi phí quản lý doanh nghiệp gần 31 tỷ đồng, tăng 15%.

Sau cùng, Taseco ghi nhận kết quả lãi ròng giảm 71%, đạt gần 14 tỷ đồng, đây là quý ghi nhận lợi nhuận thấp nhất kể từ năm 2018.

Ngam don truc dien tu COVID-19, lai rong trong quy 1 cua Taseco thap ky luc
 

Taseco hiện là một trong những doanh nghiệp dịch vụ hàng không lớn tại thị trường Việt Nam. Công ty này chuyên quản lý các cửa hàng miễn thuế, cửa hàng lưu niệm tại các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Phú Bài, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn... với thương hiệu Lucky và Jalux Taseco.

Với tình hình dịch bệnh COVID-19, Taseco đã chủ động xây dựng các chỉ tiêu kinh doanh năm 2020 dựa trên các kịch bản về tình hình dịch bệnh với các nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới và trong nước. Cụ thể, công ty lên kế hoạch doanh thu đạt hơn 670 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 27 tỷ đồng, lần lượt giảm tới 41% và 90% so với kết quả đạt được năm 2019.

Phía công ty cũng cho biết kế hoạch 2020 được xây dựng dựa trên giả định kịch bản về tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ hết dịch vào tháng 7, thị trường hồi phục dần và trở lại bình thường từ tháng 9. Do diễn biến rất khó lường của dịch bệnh, trường hợp diễn biến dịch thay đổi, công ty sẽ điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tế kinh doanh tại từng thời điểm cụ thể.

So với kế hoạch mà Công ty đã đặt ra, Taseco đã thực hiện được 74% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Khối tài sản xa xỉ của tỷ phú hiphop Kanye West

Nam nghệ sĩ hiphop Kanye West chính thức được Forbes công nhận là tỷ phú USD vào hôm 24/4 với khối tài sản trị giá 1,3 tỷ USD.

Khoi tai san xa xi cua ty phu hiphop Kanye West

Theo Forbes, khối tài sản 1,3 tỷ USD mà rapper Kanye West sở hữu phần lớn đến từ thương hiệu thời trang Yeezy mà anh sáng lập. West tuyên bố mình nắm giữ đến 3,3 tỷ USD. Ảnh: Getty.

Khoi tai san xa xi cua ty phu hiphop Kanye West-Hinh-2

Forbes ước tính doanh thu Yeezy trong năm 2019 có thể đạt mức 1,5 tỷ USD. Sự thành công, danh tiếng của Yeezy có được nhờ vào các chiến lược tiếp thị độc đáo và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Kim Kardashian - vợ Kanye West. Ảnh: Highsnobiety.

“Lai lịch” các công ty thiết bị y tế tai tiếng “thổi giá” máy xét nghiệm COVID-19

(Kiến Thức) - Ngoài vụ CDC Hà Nội, nhiều công ty thiết bị y tế cũng vướng lùm xùm “thổi giá” máy xét nghiệm COVID-19 tại nhiều tỉnh thành trong nước.

Cùng thời điểm cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam 7 người liên quan đến vụ việc CDC Hà Nội nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm COVID-19 lên 7 tỷ trong khi giá nhập khẩu chỉ 2,3 tỷ, các cơ quan báo chí và dư luận cũng nêu việc nhiều công ty thiết bị y tế “thổi giá” máy xét nghiệm COVID-19 ở các tỉnh thành và CDC trong nước.
“Lai lich” cac cong ty thiet bi y te tai tieng “thoi gia” may xet nghiem COVID-19
 Lãnh đạo CDC Hà Nội cấu kết nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông và một số đơn vị để trục lợi.
Tuy nhiên, ghi nhận của PV Kiến Thức cho thấy máy xét nghiệm COVID-19 đang bị “loạn giá” giữa các công ty thiết bị y tế với các tỉnh.

Có 200 triệu mua 50m² đất liền kề ở quê, 3 năm sau mua nhà thành phố

Nếu 3 năm trước đây, khi nhắc đến chuyện mua nhà Hà Nội, lại còn nhà mặt phố nữa thì anh Thành, 35 tuổi chỉ nghĩ đó là giấc mơ không bao giờ thực hiện được. Vậy mà hiện nay, điều này lại ở trong tầm tay của anh.

3 năm trước, mặc dù thuê trọ tại Hà Nội để đi làm nhưng vợ chồng anh Thành chẳng bao giờ dám nghĩ có đủ tiền mua nhà ở đây.

Thực tâm, dù rất chán ngán với cảnh ở trọ tạm bợ, nhưng vợ chồng anh Thành cũng không dám vay nợ để mua chung cư hay mảnh thổ cư nào bởi vì thu nhập hàng tháng còn quá eo hẹp.