Nga nâng cấp Tor-E2 và cơ hội cho phòng không Việt Nam

Theo TASS, Nga vừa chính thức trình làng Tor-E2 - phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tối tân Tor-M2 hiện đang phục vụ trong quân đội Nga.

Thông tin về biến thể nâng cấp Tor-E2 được Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga cho biết hôm 9/8, phiên bản này sẽ được xuất khẩu trong thời gian tới đây.
Tổ hợp Tor-E2 được miêu tả là có thể tích hợp vào bất cứ hệ thống phòng không nào trên thế giới, kể cả những hệ thống dựa trên tiêu chuẩn của NATO. Tổ hợp này được chờ đợi sẽ đem lại nguồn thu tiềm tàng từ việc xuất khẩu cho Nga.
Đây là sản phẩm của Tập đoàn hàng không vũ trụ Almaz-Antey, không những giữ lại được những đặc tính ưu việt nhất của các hệ thống tên lửa dòng Tor trước đây mà còn trở thành loại vũ khí đáng gờm hơn, có khả năng bảo vệ những phương tiện tấn công hiện đại nhất.
Nga nang cap Tor-E2 va co hoi cho phong khong Viet Nam
Tổ hợp phòng không tầm thấp Tor-M2 của Quân đội Nga. 
Giám đốc điều hành Tập đoàn Almaz-Antey, ông Alexander Mikheyev cho biết việc nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm tới tổ hợp Tor-E2 không phải là điều ngẫu nhiên.
Bởi loại vũ khí mới được phát triển này của Nga sở hữu khả năng chiến đấu xuất sắc cùng với các thông số kỹ thuật cao hơn đa số các tổ hợp tương tự trên thị trường vũ khí toàn cầu. Thậm chí, nếu xét về tính di động và độ bền bỉ, Tor-E2 không có đối thủ.
Tor-E2 có thể tiêu diệt các đối tượng máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và tên lửa chống radar. Bên cạnh đó, chúng còn tỏ ra rất hiệu quả trong việc làm suy giảm khả năng chiến đấu của các vũ khí thông minh, như máy bay không người lái.
Mỗi phương tiện chiến đấu của tổ hợp được trang bị 16 tên lửa, gấp đôi các phiên bản dòng Tor trước đây. Được biết, Tập đoàn Rosoboronexport đã lên kế hoạch sẵn sàng giới thiệu hệ thống phòng không Tor-E2 tại Triển lãm Army-2018 sắp tới tại Trung tâm Patriot.
Việc Nga chính thức trình làng phiên bản xuất khẩu của Tor-M2 tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho những quốc gia muốn mua sắm vũ khí phòng không này, trong đó có Việt Nam.
Được biết, hồi đầu năm 2017, hãng Sputnik lần thứ 2 khẳng định Việt Nam đã ký kết hợp đồng mua hệ thống phòng không Buk-M2 và Tor-M2 do Nga sản xuất.
Theo danh sách Việt Nam mua sắm sản phẩm quốc phòng của Nga những năm gần đây được Sputnik liệt kê cho thấy có sự xuất hiện của tàu ngầm Kilo, tiêm kích Su-30MK2, hệ thống S-300PMU1... Trong bản danh sách này có cả hệ thống phòng không Tor-M2 và Buk-M2.
Và nếu Tor-E2 có mặt trong biên chế các đơn vị phòng không của Việt Nam sẽ là một bất ngờ thú vị bởi nó sở hữu quá nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Các xe chiến đấu được trang bị khí tài trinh sát và điều khiển tên lửa bằng radar, quang học cùng máy tính phần tử, thùng phóng kèm đạn tên lửa sẵn sàng phóng, hệ thống phát nguồn cơ hữu, cho phép xe hoạt động chiến đấu độc lập với khả năng phóng đạn khi dừng ngắn trong hành tiến.
- Việc đồng bộ hoá cao độ giữa máy tính phần tử kỹ thuật số với hệ thống ống phóng đạn thẳng đứng kèm đạn tên lửa có tính năng hướng về mục tiêu nhờ lái hướng bằng liều phụ sau khi rời thùng phóng cho phép hệ thống giảm tới mức thấp nhất thời gian chuẩn bị xạ kích.
Đặc biệt, tổ hợp tên lửa này có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa hành trình, tên lửa chống radar bay bám địa hình siêu thấp ở độ cao chỉ 5m. Phiên bản mới này có khả năng bắt bám và thực hành xạ kích tiêu diệt cùng lúc 4 mục tiêu, gấp đôi so với Tor-M1. Gần như không một loại mục tiêu nào có thể vượt qua được vùng hỏa lực mà nó giăng sẵn.
- Tổ hợp Tor-E2 còn được trang bị đồng bộ các khí tài bảo đảm và phục vụ chiến đấu, bao gồm cả khí tài chiến đấu mô phỏng để huấn luyện kíp trắc thủ. Tất nhiên, các xe đều được trang bị dụng cụ phục vụ sinh hoạt, thiết bị dẫn đường và nhật ký công tác.

Vì sao phòng không Nga "bất lực" nếu Mỹ tấn công Syria?

(Kiến Thức) - Với lực lượng hiện tại của Hải quân Mỹ ở Syria, số lượng Tomahawk tối đa mà Mỹ có thể triển khai dường như vượt quá khả năng đánh chặn của các tổ hợp phòng không Nga kể cả là S-400 đi nữa.

Hiện tại, trong khu vực biển Địa Trung Hải gần Syria, Hải quân Mỹ đang có tổng cộng 4 tàu khu trục và 2 tàu ngầm tấn công hạt nhân áp sát vào khu vực lãnh hải Syria, sẵn sàng tham chiến, ngoài ra còn một lực lượng cực lớn nữa thuộc Hạm đội 6 Hải quân Mỹ đang trên đường tới đây. Nguồn ảnh: USNI.
Hiện tại, trong khu vực biển Địa Trung Hải gần Syria, Hải quân Mỹ đang có tổng cộng 4 tàu khu trục và 2 tàu ngầm tấn công hạt nhân áp sát vào khu vực lãnh hải Syria, sẵn sàng tham chiến, ngoài ra còn một lực lượng cực lớn nữa thuộc Hạm đội 6 Hải quân Mỹ đang trên đường tới đây. Nguồn ảnh: USNI.

Nhìn lại những khoảnh khắc ấn tượng tại Army Games 2018

(Kiến Thức) - Hội thao quân sự quốc tế thường niên International Army Games do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức là đại hội thể thao quân sự lớn nhất thế giới với sự tham gia của 33 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhin lai nhung khoanh khac an tuong tai Army Games 2018
 Tới năm 2018, đây là lần thứ 4 Hội thao quân sự International Army Games (IAG) được Bộ Quốc phòng Nga tổ chức. Năm nay, IAG được coi là có quy mô lớn nhất từ trước tới nay với sự tham gia của 33 quốc gia tranh tài tại 28 nội dung thi và diễn ra tại 7 quốc gia. IAG 2018 chính thức khai mạc từ ngày 28/7 tới 11/8. Nguồn ảnh: TASS.