Nga muốn xây dựng nhà máy lắp ráp T-90 tại Iran

(Kiến Thức) - Nga sẵn sàng xây dựng dây chuyền lắp ráp siêu xe tăng T-90 tại Iran nếu quốc gia này đồng ý mua.

Trang tin quân sự Army Recognition dẫn lời Alexey Zharich - đại diện của công ty quốc phòng Uralvagonzavod (UVZ) Nga cho hay, UVZ sẵn sàng thành lập thành một liên doanh sản xuất xe tăng T-90 tại Iran nếu như các lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Tehran được gỡ bỏ.
Cũng theo Zharich, các chương trình hợp tác quân sự giữa Moscow và Tehran đã bị đình chỉ sau một khoảng thời gian dài do các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với chương trình hạt nhân của Iran vào tháng 6/2010.
Nga muon xay dung nha may lap rap T-90 tai Iran
Hàng tỷ USD là những gì các công ty quốc phòng Nga muốn nhắm tới khi liên tục mời chào Iran.
“Tuy nhiên nếu các lệnh cấm vận này được dỡ bỏ thì UVZ sẽ bắt đầu làm việc với Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Rosobornexport của Nga về khả năng hợp tác với Iran trong việc xây dựng dây chuyền lắp ráp T-90 tại quốc gia này hoặc dây chuyền hiện đại hóa dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72” Zharich nói.
Trước đó, Tư lệnh lực lượng Vũ trang Iran – Chuẩn tướng Ahmad-Reza Purdastan cho biết nước này vẫn chưa có kế hoạch mua dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga và Tehran đang có ý định tự phát triển một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới.
Theo một số chuyên gia quân sự đánh giá, sau khi Iran có quyền tiếp cận với khối tài sản trị giá từ 30-100 tỷ USD trước đây bị đóng băng do lệnh trừng phạt của Phương Tây, thì nhiều khả năng một phần của số tiền này sẽ được Tehran sử dụng để tăng cường khả năng phòng vệ quân sự của nước này trong đó bao gồm cả việc mua sắm các trang thiết bị quân sự mới.

Đo đếm vũ khí Quân đội Iran khiến Mỹ kiêng nể

(Kiến Thức) - Quân đội Iran có quân số khoảng 350.000 người, trang bị hơn 3.000 xe tăng thiết giáp, 300 máy bay chiến đấu các loại cùng hàng trăm tàu chiến.

Giai ma suc manh Quan doi Iran khien My kieng ne
Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIAF), Quân đội Iran là lực lượng hiếm hoi trên thế giới sử dụng cả máy bay chiến đấu của Mỹ và Nga. Iran đang có trong biên chế 44 máy bay chiến đấu F-14 Tomcat mua từ Mỹ những năm 1970. Iran từng tuyên bố họ đã làm chủ quá trình tự sửa chữa, nâng cấp F-14 mà không cần linh kiện từ Mỹ. 

Tiêm kích MiG-21 có mạnh hơn Saab-35 của Thụy Điển?

(Kiến Thức) - Tiêm kích đánh chặn MiG-21 và Saab-35 đều là những chiến đấu cơ tốc độ siêu âm xuất sắc, nhưng Saab-35 có lợi thế hơn về radar so với MiG-21.

Sau Chiến tranh Thế giới II, các nước lớn trên thế giới đẩy mạnh việc phát triển các loại máy bay đánh chặn có tốc độ siêu âm. Trong số các máy bay chiến đấu siêu âm được phát triển trong giai đoạn này, tiêm kích đánh chặn MiG-21 của Liên Xô là một tên tuổi nổi bật.

Tuy nhiên, có một quốc gia nhỏ ở phương Tây là Thụy Điển cũng chế tạo một mẫu tiêm kích đánh chặn siêu âm không hề kém cạnh so với MiG-21 đó là Saab-35 Draken.