Nga hy vọng Anh sẽ “giác ngộ chính trị” sau khi Ngoại trưởng từ chức

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sự đóng góp của cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho quan hệ Nga-Anh rất khiêm tốn và rằng Moskva đang mong đợi Anh sẽ được "giác ngộ chính trị."

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson. (Nguồn: EPA/TTXVN)
 Ngoại trưởng Anh Boris Johnson. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Reuters đưa tin Điện Kremlin ngày 10/7 cho biết sự đóng góp của cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho quan hệ Nga-Anh rất khiêm tốn và rằng Moskva đang mong đợi Anh sẽ được "giác ngộ chính trị."
Bên cạnh đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Nga bác bỏ những cáo buộc của Anh liên quan tới các vụ đầu độc tại thành phố Salisbury và Amesbury của Anh và Moskva hy vọng nguyên nhân sẽ được công bố.
Phát biểu với báo giới, quan chức này nêu rõ: "Chúng tôi hy vọng, Anh sẽ có giác ngộ chính trị về vấn đề này. Sớm hay muộn thì chúng tôi mong đợi một số lời giải thích hay những lí lẽ hợp lý về tình hình hiện nay tại Salisbury và tình hình sau đó"./.

Haiti chìm trong bạo lực vì giá xăng tăng gần 40%

(Kiến Thức) - Biểu tình bạo lực vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố ở Haiti mặc dù chính phủ nước này đã thông báo tạm ngừng kế hoạch tăng giá xăng dầu gây tranh cãi vừa được công bố vào tuần trước.

Theo hãng thông tấn Reuters, người biểu tình đã phong tỏa nhiều đường phố ở Haiti hôm 8/7 và nhiều cửa hàng bị đập phá, cướp bóc trong ngày thứ ba cuộc biểu tình bạo lực bùng phát nhằm phản đối kế hoạch tăng giá xăng dầu của Chính phủ nước này. (Nguồn ảnh: Reuters)
Theo hãng thông tấn Reuters, người biểu tình đã phong tỏa nhiều đường phố ở Haiti hôm 8/7 và nhiều cửa hàng bị đập phá, cướp bóc trong ngày thứ ba cuộc biểu tình bạo lực bùng phát nhằm phản đối kế hoạch tăng giá xăng dầu của Chính phủ nước này. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Các cuộc biểu tình bạo động vẫn tiếp diễn ở thủ đô Port-au-Prince mặc dù Chính phủ nước này đã thông báo ngừng kế hoạch tăng giá xăng dầu được công bố hồi tuần trước.
Các cuộc biểu tình bạo động vẫn tiếp diễn ở thủ đô Port-au-Prince mặc dù Chính phủ nước này đã thông báo ngừng kế hoạch tăng giá xăng dầu được công bố hồi tuần trước. 

Trước đó, ngày 6/7, Chính phủ Haiti công bố biểu giá các loại nhiên liệu mới. Cụ thể, giá xăng sẽ tăng 38%, dầu diesel tăng 47% và kerosene tăng 51%. Ngay lập tức, kế hoạch này đã làm thổi bùng cuộc biểu tình dữ dội tại nhiều thành phố.
Trước đó, ngày 6/7, Chính phủ Haiti công bố biểu giá các loại nhiên liệu mới. Cụ thể, giá xăng sẽ tăng 38%, dầu diesel tăng 47% và kerosene tăng 51%. Ngay lập tức, kế hoạch này đã làm thổi bùng cuộc biểu tình dữ dội tại nhiều thành phố. 

Người biểu tình ném đá, đập phá nhiều cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh, chặn đường phố và đốt lốp xe. Cảnh sát Haiti đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình tại một số địa điểm.
 Người biểu tình ném đá, đập phá nhiều cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh, chặn đường phố và đốt lốp xe. Cảnh sát Haiti đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình tại một số địa điểm.

Bên trong một siêu thị bị cướp phá trong cuộc biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu ở thủ đô Port-au-Prince.
 Bên trong một siêu thị bị cướp phá trong cuộc biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu ở thủ đô Port-au-Prince.

Cảnh sát Haiti áp giải một phụ nữ được tìm thấy trong một ngân hàng bị cướp phá ở Port-au-Prince.
 Cảnh sát Haiti áp giải một phụ nữ được tìm thấy trong một ngân hàng bị cướp phá ở Port-au-Prince.

Hai chiếc xe buýt bị thiêu rụi tại cơ sở thuế quan ở Malpasse.
 Hai chiếc xe buýt bị thiêu rụi tại cơ sở thuế quan ở Malpasse.

Một cảnh sát Haiti mang theo vũ khí trên đường phố Port-au-Prince.
 Một cảnh sát Haiti mang theo vũ khí trên đường phố Port-au-Prince.

Thêm một chiếc ô tô bị phá hủy trong cuộc biểu tình ở thủ đô Haiti.
 Thêm một chiếc ô tô bị phá hủy trong cuộc biểu tình ở thủ đô Haiti.

Người biểu tình lập “rào chắn” trên đường phố thủ đô Haiti.
 Người biểu tình lập “rào chắn” trên đường phố thủ đô Haiti.

Một số người nằm chờ khi nhiều chuyến bay bị trì hoãn tại sân bay quốc tế Tossaint Louverture, thủ đô Port-au-Prince.
 Một số người nằm chờ khi nhiều chuyến bay bị trì hoãn tại sân bay quốc tế Tossaint Louverture, thủ đô Port-au-Prince.

Người đàn ông “đấu khẩu” với cảnh sát Haiti trên đường phố Port-au-Prince.
 Người đàn ông “đấu khẩu” với cảnh sát Haiti trên đường phố Port-au-Prince.

Một chiếc ô tô bị thiêu rụi nằm chắn ngang đường ở vùng ngoại ô Croix-des-Bouquets.
 Một chiếc ô tô bị thiêu rụi nằm chắn ngang đường ở vùng ngoại ô Croix-des-Bouquets.

Cảnh tượng ngổn ngang sau một vụ cướp phá xảy ra tại khu thương mại ở Port-au-Prince.
 Cảnh tượng ngổn ngang sau một vụ cướp phá xảy ra tại khu thương mại ở Port-au-Prince.

Khói đen mù mịt do người biểu tình đốt lốp xe trên đường phố Port-au-Prince.
Khói đen mù mịt do người biểu tình đốt lốp xe trên đường phố Port-au-Prince. 

Mời độc giả xem video: Biểu tình dữ dội phản đối kế hoạch tăng giá nhiên liệu của Chính phủ Haiti (Nguồn: Euro News)

Chân dung tân Ngoại trưởng Anh giữa cơn “khủng hoảng Brexit“

(Kiến Thức) - Thủ tướng May đã bổ nhiệm ông Jeremy Hunt làm Bộ trưởng Ngoại giao mới của Anh, thay thế ông Boris Johnson - người vừa từ chức để phản đối kế hoạch thiết lập mối quan hệ thương mại mật thiết với EU sau khi London rời khỏi khối này.

Ngày 9/7, Thủ tướng Theresa May (giữa) đã bổ nhiệm ông Jeremy Hunt (phải) làm Ngoại trưởng Anh, thay thế cho ông Boris Johnson - người vừa từ chức để phản đối kế hoạch thiết lập mối quan hệ thương mại mật thiết với Liên minh Châu Âu (EU) sau khi Anh rời khỏi khối này. Ảnh: BBC.
 Ngày 9/7, Thủ tướng Theresa May (giữa) đã bổ nhiệm ông Jeremy Hunt  (phải) làm Ngoại trưởng Anh, thay thế cho ông Boris Johnson - người vừa từ chức để phản đối kế hoạch thiết lập mối quan hệ thương mại mật thiết với Liên minh Châu Âu (EU) sau khi Anh rời khỏi khối này. Ảnh: BBC.

Chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ kể từ khi ông Boris đệ đơn từ chức, Bộ trưởng Y tế Jeremy Hunt đã được triệu tập tới Văn phòng Thủ tướng Anh ở số 10 phố Downing để tiếp nhận thông tin về việc bổ nhiệm ông lên vị trí mới. Ảnh: Twitter.
Chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ kể từ khi ông Boris đệ đơn từ chức, Bộ trưởng Y tế Jeremy Hunt đã được triệu tập tới Văn phòng Thủ tướng Anh ở số 10 phố Downing để tiếp nhận thông tin về việc bổ nhiệm ông lên vị trí mới.  Ảnh: Twitter.

Được biết, trong cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh ra đi hay ở lại EU năm 2016, ông Hunt là người đã chọn "Remain" vì muốn ở lại khối này. Ảnh: Getty.
 Được biết, trong cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh ra đi hay ở lại EU năm 2016, ông Hunt là người đã chọn "Remain" vì muốn ở lại khối này. Ảnh: Getty.

Tuy nhiên, đến năm 2017, ông Hunt cho biết đã thay đổi quan điểm về vấn đề này và ủng hộ Brexit vì "thất vọng trước cách ứng xử 'kiêu căng' của EU trong suốt các cuộc đàm phán Brexit với chính phủ Anh". Ảnh: Independent.
 Tuy nhiên, đến năm 2017, ông Hunt cho biết đã thay đổi quan điểm về vấn đề này và ủng hộ Brexit vì "thất vọng trước cách ứng xử 'kiêu căng' của EU trong suốt các cuộc đàm phán Brexit với chính phủ Anh". Ảnh: Independent.

Ông Jeremy Hunt sinh ngày 1/11/1966 tại Kennington, là con trai cả của Admiral Sir Nicholas Hunt - khi đó là một chỉ huy trong Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Telegraph.
Ông Jeremy Hunt sinh ngày 1/11/1966 tại Kennington, là con trai cả của Admiral Sir Nicholas Hunt - khi đó là một chỉ huy trong Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Telegraph.  

Ông Hunt từng theo học tại trường Charterhouse và sau đó học ngành Triết học-Chính trị và Kinh tế tại trường Magdalen của Đại học Oxford. Ảnh: AP.
 Ông Hunt từng theo học tại trường Charterhouse và sau đó học ngành Triết học-Chính trị và Kinh tế tại trường Magdalen của Đại học Oxford. Ảnh: AP.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Hunt làm chuyên viên tư vấn quản lý và sau đó trở thành một giáo viên Tiếng Anh tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Hunt làm chuyên viên tư vấn quản lý và sau đó trở thành một giáo viên Tiếng Anh tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters. 

Năm 1991, Hunt cùng người bạn của ông Mike Elms thành lập công ty Profile PR chuyên về IT. Ảnh: Getty.
Năm 1991, Hunt cùng người bạn của ông Mike Elms thành lập công ty Profile PR chuyên về IT.  Ảnh: Getty.

Ông Jeremy Hunt được bầu vào Quốc hội Anh năm 2005. Sau khi vào Quốc hội, ông trở thành người phát ngôn về các vấn đề văn hóa cho Đảng Bảo thủ. Ảnh: Express.
 Ông Jeremy Hunt được bầu vào Quốc hội Anh năm 2005. Sau khi vào Quốc hội, ông trở thành người phát ngôn về các vấn đề văn hóa cho Đảng Bảo thủ. Ảnh: Express.

Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012, ông Hunt giữ chức Bộ trưởng Văn hóa Anh. Ảnh: CNA.
 Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012, ông Hunt giữ chức Bộ trưởng Văn hóa Anh. Ảnh: CNA.

Ngày 4/9/2012, ông Jeremy Hunt được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế. Như vậy, tính đến thời điểm được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Anh hôm 9/7 vừa qua thì ông Jeremy đã giữ chức Bộ trưởng Y tế được hơn 5 năm rưỡi và đây là một nhiệm kỳ dài nhất trong những Bộ trưởng Y tế của Anh từ trước tới nay. Ảnh: ITV.com.
 Ngày 4/9/2012, ông Jeremy Hunt được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế. Như vậy, tính đến thời điểm được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Anh hôm 9/7 vừa qua thì ông Jeremy đã giữ chức Bộ trưởng Y tế được hơn 5 năm rưỡi và đây là một nhiệm kỳ dài nhất trong những Bộ trưởng Y tế của Anh từ trước tới nay. Ảnh: ITV.com.

Mời độc giả xem thêm video: Thị trường quốc tế trong tình trạng hỗn loạn vì Brexit năm 2016 (Nguồn: VTC14)