Nga đã sẵn sàng đưa tên lửa đạn đạo Sarmat vào sản xuất

(Kiến Thức) - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuriy Borisov cho biết Nga đã sẵn sàng bắt tay vào việc sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa ICBM Sarmat mới nhất và tuyên bố nó không thể bị đánh chặn.

Global Times dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Borisov cho hay, Nga đã sẵn sàng bắt tay vào quá trình sản xuất hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất mang tên Sarmat.
Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat. Ảnh: Sputnik.
Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat. Ảnh: Sputnik. 
“Tôi có thể nói rằng tất cả các vấn đề liên quan đến sản xuất, thực nghiệm, khoa học và kỹ thuật đã được khắc phục. Cơ sở cần thiết cho quá trình sản xuất tên lửa Sarmat theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga đã sẵn sàng”, Thứ trưởng Borisov trả lời phỏng vấn báo Krasnaya Zvezda.
Mời độc giả xem thêm video: Nga phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa từ tàu ngầm (Nguồn: VTV1)
Vị quan chức quốc phòng Nga nói thêm, quân đội nước này sẽ sớm thay thế tên lửa ICBM R-36M2 Voevoda do Liên Xô sản xuất trước đây.
Trước đó, trong Thông điệp Liên bang ngày 1/3, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống tên lửa Sarmat “gần như không có giới hạn phạm vi hoạt động” và có thể xuyên thủng bất cứ lá chắn tên lửa nào.
Với tầm bắn 18.000 km, Sarmat hứa hẹn sẽ mạnh hơn bất cứ tên lửa nào trên thế giới hiện nay. Nó có sức sát thương lên tới 750 kiloton/quả và được dự báo sẽ trở thành tên lửa tối tân của Quân đội Nga trong giai đoạn 2020-2035.

Tên lửa Hwasong-15 giúp Triều Tiên đứng ngang hàng với Mỹ

(Kiến Thức) - Với tầm bắn ước tính 13.000km, tên lửa Hwasong-15 đã giúp Triều Tiên gia nhập hàng ngũ các cường quốc tên lửa đạn đạo có tầm bắn trên 10.000km.

Theo thông điệp được Bình Nhưỡng phát đi cho biết, mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 được nước này phóng thử vào rạng sáng 29/11 hoàn toàn có khả năng bay tới bất cứ nơi nào trong lãnh thổ Mỹ kể cả thủ đô Washington D.C nằm ở bờ Đông nước Mỹ. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Theo thông điệp được Bình Nhưỡng phát đi cho biết, mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 được nước này phóng thử vào rạng sáng 29/11 hoàn toàn có khả năng bay tới bất cứ nơi nào trong lãnh thổ Mỹ kể cả thủ đô Washington D.C nằm ở bờ Đông nước Mỹ. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Thông tin trên được phía Triều Tiên phát đi trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng của nước này ngay sau khi vụ thử tên lửa diễn ra. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
  Thông tin trên được phía Triều Tiên phát đi trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng của nước này ngay sau khi vụ thử tên lửa diễn ra. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.

Bình Nhưỡng cũng khẳng định, cuộc thử nghiệm tên lửa Hwasong-15 của nước này đã thành công tốt đẹp và hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới an ninh hay nhắm tới bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Nói cách khác, như tuyên bố gần đây của Bình Nhưỡng mục tiêu cuối cùng của nước này chính là Mỹ. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
 Bình Nhưỡng cũng khẳng định, cuộc thử nghiệm tên lửa Hwasong-15 của nước này đã thành công tốt đẹp và hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới an ninh hay nhắm tới bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Nói cách khác, như tuyên bố gần đây của Bình Nhưỡng mục tiêu cuối cùng của nước này chính là Mỹ. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Trước đó, vào rạng sáng ngày 29/11, Triều Tiên đã tiến hành phóng thử lần đầu tiên tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 của nước này. Tên lửa Triều Tiên đã thực hiện hành trình dài khoảng 950 km và với tới độ cao đạt được xấp xỉ 4.500 km trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
  Trước đó, vào rạng sáng ngày 29/11, Triều Tiên đã tiến hành phóng thử lần đầu tiên tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 của nước này. Tên lửa Triều Tiên đã thực hiện hành trình dài khoảng 950 km và với tới độ cao đạt được xấp xỉ 4.500 km trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.

Mỹ ngã ngửa trước bí mật về công nghệ tên lửa Triều Tiên

(Kiến Thức) - "Nuôi ong tay áo", có vẻ phù hợp trong hoàn cảnh này khi chính Ukraine lại là quốc gia hỗ trợ công nghệ tên lửa cho Triều Tiên để đe dọa Mỹ.

Theo tờ New York Times (NYT) đưa tin, việc Triều Tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với tầm bắn có thể vươn đến các vùng lãnh thổ của Mỹ là nhờ sự "giúp đỡ" rất lớn từ các động cơ tên lửa mà Bình Nhưỡng có được từ thị trường vũ khí chợ đen. Và trong quá trình điều tra nhóm phóng viên của New York Times nhận thấy rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa những động cơ tên lửa được sản xuất bởi Ukraine với các mẫu tên lửa ICBM mà Triều Tiên phóng thử thành công trong khoảng thời gian gần đây. Và bằng một cách nào đó động cơ tên lửa của Ukraine đã đến được nơi cần nó nhất...

 Một vài bằng chứng được NYT công bố cũng chỉ ra rằng, trong thời gian khoảng 2 năm gần đây các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với các vụ phóng được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2015 trở về trước. Lý giải cho điều này, nhóm phóng viên điều tra của NYT cho rằng, giai đoạn trước năm 2015 phía tình báo Mỹ đã can thiệp rất tốt vào chương trình tên lửa Triều Tiên với việc cung cấp những hướng đi sai cho quá trình phát triển tên lửa và đặc biệt là thao túng được các nguồn cung cấp thiết bị trên chợ đen để bán cho Triều Tiên toàn “hàng đểu”.