Nga chào bán Indonesia hàng loạt vũ khí "khủng"

(Kiến Thức) - Công ty quốc phòng Nga mới đây đã giới thiệu hàng loạt vũ khí tối tân như xe bọc thép BTR-80A, BMP-3F, PTS-4, tổ hợp Pantsir-S1 tới đối tác Indonesia.

Theo tờ Defesa Global, Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport của Nga vừa có buổi hội đàm với Bộ quốc phòng Indonesia nhằm tìm kiếm thêm cơ hội xuất khẩu dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3F do công ty cổ phần quốc phòng Kurganmashzavod chế tạo vốn đang được Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Indonesia sử dụng.
Được biết, phía Rosoboronexport cũng đề xuất cung cấp cho Indonesia hàng loạt vũ khí tối tân khác như xe bọc thép chở quân BTR-80A, xe bọc thép lội nước PTS-4 và tổ hợp tên lửa – pháo phòng không di động Pantsir-S1. 
Nga chao ban Indonesia hang loat vu khi
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3F của Lính thủy đánh bộ Indonesia.
Những chiếc BMP-3F đầu tiên được Nga chuyển giao cho Indonesia từ năm 2010 và cho tới nay lực lượng Lính thủy Đánh bộ Indonesia có trong biên chế hơn 50 chiếc BMP-3F với nhiều biến thể khác nhau.
Theo thiết kế, BMP-3F của Indonesia được trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ gồm một pháo tự động 2A70 100mm, pháo đồng trục tự động 2A72 30mm và súng máy PKTM 7.62mm. Trong đó pháo tự động 100mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn đường 9M117 Bastion qua nòng.
Bên cạnh đó, BMP-3F còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực có khả năng hổ trợ xạ thủ xác định mục tiêu, hệ thống quan sát dành cho chỉ huy xe, máy tính đường đạn, hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống thông tin liên lạc và các hệ thống phòng vệ chủ động lẫn thụ động. 
Tùy theo nhu cầu của khách hàng một số biến thể BMP-3 còn được trang bị hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt Vesna-K có khả năng quan sát toàn cảnh 360 độ xung quanh xe.

Ngoài vũ khí tối tân lục quân, Nga được cho là đang tích cực chào bán tàu ngầm Kilo cùng một số mẫu tàu chiến khác và đặc biệt là tiêm kích đa năng Su-35. Trước đó, Indonesia đã nhập khẩu số lượng nhỏ Su-27SK/SKM và Su-30MK/MK2.

Việt Nam đã mua tên lửa phòng không SPYDER của Israel?

(Kiến Thức) - Việt Nam có thể đã mua hệ thống tên lửa phòng không SPYDER rất hiện đại do Israel sản xuất, có khả năng bắn hạ nhiều loại mục tiêu. 

Viet Nam da mua ten lua phong khong SPYDER cua Israel?
Thông tin cho thấy khả năng này vừa được báo Quân đội Nhân dân Online tiết lộ trong một bài viết về Quân chủng Phòng không – Không quân. “Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân chủng PK-KQ hiện đại, những năm qua, quân chủng đã tích cực triển khai nhiều dự án nhằm cải tiến, nâng cao tuổi thọ và tính năng của các loại VKTBKT; đồng thời, từng bước đầu tư mua sắm các loại VKTBKT mới, hiện đại như tổ hợp ra-đa cảnh giới ELM-2288/ER, đài ra-đa cảnh giới 36D6, ra-đa thụ động Kolchuga; tên lửa SPIDER, S-300PMU1, S-125-2TM…”, trích dẫn bài viết “Xây dựng lực lượng phòng không-không quân hiện đại, bảo vệ vững chắc bầu trời”.  

Giải mã chuyến bay phi đội MiG-21 vào Biên Hòa ngày 14/5/1975

Phi đội tiêm kích MiG-21 thuộc Trung đoàn 927 cất cánh từ sân bay Kép (Bắc Giang) đã hạ cánh xuống Biên Hòa (Đồng Nai) lúc 10h30 phút ngày 14/5/1975. 

Trong những ngày không khí của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đang làm nức lòng mỗi người dân Việt Nam, có một phi đội tiêm kích MiG-21 của Trung đoàn 927, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã vinh dự được nhận trọng trách nhanh chóng chuyển sân vào sân bay Biên Hòa để chuẩn bị cho nhiệm vụ bay đội hình tại Lễ Diễu binh mừng Chiến thắng 30/4; đồng thời làm lực lượng nòng cốt thành lập Trung đoàn 935, đơn vị tiền thân của Sư đoàn Không quân 370 anh hùng.
Giai ma chuyen bay phi doi MiG-21 vao Bien Hoa ngay 14/5/1975
 Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hải (thứ 4 từ phải sang) và các phi công trong phi đội chuyển sân tháng 5/1975, chụp ảnh tại Trung đoàn 935.