Nga bắt đầu chế tạo tên lửa S-500 thay thế “rồng lửa” S-400

(Kiến Thức) - Trả lời phỏng vấn nhật báo Kommersant, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết nhà máy ở Nizhny Novgorod đã bắt đầu sản xuất các bộ phận cho tổ hợp phòng không S-500 tiên tiến.

Theo Army Recognition, trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Kommersant, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho hay nhà máy ở Nizhny Novgorod đã bắt tay vào việc sản xuất các bộ phận cho tổ hợp phòng không S-500 đầu tiên của nước Nga.
Mô hình hệ thống phóng di động của tên lửa phòng không S-500. Ảnh: D.R.
 Mô hình hệ thống phóng di động của tên lửa phòng không S-500. Ảnh: D.R.
“Theo quyết định của Tổng thống Nga, tập đoàn Almaz-Antey Concern đã xây dựng hai nhà máy ở Kirov và Nizhny Novgorod. Dự kiến, nhà máy Kirov có thể sản xuất hàng nghìn quả tên lửa phòng không mỗi năm. Trong khi đó, nhà máy ở Nizhny Novgorod đã bắt đầu sản xuất các bộ phận cho tổ hợp tên lửa S-500 trên khung gầm tự hành”, Phó Thủ tướng Rogozin nói.
Mời độc giả xem thêm video: Cận cảnh Nga khai hỏa hàng loạt tên lửa S-400 (Nguồn: Vietnamnet.vn)
Nguồn tin cho hay, tổ hợp phòng không S-500 với vòng đời trung bình 25 năm sẽ thay thế “rồng lửa” S-400 đang hoạt động trong Quân đội Nga. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, tổ hợp phòng không S-500 sẽ được biên chế từ năm 2020.
Được biết, S-500 "Prometheus" là thế hệ mới nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không do Nga sản xuất và hiện đang được Tập đoàn quốc phòng Almaz-Antey phát triển.
Theo các nguồn tin Nga, S-500 là phiên bản cải tiến của S-400 với các bộ phận chuyên dụng được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo có độ cao lên đến 200 km.

Tên lửa S-400 Nga đã có khả năng chiến đấu ở Syria

(Kiến Thức) - Với sự xuất hiện của đài điều khiển 92N6E cho thấy tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga đã sẵn sàng chiến đấu ở Syria. 

Ten lua S-400 Nga da co kha nang chien dau o Syria
Hôm 27/11, cả thế giới đã được một phen “sốc” khi Nga chính thức triển khai tổ hợp tên lửa phòng không S-400 tới căn cứ ở Latakia, Syria. Việc đưa S-400 tới Syria được cho là nhằm bảo vệ các máy bay ném bom Nga trước mọi mối đe dọa trên không sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24M.  

Mãn nhãn “Đại bàng tấn công” F-15E Mỹ trình diễn ở xứ Wales

(Kiến Thức) - Phi đội tiêm kích F-15E của Không quân Mỹ vừa có đợt diễn tập bay đầy ấn tượng tại thung lũng Machynlleth Loop của xứ Wales. Đây cũng là địa điểm yêu thích của phi công Mỹ trong bay chiến đấu diễn tập không chiến tầm thấp.

Theo The Sun, địa điểm diễn ra buổi bay huấn luyện của tiêm kích F-15E Mỹ là thung lũng Machynlleth Loop gần Barmouth, xứ Wales. Ảnh: The Sun.
 Theo The Sun, địa điểm diễn ra buổi bay huấn luyện của tiêm kích F-15E Mỹ là thung lũng Machynlleth Loop gần Barmouth, xứ Wales. Ảnh: The Sun.

"Đại bàng tấn công" F-15E Strike Eagle được biết đến là máy bay tiêm kích tấn công đa năng của Mỹ, có thể hoạt động trong mọi thời tiết. Ảnh: The Sun.
"Đại bàng tấn công" F-15E Strike Eagle được biết đến là máy bay tiêm kích tấn công đa năng của Mỹ, có thể hoạt động trong mọi thời tiết. Ảnh: The Sun.

Trong buổi tập huấn, F-15E bay ở độ cao tối thiểu là 76,2 mét với vận tốc tối đa 925 km/h. Ở điều kiện bình thường, F-15E có khả năng bay với tốc độ tối đa Mach 2,5 (khoảng 2.655 km/h). Ảnh: The Sun.
Trong buổi tập huấn, F-15E bay ở độ cao tối thiểu là 76,2 mét với vận tốc tối đa 925 km/h. Ở điều kiện bình thường, F-15E có khả năng bay với tốc độ tối đa Mach 2,5 (khoảng 2.655 km/h). Ảnh: The Sun.

Những chiếc F-15E Strike Eagle được trang bị radar theo dõi địa hình tiên tiến cho phép chiến đấu cơ này không chiến ở tầm bay cực thấp. Ảnh: The Sun.
 Những chiếc F-15E Strike Eagle được trang bị radar theo dõi địa hình tiên tiến cho phép chiến đấu cơ này không chiến ở tầm bay cực thấp. Ảnh: The Sun.

Tiêm kích F-15E có cụm dò tìm mục tiêu chứa bộ định vị laser và hệ thống dò có thể đánh dấu mục tiêu đối phương ở vị trí cách xa đến 16km. Ảnh: The Sun.
 Tiêm kích F-15E có cụm dò tìm mục tiêu chứa bộ định vị laser và hệ thống dò có thể đánh dấu mục tiêu đối phương ở vị trí cách xa đến 16km. Ảnh: The Sun.

F-15E cũng mang được tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM và còn được trang bị pháo 20 mm,... Ảnh: The Sun.
F-15E cũng mang được tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM và còn được trang bị pháo 20 mm,... Ảnh: The Sun.

Được chế tạo vào những năm 1980, F-15E từng tham gia vào cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh và Iraq. Ảnh: The Sun.
 Được chế tạo vào những năm 1980, F-15E từng tham gia vào cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh và Iraq. Ảnh: The Sun.

Hai phi công ngồi trong khoang lái F-15E trong buổi huấn luyện. Ảnh: The Sun.
 Hai phi công ngồi trong khoang lái F-15E trong buổi huấn luyện. Ảnh: The Sun.

Tiêm kích F-15E khi di chuyển với tốc độ nhanh. Ảnh: DM.
 Tiêm kích F-15E khi di chuyển với tốc độ nhanh. Ảnh: DM.

Hiện tại, F-15E là một trong những chiến đấu cơ được Không quân Mỹ triển khai đến khu vực Trung Đông để tiến hành những đợt không kích nhằm vào phiến quân IS. Ảnh: DM.
Hiện tại, F-15E là một trong những chiến đấu cơ được Không quân Mỹ triển khai đến khu vực Trung Đông để tiến hành những đợt không kích nhằm vào phiến quân IS. Ảnh: DM.