Né trừng phạt LHQ, tàu Triều Tiên đổi tên?

(Kiến Thức) - Công ty Quản lý Hải dương nằm trong danh sách đen của LHQ đã đổi tên hầu hết các tàu thuyền để tiếp tục hoạt động.

Một công ty hàng hải Triều Tiên nằm trong danh sách đen của Liên Hiệp Quốc đã đổi tên hầu hết các tàu thuyền của công ty để che đậy nguồn gốc và tiếp tục hoạt động bất hợp pháp, vi phạm hình phạt của Liên Hiệp Quốc, theo báo cáo của tổ chức này.
Các chuyên gia thuộc Ban hội thẩm của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề Triều Tiên, thực hiện trách nhiệm giám sát việc thi hành các hình phạt với Bình Nhưỡng, đã đưa ra thông tin trong bản báo cáo dài 76 trang rằng nước này “tiếp tục thách thức nghị quyết của Hội đồng Bảo an bằng việc tiếp tục duy trì chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo”.
Ne trung phat LHQ, tau Trieu Tien doi ten?
 Máy bay chiến đấu MIG-21 trên tàu Chong Chon Gang.
Triều Tiên đang phải chịu sự trừng phạt từ Liên Hiệp Quốc vì các chương trình thử nghiệm hạt nhân và vận hành tên lửa. Cùng với đó, Bình Nhưỡng cũng đang bị cấm xuất nhập khẩu công nghệ hạt nhân và tên lửa cùng lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa xa xỉ.
Báo cáo của các chuyên gia cũng đưa ra thông tin rằng các lệnh trừng phạt không nhằm vào lương thực và hàng cứu trợ nhưng gợi ý rằng Liên Hiệp Quốc có thể sẽ đưa ra danh sách hàng miễn thuế.
Hội đồng Bảo An đã liệt Công ty Quản lý hải dương (Ocean Maritime Management Company - OMM) vào danh sách đen từ tháng 7/2014 vì đã vận chuyển trái phép trên con tàu Chong Chon Gang, con tàu bị bắt tại Panama khi đang vận chuyển vũ khí bao gồm 2 máy bay chiến đấu MiG-21 giấu dưới hàng ngàn tấn đường.
“Cho đến thời điểm hiện tại, 13/14 con tàu của OMM đã được đổi tên và chuyển đổi hình thức sở hữu”, bản báo cáo cho hay.
Thông tin trong báo cáo cũng cho biết OMM làm việc với nhiều cá nhân và đối tượng tại các quốc gia như Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp, Malaysia, Peru, Nga, Singapore và Thái Lan.
Ban hội thẩm đưa ra gợi ý Hội đồng bảo an nên áp đặt các lệnh trừng phạt lên cả phó chủ tịch công ty OMM Choe Chol Ho và chủ tịch Công ty vận tải biển Chongchongang là ông Kim Ryong Chol cùng 3 giám đốc điều hành khác của công ty Chongchongang.
Bản báo cáo cho rằng chính sách ngoại giao của Triều Tiên, chính quyền và các đại diện thương mại đã đóng vai trò chủ chốt trong các giao dịch vũ khí và tên lửa bất hợp pháp.

Ảnh mới nhất về cuộc sống của người dân Triều Tiên

(Kiến Thức) - Phóng viên ảnh Wong Maye-E của hãng tin AP ghi lại cuộc sống hàng ngày của người dân Triều Tiên, trong chuyến thăm tới đất nước này vào tháng trước.

Công nhân làm việc tại nhà máy dệt Kim Jong Suk ở Bình Nhưỡng. Đây là nhà máy dệt lớn nhất Triều Tiên, với 8.500 công nhân, bao gồm 80% là nữ giới.
Công nhân làm việc tại nhà máy dệt Kim Jong Suk ở Bình Nhưỡng. Đây là nhà máy dệt lớn nhất Triều Tiên, với 8.500 công nhân, bao gồm 80% là nữ giới.

Dân Triều Tiên học cách khởi nghiệp ra sao?

(Kiến Thức) - Nhiều người dân Triều Tiên tham gia các lớp đào tạo của Tổ chức phi chính phủ Trao đổi Choson để trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế.

Làm cách nào để lập một bản đề án kinh doanh? Bạn làm thế nào để biến các sản phẩm của mình trở thành thương hiệu nổi tiếng? Bạn làm thế nào để quảng bá các sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp? Chỉ rất ít người dân Triều Tiên trả lời đúng các câu hỏi vốn hiếm khi được đặt ra ở đất nước có nền kinh tế do nhà nước quản lý này. Ít nhất là vào thời điểm bây giờ. Và anh Andray Abrahamian muốn thay đổi điều đó. Anh hiện là Giám đốc tổ chức phi chính phủ mang tên Trao đổi Choson (Choson Exchange) trụ sở ở Singapore, chuyên giảng dạy các kiến thức cơ bản về kinh doanh ở Triều Tiên.
Dan Trieu Tien hoc cach khoi nghiep ra sao?
Giám đốc Andray Abrahamian (đứng bên phải ngoài cùng) xuất hiện trong một lớp học.

Kể từ năm 2009, Tổ chức Trao đổi Choson đã thực hiện nhiều cuộc hội thảo ở thủ đô Bình Nhưỡng, Wonsan và ở Rason với những khóa huấn luyện giống hệt như ở các nước khác mà tổ chức này giảng dạy. Cho tới nay, hơn 800 người dân Triều Tiên đã tham gia các khóa học dạng này.