Nấu canh cua theo cách này gạch đóng thành tảng, không tanh

Canh cua dân dã, quen thuộc nhưng nấu làm sao để gạch cua đóng thành tảng, mịn bông không lợn cợn cặn cua thì không phải ai cũng làm được.

Canh cua là một trong những món ăn thơm ngon, thanh mát và được nhiều người yêu thích trong ngày hè. Canh cua không chỉ bổ dưỡng mà còn khiến bữa cơm giữa tiết trời oi nóng thêm phần hấp dẫn.

Vào những ngày hè, chẳng cần món ăn gì cao sang, có lẽ chỉ một bát canh cua với thịt và gạch cua đóng thành từng mảng, vài quả cà pháo là xong bữa cơm.

Canh cua dân dã, quen thuộc như thế nhưng nấu làm sao để thịt, gạch cua có thể đóng thành từng mảng cũng cần có bí quyết. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn nấu được nồi canh cua như ý:

- Chọn cua

Nau canh cua theo cach nay gach dong thanh tang, khong tanh

Nguyên liệu tươi sống là yếu tố quan trọng quyết định món ăn của bạn có ngon hay không. Với món canh cua thì nguyên liệu chính là cua đồng. Cua đồng ngon nhất vào thời điểm đầu tháng và cuối tháng âm lịch, lúc này cua béo, nhiều thịt. Còn nếu ăn vào giữa tháng, là thời điểm cua lột vỏ, sẽ gầy, yếu.

Nên chọn cua có màu sắc tươi sáng, sờ vào mình chắc chắn, có đủ tất cả càng. Những con cua sủi bọt nhiều, sẵn sàng kẹp lại là những con khỏe, thịt ngon. Không nên mua những con không di chuyển được hoặc di chuyển chậm.

Nếu chọn cua đực thì nhiều thịt, còn chọn cua cái thì nhiều gạch. Nhiều người thường chọn cua cái vì cho rằng cua cái chắc thịt hơn cua đực. Ngoài ra, chọn con cua to cỡ ngón chân trở lên sẽ nhiều thịt và thơm. Trong khi cua non nhỏ sẽ làm nước bị hoi. Những con cua mà yếm đang có con thì không nên chọn vì sẽ làm nước bị tanh.

- Sơ chế cua

Nau canh cua theo cach nay gach dong thanh tang, khong tanh-Hinh-2

Cua mua về bạn rửa 2-3 lần và ngâm cua khoảng 25 phút với nước để cua nhả hết bùn bẩn. Sau đó, rửa sạch lại một lần nữa rồi tách phần mai và yếm cua, cũng như lấy gạch từ mai cua.

Nau canh cua theo cach nay gach dong thanh tang, khong tanh-Hinh-3

Tiếp theo, bạn mang phần mai và yếm cua đi giã. Để cua nhiều gạch bạn nên giã tay thay vì xay máy. Trước khi giã nên cho một thìa muối vào. Việc này không phải để cua bớt tanh, mà giúp cho protein được kết dính với nhau tốt hơn, khi nấu lên sẽ tạo thành mảng. Đây là lý do khi quết thịt mà cho muối thì khối thịt sẽ dẻo mịn hơn là không dùng muối.

Giã xong, bạn đổ vào cối lượng nước thích hợp và lọc qua rây lọc để loại bỏ xác cua. Lưu ý, không nên cho quá nhiều nước khi lọc cua vì như vậy sẽ khiến nước cua bị loãng, làm canh kém phần ngon ngọt.

- Nấu canh cua

Nau canh cua theo cach nay gach dong thanh tang, khong tanh-Hinh-4

Bạn cho phần nước cua đã lọc được vào nồi, đun lửa nhỏ và không khuấy. Khi thấy gạch cua bắt đầu nổi lên, bạn nghiêng nhẹ nồi để gạch kết lại. Tiếp tục nấu thêm khoảng 3 phút thì thêm rau và phần gạch lấy từ mai cua vào. Bạn dìm rau nhẹ nhàng để tránh làm vỡ gạch cua.

Trước khi tắt bếp khoảng 1 phút, bạn nêm nếm nồi canh với chút muối và nước mắm. Nếu có mắm cáy thì thêm 1 muỗng nhỏ, không có thì bỏ qua.

Tùy theo sở thích mà chị em có thể nấu canh cua với rau mồng tơi, mướp hoặc rau muống, rau cải. Để rau không bị nồng và giữ được màu xanh thì nên mở vung khi nấu.

Nau canh cua theo cach nay gach dong thanh tang, khong tanh-Hinh-5

Với những hướng dẫn như trên, đảm bảo bạn sẽ có bát canh cua thơm nức, nước canh ngọt, thịt cua béo ngậy, đóng mảng, không tanh, ai thấy cũng thèm.

Người nuôi cua kiểng thu hơn trăm triệu đồng/tháng ở Hà Nội

Anh Hà Xuân Lộc nuôi giống và bán nhiều loài cua màu sắc trong đó có cả loài cua ma cà rồng độc, lạ. Mỗi tháng, xưởng này xuất gần 1.000 con đi các tỉnh, thành cả nước, thu về hơn trăm triệu đồng.

Nguoi nuoi cua kieng thu hon tram trieu dong/thang o Ha Noi

Năm 2016, anh Hà Xuân Lộc (34 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) bắt đầu tìm hiểu về thú chơi và nuôi cua kiểng, điều còn mới và lạ ở thị trường Việt Nam. Kể từ đó đến nay, sau khi nghiên cứu thành công, mỗi tháng, hai cơ sở tại Hà Nội, TP.HCM của anh cho xuất xưởng gần 1.000 con đi khắp cả nước.

Nguoi nuoi cua kieng thu hon tram trieu dong/thang o Ha Noi-Hinh-2

Cua kiểng không phải là loài động vật ngoại lai xâm hại. Để có màu sắc ưng ý, anh Lộc lấy đất từ những khu vực chúng sinh sống rồi xây hang nhân tạo. Trong quá trình ăn cua gặm cả đất và tạo ra các màu khác nhau như vàng cam, đỏ, xanh dương. Với loài đột biến chúng sẽ có màu bạch tạng.

Nguoi nuoi cua kieng thu hon tram trieu dong/thang o Ha Noi-Hinh-3

Thời gian đầu mới nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật và phương pháp nên toàn bộ cua giống của anh Lộc đều chết. Sau hai năm, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, những cá thể cua giống đầu tiên được anh nhân giống, phát triển khoẻ mạnh. Anh Lộc chia sẻ, môi trường sống của cua rất quan trọng, không được để nước ô nhiễm, nhiệt độ lý tưởng từ 22 - 27 độ C, lượng oxy phải luôn dồi dào và mực nước chỉ khoảng 60% chiều cao cơ thể.

Nguoi nuoi cua kieng thu hon tram trieu dong/thang o Ha Noi-Hinh-4

Do tính cách của cua hung hăng và chiếm lĩnh lãnh thổ cao, chúng có thể đánh nhau đến gãy càng, vì vậy khi nuôi diện tích bể phải hợp lý, không được quá nhỏ khiến chúng căng thẳng. Lúc bé cua thường lột xác liên tục nhưng khi trưởng thành chúng sẽ lột xác mỗi năm một lần.

Nguoi nuoi cua kieng thu hon tram trieu dong/thang o Ha Noi-Hinh-5

Cua kiểng là động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như cám cá, tảo, tép...

Nguoi nuoi cua kieng thu hon tram trieu dong/thang o Ha Noi-Hinh-6

Để phát triển khoẻ mạnh cua kiểng phải được nạp đủ chất dinh dưỡng protein. Ngoài ra canxi rất cần thiết cho vỏ cua. "Không chỉ cám cá là thức ăn hàng ngày, tôm, tép và những loại thức ăn có vỏ cũng cần được bổ sung. Tuổi thọ của chúng từ 3-5 năm, nếu được nuôi trong điều kiện tốt có thể lên đến chục năm", anh Lộc chia sẻ.

Nguoi nuoi cua kieng thu hon tram trieu dong/thang o Ha Noi-Hinh-7

“Dòng cua này vẻ ngoài trông hung dữ với cặp càng to và cong, nhưng sống trong một môi trường chúng rất hoà hợp với các loài cá, trừ cá vàng vì chúng di chuyển khá chậm.

Nguoi nuoi cua kieng thu hon tram trieu dong/thang o Ha Noi-Hinh-8

Ngoài ra, người chủ còn cho nhân giống nhiều loại khác như cua ma cà rồng (có tên khoa học là Geosesarma dennerie, thuộc họ Sesarmidae), thường được tìm thấy ở Ấn Độ, vùng Đông Nam Á. Cua ma cà rồng có tuổi thọ trung bình 2-3 năm, là loại động vật ăn tạp, có nhiều màu sắc rực rỡ và đặc biệt ở càng của chúng có những sợi lông giống như gai sắc nhọn.

Nguoi nuoi cua kieng thu hon tram trieu dong/thang o Ha Noi-Hinh-9

Với tập tính sống về đêm và không thích ánh sáng, để cua phát triển tự nhiên, anh Lộc thiết kế bể với nhiều cành cây và hang ổ để chúng có thể lẩn trốn.

Nguoi nuoi cua kieng thu hon tram trieu dong/thang o Ha Noi-Hinh-10

Sau 8 tháng chăm sóc, cua vào tuổi sinh sản, anh Lộc ghép một cặp đực và cái sống chung. Để có thể nhân giống ra một số màu độc lạ, anh sẽ để 2 con có màu sắc khác nhau giao phối.

Nguoi nuoi cua kieng thu hon tram trieu dong/thang o Ha Noi-Hinh-11

Kích thước và chi phí của cua kiểng được đo theo chiều ngang của mai, từ 3-7cm mức, giá từ 80.000-350.000 đồng/con. Ngoài bán ở thị trường Việt Nam anh Lộc còn xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Mục tiêu sắp tới của anh là xuất khẩu cua kiểng tới châu Âu, Mỹ.

Loại cua cực hiếm ở Việt Nam ít người biết, giá đắt đỏ

Loại cua này là đặc sản ở Cà Mau, thực ra chúng là cua biển sắp đến ngày lột xác (lột vỏ) để lớn lên và chuẩn bị thành cua lột.

Loai cua cuc hiem o Viet Nam it nguoi biet, gia dat do