NASA lại hoãn chuyến bay 'giải cứu' các phi hành gia bị mắc kẹt

Các quan chức của NASA cho biết, NASA một lần nữa phải lùi việc đưa các phi hành gia Starliner bị mắc kẹt trở về cho đến cuối tháng 8 để chờ một cuộc thảo luận quan trọng về khả năng sẵn sàng bay của tàu vũ trụ này.

NASA lai hoan chuyen bay 'giai cuu' cac phi hanh gia bi mac ket

Tàu vũ trụ Starliner của Boeing đang tiến gần đến Trạm vũ trụ quốc tế. (Ảnh: NASA)

Ban đầu vụ trì hoãn dự kiến chỉ kéo dài 8 ngày, nhưng nhiều vụ rò rỉ và các vấn đề kỹ thuật khác mà tàu vũ trụ Starliner của Boeing gặp phải trên đường đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào tháng 6 đã khiến chuyến bay trở về theo kế hoạch bị hoãn hơn hai tháng và khiến hai phi hành gia — Butch Wilmore và Sunita Williams — bị kẹt trong không gian.

Trong khi các kỹ sư tiếp tục thu thập và tranh luận về kết quả thử nghiệm các vấn đề của tàu vũ trụ, các lãnh đạo của NASA vẫn đang cân nhắc xem có nên đưa hai phi hành gia trở lại bằng tàu vũ trụ Starliner hay đưa họ trở lại bằng tàu SpaceX Dragon sau sáu tháng nữa.

"Đây là một cuộc thảo luận khá quan trọng để quyết định xem chúng tôi có đưa phi hành đoàn lên tàu Starliner trở về hay không. Chúng tôi hy vọng rằng dữ liệu phân tích sẽ sẵn sàng cho hội đồng chương trình vào giữa đến cuối tuần tới và sẽ sẵn sàng cho đợt đánh giá tình trạng sẵn sàng bay vào khoảng cuối tuần tới," Ken Bowersox, quản trị viên phụ trách Ban giám đốc nhiệm vụ hoạt động không gian của NASA, cho biết tại một cuộc họp báo ngày 14/8.

Boeing chế tạo tàu vũ trụ Starliner như một phần của Chương trình phi hành đoàn thương mại của NASA để đưa các phi hành gia vào quỹ đạo Trái Đất thấp sau khi tàu con thoi của NASA ngừng hoạt động vào năm 2011.

Starliner đã phóng lên trong chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên từ Trạm Lực lượng Vũ trụ Cape Canaveral của Florida vào ngày 5/6. Nhưng không lâu sau khi vào quỹ đạo, một số lỗi đã xuất hiện — bao gồm năm lần rò rỉ heli và năm lần hỏng hệ thống đẩy điều khiển phản ứng (RCS).

Điều này buộc các kỹ sư phải khắc phục sự cố từ mặt đất. Các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại cơ sở của Starliner ở White Sands, New Mexico, cho thấy trong quá trình tàu vũ trụ bay lên ISS, các miếng đệm teflon bên trong năm động cơ đẩy RCS bị lỗi có thể đã nóng lên và phồng ra khỏi vị trí, cản trở dòng nhiên liệu đẩy.

Kế hoạch dự phòng hàng đầu của NASA là đưa các phi hành gia về nhà trên một tàu vũ trụ SpaceX Dragon thay thế. Phương tiện này sẽ được gửi đến ISS sớm nhất là vào ngày 24/9, chở theo các thành viên của phi hành đoàn ISS Crew-9, những người sẽ thay thế phi hành đoàn Crew-8 hiện tại trên trạm vũ trụ.

Russ DeLoach , giám đốc bộ phận an toàn và đảm bảo sứ mệnh của NASA, cho biết, nếu các phi hành gia này không trở về nhà trên Starliner, họ sẽ có khoảng 8 tháng trên quỹ đạo. Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề của Starliner, NASA cho biết các phi hành gia của họ vẫn an toàn và thoải mái trên ISS.

Theo Live Science

Mảnh vỡ khổng lồ gần 3m rơi trên cánh đồng Úc

Những mảnh vỡ lớn được phát hiện giữa đồng cỏ chăn cừu ở bang New South Wales, miền Đông Úc, dường như thuộc về tàu vũ trụ SpaceX thuộc Tập đoàn công nghệ vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk.

Manh vo khong lo gan 3m roi tren canh dong Uc

Ngày 4/8, giới chức Australia xác nhận những mảnh vỡ lớn, cháy đen được một nông dân chăn cừu tên là Mick Miners tìm thấy tại một trang trại cừu ở khu vực hẻo lánh của Numbla Vale.

Manh vo khong lo gan 3m roi tren canh dong Uc-Hinh-2

Mảnh vỡ tàu vũ trụ này được cho là rơi xuống Trái Đất hôm 9/7 và được tìm thấy trong tuần qua tại Dalgety - một khu vực hẻo lánh gần dãy núi Tuyết của Australia, cách thành phố Sydney khoảng 5 giờ lái xe về phía Tây Nam.

Loạt ảnh "nóng hổi" gây sốt về cuộc sống trên trạm vũ trụ ISS

Những hình ảnh sống động về Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) cũng như về công việc và cuộc sống của các phi hành gia.

Loat anh

Trạm Vũ trụ quốc tế được chụp từ tàu con thoi Discovery ngày 7/3/2011. (Ảnh: REUTERS/NASA)

Loat anh

Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) được chụp từ tàu vũ trụ Soyuz sau khi dỡ hàng, ngày 4/10/2018. (Ảnh: NASA / Roscosmos)

Loat anh

Tàu chở hàng Cygnus mang theo 3.400kg thực phẩm cùng các thiết bị máy móc tiến gần đến cánh tay robot của Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), ngày 26/3/2016. (Ảnh: REUTERS/NASA)

Loat anh

Tàu con thoi Discovery sau khi được tháo dỡ khỏi Trạm Vũ trụ quốc tế. Bức ảnh được chụp ở độ cao hơn 200 dặm so với Trái đất và được công bố vào ngày 9/3/2011. (Ảnh: REUTERS/NASA)

Loat anh

Một trong hai tàu vũ trụ Soyuz cập bến Trạm Vũ trụ quốc tế vào ngày 25/7/2009. (Ảnh: REUTERS/NASA)

Loat anh

Một nhà du hành vũ trụ người Nga thực hiện nhiệm vụ trong không gian mở bên ngoài Trạm Vũ trụ quốc tế vào ngày 24/8/2012. (Ảnh: REUTERS/Roscosmos)

Loat anh

Hồ Baikal của Siberia được phi hành gia Chris Hadfield chụp từ Trạm Vũ trụ quốc tế vào ngày 26/2/2013. (Ảnh: REUTERS/Chris Hadfield/NASA)

Loat anh

Quang cảnh Trái đất từ Trạm Vũ trụ quốc tế vào ngày 12/6/2013. Có thể nhìn thấy phía trên bên trái là khoang chứa phi hành đoàn Soyuz của Nga. Ở góc dưới bên phải, có thể nhìn thấy bảng điều khiển hệ thống năng lượng mặt trời. (Ảnh: REUTERS/NASA)

Loat anh

Tàu vũ trụ Cygnus của Orbital ATK khi tiếp cận Trạm Vũ trụ quốc tế, ngày 22/4/2017. (Ảnh: NASA/ESA)

Loat anh

Một phần đất liền của Mỹ từ bang Florida đến Louisiana trước bình minh. Ảnh chụp từ Trạm Vũ trụ quốc tế ngày 12/9/2014. (Ảnh: REUTERS/Reid Wiseman/NASA)

Loat anh

Dải Ngân hà được chụp từ Trạm Vũ trụ quốc tế ngày 28/9/2014. (Ảnh: REUTERS/NASA)

Loat anh

Nhà du hành vũ trụ người Nga Oleg Kononenko thực hiện một chuyến đi bộ ngoài không gian bên ngoài Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), ngày 11/12/2018. (Ảnh: NASA TV)

Loat anh

Phi hành gia Sunita Williams của NASA tham gia hoạt động ngoài trời bên ngoài Trạm Vũ trụ quốc tế vào ngày 5/9/2012. (Ảnh: REUTERS/NASA)

Loat anh

Phi hành gia Chris Cassidy chụp cảnh Trái đất, ngày 10/6/2013. (Ảnh: REUTERS/NASA)

Loat anh

Phi hành gia Karen Nyberg nhìn qua cửa sổ của phòng thí nghiệm Kibo, ngày 11/6/2008. (Ảnh: REUTERS/NASA)

Loat anh

Phi hành gia Scott Kelly tiếp nhận nguồn thực phẩm tươi sống, ngày 25/8/2015. (Ảnh: REUTERS/NASA)

Loat anh

Phi hành gia Robert L. Satcher Jr. làm việc bên ngoài Trạm Vũ trụ quốc tế vào ngày 19/11/ 2009. (Ảnh: REUTERS/NASA)

Loat anh

Phi hành gia Dave Wolf vận chuyển thiết bị tới Bệ chứa bên ngoài của trạm để lưu trữ lâu dài vào ngày 20/7/2009. (Ảnh: REUTERS/NASA)