Na Uy kết thúc 561 ngày giãn cách liên tục, dân đổ ra đường... đánh nhau

Người người đổ ra đường ăn mừng, hàng loạt các vụ ẩu đả và những “dân chơi” ngất xỉu trong hộp đêm, đó là hình ảnh tại Na Uy hiện tại sau tuyên bố kết thúc giãn cách xã hội. 

Chiều ngày 24/9, chính phủ Na Uy đột ngột thông báo dỡ bỏ hầu hết lệnh giãn cách xã hội và hạn chế chống dịch từ ngày 25/9. Quyết định được đưa ra sau 561 ngày giãn cách liên tục, cho phép tổ chức các sự kiện văn hóa hay thể thao với 100% công suất, nhà hàng cũng được phục vụ số khách không giới hạn và các câu lạc bộ đêm mở cửa trở lại.  
Na Uy ket thuc 561 ngay gian cach lien tuc, dan do ra duong... danh nhau
 Hàng nghìn người ở Na Uy đổ ra đường ăn mừng sau thông báo kết thúc giãn cách
Ngay sau thông báo, hàng nghìn người dân đổ ra đường để ăn mừng suốt từ chiều đến rạng sáng hôm sau. Những người này say sưa hát quốc ca, biểu tình, thậm chí là…đánh nhau. Cảnh sát Na Uy hôm 26/9 ghi nhận hàng chục vụ náo loạn và ẩu đả ở các thành phố lớn khắp cả nước, chủ yếu ở Stavanger, Tonsberg và tồi tệ nhất là ở Oslo. Theo truyền thông Na Uy, cảnh sát còn nhận được tin báo về một người đàn ông cầm theo dao trên chuyến xe buýt ở Oslo khiến nhiều người không khỏi sợ hãi.
Na Uy ket thuc 561 ngay gian cach lien tuc, dan do ra duong... danh nhau-Hinh-2
 Nhóm thanh niên khoảng 20 người ẩu đả ở Tonsberg 
Sau khi kết thúc giãn cách, tình trạng tiêm chủng hay kết quả xét nghiệm âm tính đều không được yêu cầu tại bất kỳ địa điểm nào tại Na Uy. Điều này dẫn đến đám đông xếp hàng dài bên ngoài các hộp đêm và nhà hàng cũng chật kín người. Theo ghi nhận của truyền thông, đã có hàng chục người ngất xỉu khi chờ vào quán rượu ở Trondheim. 
Sự hỗn loạn ở khắp nơi tại Na Uy gây ra phản ứng giận dữ từ nhiều người, bao gồm cả quản lý nhà hàng, quán bar, hộp đêm. Ông Johan Hoeeg Haanes kinh doanh quán bar ở Oslo bày tỏ sự bức xúc: “Đó là điều tôi đã lường trước. Thật là tình huống có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi khắp nơi đều chật cứng. Đáng lẽ Chính phủ nên báo trước cho chúng tôi ít nhất vài ngày”
Na Uy ket thuc 561 ngay gian cach lien tuc, dan do ra duong... danh nhau-Hinh-3
 Nhiều người ngất xỉu trong hộp đêm vì đứng đợi quá lâu trong đám đống. Ảnh: Dailymail
Trong khi, một số người khác lại cảm thấy vui mừng khi được mở lại cơ sở kinh doanh bất chấp sự đông đúc hay thiếu nhân viên. “Chúng tôi rất vui vì đã được kinh doanh trở lại và hài lòng với buổi tối hôm đó”, ông Adrian Sneen, quản lý Heidi's Bier Bar ở Oslo cho biết.
Đáp trả lại những lời chỉ trích về quyết định mở cửa đột ngột, Thủ tướng Solberg cho rằng các chuyên gia y tế Na Uy đều ủng hộ biện pháp này. “Chúng tôi sẽ không thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt trừ khi cần thiết. Mọi người được phép sống như họ muốn”, bà nói thêm. 
Đến nay, hơn 76% dân số Na Uy đã được tiêm một liều vắc xin COVID-19 và gần 70% đã tiêm đủ hai mũi. Sau Đan Mạch, Na Uy là quốc gia Bắc Âu thứ hai dỡ bỏ các biện pháp hạn chế chống dịch. 

Người đàn ông biết trước vợ sẽ giết mình nhưng vẫn không thoát

Cái chết của người đàn ông ban đầu được cho là do căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, cảnh sát đã phải mở cuộc điều tra khẩn cấp khi phát hiện một tin nhắn đáng ngờ tố cáo tội phạm giết người thực sự. 

Ngày 4/4, một người đàn ông có tên “RT”, 50 tuổi, được tìm thấy đã tử vong trong căn hộ của mình ở Turin, Ý. Cảnh sát địa phương ngay lập tức đến hiện trường khi vợ của ông này gọi điện báo về tình trạng khẩn cấp. 
Cái chết của người đàn ông ban đầu không đáng ngờ, bởi ông được chẩn đoán có một khối u trong khoang miệng. Theo truyền thông địa phương, căn bệnh ung thư cũng khiến ông mắc chứng nghiện rượu nghiêm trọng. 

Anh: Lái xe sắp hết xăng có thể bị phạt tới 155 triệu Đồng

Các chuyên gia cảnh báo, điều khiển phương tiện trong tình trạng sắp hết xăng giữa cuộc khủng hoảng nhiên liệu có thể bị phạt rất nặng, thậm chí ngồi tù nếu làm cản trở giao thông hoặc gây ra tai nạn.

Trước cuộc khủng hoảng nhiên liệu nghiêm trọng, những người điều khiển phương tiện ở Anh hiện còn có thể phải đối mặt với nguy cơ phải lãnh án phạt nặng nếu cố tình lái xe khi sắp hết xăng
Do thiếu tài xế xe bồn, các công ty xăng dầu tại Anh đang chật vật tìm cách vận chuyển nhiên liệu đến các trạm xăng trên cả nước. Vấn đề này đã dẫn đến việc người dân đổ xô “mua hàng hoảng loạn” để tích trữ, hàng dài tài xế xếp hàng chờ đổ xăng trước các siêu thị và trạm xăng. Nhiều người thậm chí còn mạo hiểm lái xe sắp hết xăng hoặc dầu đến để mua được nhiều nhiên liệu nhất có thể.