Myanmar sa thải quan chức sau vụ sập mỏ ngọc làm 174 người chết

Hai quan chức cấp cao của quân đội Myanmar đã bị sa thải vì không hoàn thành trách nhiệm, dẫn đến vụ sập mỏ ngọc chết người.

Một bài đăng trên Facebook của quân đội Myanmar hôm 6/7 cho biết đại tá Nay Lin Tun, người chuyên trách an ninh biên phòng của bang Kachin, và một chỉ huy khác đã bị cách chức sau vụ sập mỏ khai thác ngọc bích ở Myanmar.
“Hai quan chức này có trách nhiệm báo cáo bất kỳ sai phạm nào xảy ra trong khu vực”, người phát ngôn kiêm Thiếu tướng Zaw Min Tun, tuyên bố. “Họ đã không hoàn thành trách nhiệm của mình”.
Thiếu tướng Zaw Min Tun cũng cho biết Quân đội Myanmar sẽ tiếp tục điều tra và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với hai quan chức trên.
Myanmar sa thai quan chuc sau vu sap mo ngoc lam 174 nguoi chet
Vụ sập hầm mỏ sáng ngày 2/7 cướp đi sinh mạng của ít nhất 174 người. Ảnh: AFP. 
Trước đó vào sáng 2/7, một vụ sạt lở đất ở Hpakant kéo theo thảm hoạ sập hầm mỏ, khiến ít nhất 174 người thiệt mạng. Vụ việc được cho là thảm hoạ tồi tệ nhất trong lịch sử khai thác ngọc của Myanmar.
Phần lớn nạn nhân trong vụ sập hầm là những người di cư nghèo khổ muốn thử vận may ở mỏ ngọc. Nhiều thợ mỏ vô danh đã được chôn cất tập thể trong khi đội cứu hộ vẫn đang tìm kiếm những thi thể khác trong đống đổ nát.
Theo một ước tính vào năm 2014, ngành khai thác ngọc bích của Myanmar tạo ra 31 tỷ USD. Hpakant là một thị trấn xa xôi, hẻo lánh thuộc bang Kachin, cách thành phố Yangon 950 km về phía bắc. Khu vực này cũng là trung tâm của ngành khai thác ngọc bích trên thế giới.

Cận cảnh siêu đập thủy điện mới ở Trung Quốc, cao hơn Tam Hiệp

(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep
 Theo RT, ngày 29/6, tổ máy phát điện đầu tiên của siêu đập thủy điện Ô Đông Đức ở Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động. Ảnh: News.cn.

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep-Hinh-2
 Nhà máy thủy điện Ô Đông Đức được xây dựng trên sông Kim Sa, đoạn thượng nguồn của sông Trường Giang - con sông dài nhất Châu Á. Đập thủy điện này nằm ở ranh giới hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc. Ảnh: News.cn. 

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep-Hinh-3
 Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức là một trong những con đập cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn so với đập Tam Hiệp (185 mét). Ảnh: News.cn. 

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep-Hinh-4
 Ô Đông Đức hiện là nhà máy thủy điện lớn thứ 7 trên thế giới và lớn thứ 4 tại Trung Quốc. Ảnh: News.cn.

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep-Hinh-5
Ô Đông Đức là một trong các siêu đập thủy điện thuộc dự án phát triển Vành đai Kinh tế Sông Trường Giang, cùng với các nhà máy điện Tam Hiệp, Bạch Hạc Than và Khê Lạc Độ. Ảnh:  Twitter. 

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep-Hinh-6
 Theo Reuters, khoảng 32.000 cư dân đã phải di dời để xây hồ trữ nước cho đập Ô Đông Đức, có sức chứa 7,4 tỷ mét khối. Ảnh: Youtube.  

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep-Hinh-7
Nhà máy thủy điện Ô Đông Đức được khởi công xây dựng vào tháng 12/2015. Tất cả các đơn vị sản xuất điện của nhà máy Ô Đông Đức dự kiến đưa vào hoạt động tháng 7/2021. Ảnh: Reuters. 

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep-Hinh-8
 Tân Hoa Xã đưa tin, Ô Đông Đức có tổng công suất lắp đặt lên tới là 10,2 triệu kilowatt, với công suất phát điện ước tính hàng năm là 38,91 tỉ kilowatt giờ. Tổng chi phí đầu tư cho dự án này lên đến 120 tỷ nhân dân tệ (16,95 tỉ USD). Ảnh: News.cn.

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep-Hinh-9
 Ô Đông Đức được mệnh danh là nhà máy thủy điện “thông minh nhất” thế giới, được xây dựng từ những công nghệ thông minh và hiện đại nhất. Ảnh: News.cn. 

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep-Hinh-10
 Thông tin về dự án thủy điện Ô Đông Đức của Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh mưa lũ đã gây ảnh hưởng nặng nề tới khu vực phía nam Trung Quốc trong nhiều tuần qua, đe doạ đập Tam Hiệp. Ảnh: News.cn.

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep-Hinh-11
 Ngày 22/6, chuyên gia thủy văn người Đức gốc Hoa Wang Weiluo cảnh báo rằng đập Tam Hiệp không ổn định như nhiều người tưởng và nó có thể vỡ bất cứ lúc nào. Ảnh: Wikipedia. 

Can canh sieu dap thuy dien moi o Trung Quoc, cao hon Tam Hiep-Hinh-12
 Tuy nhiên, ngày 24/6, chính phủ Trung Quốc phủ nhận thông tin đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ, khẳng định rằng kết cấu của đập thuỷ điện lớn nhất thế giới này vẫn nguyên vẹn và dư sức chứa lượng nước đổ về. Ảnh: Global Times. 

Số nạn nhân vụ sập mỏ ngọc ở Myanmar tăng lên 162 người

Số người thiệt mạng trong vụ sạt lở gây sập mỏ khai thác ngọc ở bang Kachin, miền Bắc Myanmar đã lên tới 162 người.

Theo AP, khoảng 12 giờ sau khi xảy ra thảm hoạ, Sở Cứu hỏa Myanmar, cơ quan chỉ huy chiến dịch giải cứu, thông báo đã tìm thấy 162 thi thể từ vụ sập hầm mỏ do lở đất ở Hpakant, trung tâm của ngành khai thác ngọc bích thế giới.