Mỹ tuyên bố phát triển vũ khí đánh chặn Zircon

Dù Nga khẳng định Zircon là tên lửa siêu thanh có thể đánh chìm chiến hạm cỡ lớn bằng 1 phát bắn với tốc độ siêu thanh nhưng Mỹ không nghĩ vậy.

Bộ Quốc phòng Mỹ đang phát triển một hệ thống đánh chặn trên hạm hoàn toàn mới có thể ngăn chặn được đòn tấn công từ những vũ khí có tốc độ siêu thanh như Zircon của Nga hoặc tên lửa nhanh hơn nữa.
Định danh của hệ thống đánh chặn này không được tiết lộ nhưng nguồn tin khẳng định cuộc thử nghiệm đầu tiên sẽ được thực hiện trước khi kết thúc năm 2025.
Cùng với việc phát triển vũ khí mới, Hải quân Mỹ cũng đang tính đến phương án thứ 2 mua hệ thống Sea Ceptor do Anh phát triển. Hiện hệ thống đánh chặn trên hạm này đang bước vào những cuộc thử nghiệm cuối cùng trước khi sản xuất loạt.
Ảnh mô phỏng chiến hạm Nga phóng tên lửa siêu thanh Zircon.
Ảnh mô phỏng chiến hạm Nga phóng tên lửa siêu thanh Zircon.
Chỉ với hệ thống đánh chặn Sea Ceptor, bất kỳ chiến hạm nào được trang bị cũng sở hữu khả năng tự bảo vệ mình và hạm đội đi cùng. Bởi Sea Ceptor có thể theo dõi, tấn công nhiều mục tiêu đồng thời, bảo vệ một khu vực rộng khoảng 1.300 km2 trên biển.
Vũ khí có thể vô hiệu hóa toàn bộ các mối đe dọa hiện tại và tương lai, kể cả máy bay chiến đấu và các tên lửa chống hạm siêu thanh thế hệ mới. Yếu tố chủ chốt trong thiết kế Sea Ceptor là tính đơn giản trong tích hợp.
Ban đầu, vũ khí này được phát triển dành riêng cho các chiến hạm của Anh nhưng Sea Ceptor cũng có thể tích hợp dễ dàng cho nhiều loại tàu, kể từ các tàu tuần tra ven bờ dài 50m cho đến các tàu mặt nước cỡ lớn như tuần dương hạm của Mỹ.
Nhờ có Sea Ceptor, những chiến hạm như tuần dương hạm lớp Ticonderoga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke hoặc những tàu chiến LCS của Mỹ sẽ có được khả năng phòng không mạnh hơn với chi phí thấp.
Theo kế hoạch, hệ thống sẽ được Anh đưa vào sử dụng trước khi kết thúc năm 2019, sau đó sẽ được lắp cho các tàu Type 26 vốn sẽ thay thế Type 23 sau năm 2020 và xuất khẩu cho đồng minh.
Hồi đầu năm 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố trong thông điệp trước Hội đồng Liên bang rằng, tên lửa siêu thanh Zircon của Nga có tốc độ Mach 9 và tầm bắn hơn 1000 km. Tên lửa này sẽ được trang bị cho các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, cả loại tàu hiện có và đang chế tạo.
Như vậy, để vượt qua quãng đường 800 km, tên lửa sẽ mất không đến 5 phút để hủy diệt mục tiêu, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ chỉ có thời gian để phát hiện tên lửa, nhưng sẽ không thể bắn trúng chúng, không có bất cứ cơ hội nào để đánh chặn, nguồn tin quân sự Nga cho biết.

Video Tên lửa Nga sẽ không cho Mỹ cơ hội đánh chặn - Nguồn: Đông Phương TV@Youtube


Trung Quốc triển khai J-20, sẵn sàng đáp trả Mỹ ở eo biển Đài Loan

(Kiến Thức) - Một loạt chiến đấu cơ thế hệ năm loại J-20 đã được Trung Quốc điều tới Chiến khu Đông bộ, sẵn sàng đáp trả khiêu khích của Mỹ trong khu vực này, đặc biệt là ở eo biển Đài Loan.

Trung Quoc trien khai J-20, san sang dap tra My o eo bien Dai Loan
 Theo giới quan sát, hành động triển khai J-20 của Trung Quốc tới Chiến khu Đông bộ là một trong những động thái cực kỳ cứng rắn của Bắc Kinh nhằm đáp trả lại những hành động gây hấn của Mỹ trong khu vực này trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: BI.

Iran “cầu viện” Trung Quốc để đối phó với Hải quân Anh

(Kiến Thức) - Iran đã yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ các hoạt động tại vùng Vịnh sau khi khu trục hạm Type-45 HMS Duncan của Hải quân Hoàng gia Anh đến Vịnh Persian.

Hải quân Iran đã bắt giữ một tàu chở dầu treo cờ Anh để trả đũa cho hành động tượng tự của Hải quân Anh diễn ra hồi đầu tháng 7. Đồng thời, nhà nước Hồi giáo Iran cũng lên án mạnh mẽ việc Anh thúc đẩy việc thành lập một phái bộ hàng hải do châu Âu dẫn đầu nhằm đối phó với Iran tại eo biển Hormuz.
Người phát ngôn của chính phủ Iran - Ali Rabiei cho biết thêm: "Chúng tôi nghe nói rằng họ có ý định điều động một hạm đội châu Âu đến Vịnh Persian, đây là một hành động mang tính thù địch, khiêu khích và sẽ làm gia tăng căng thẳng tại đây".