Mỹ từng “làm mưa làm gió” trên Biển Đông như thế nào?

(Kiến Thức) - Cách đây 50 năm, tự do hàng hải cũng đã là một vấn đề bức xúc do bộ máy quân sự Mỹ “làm mưa làm gió” ở Biển Đông.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ chống lại miền bắc Việt Nam, các tàu biển của Liên Xô vận chuyển hàng hóa và thiết bị kỹ thuật- quân sự trên đường qua Biển Đông đến các cảng miền Bắc đã phải đối mặt với mối đe dọa và hành động khiêu khích của các máy bay và tàu chiến Mỹ.
My tung “lam mua lam gio” tren Bien Dong nhu the nao?
Tàu sân bay và chiến đấu cơ Mỹ "làm mưa làm gió" trên Biển Đông. Ảnh: AP 
Dưới đây là báo cáo của thuyền trưởng tàu Izhma của được gửi vào tháng Hai năm 1965:
"Tôi đang theo dõi các phản lực cơ, máy bay chiến đấu và trực thăng của Mỹ thường xuyên bay trên tàu. Trong 35 phút qua, mấy máy bay phản lực đã bay lượn trên tàu mô phỏng cuộc tấn công. Trước tàu chúng tôi xuất hiện chiếc tàu sân bay Mỹ với 8 tàu hộ tống. Hạm đội tàu sân bay đang xích lại gần với chúng tôi”.
Bộ Vận tải Hàng hải của Liên Xô ở Moscow hầu như hàng ngày đã nhận được những báo cáo tương tự như vậy từ các tàu biển đang trên đường tới bờ biển Việt Nam. Chỉ riêng trong hai tháng — tháng 1 và tháng 2 năm 1965 — đã ghi nhận khoảng 200 trường hợp khi Các lực lượng vũ trang Mỹ vi phạm quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Vào tháng Hai năm 1968, tàu Nogaevo vận chuyển 3.200 tấn bột và các quà tặng mà học sinh các trường phổ thông ở Vladivostok đã quyên góp cho học sinh Việt Nam, đang trên đường tới Việt Nam. Ngày 21 tháng 2, khi tàu đến cảng Hải Phòng, các máy bay Mỹ sáu lần bay lượn trên tàu ở độ cao không quá 50 mét.
Vào tháng 6 năm 1968, tàu Poronaisk đã đưa đến Hải Phòng nhóm chuyên gia kỹ thuật Liên xô để phát triển các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các tổ hợp tên lửa. Trên đường đi qua Biển Đông, các tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ bao gồm cả hàng không mẫu hạm Enterprise đã theo sát tàu Liên Xô. Các máy bay trực thăng cất cánh từ tàu sân bay cố gắng ép buộc tàu Liên Xô đi lệch hướng.
Khi đó tàu "Nhà luyện kim Kurako" là một trong những chiếc tàu chở hàng khô nhanh nhất của Liên Xô. Vào tháng Sáu năm 1968, tàu đã thực hiện chuyến đi thứ hai tới Việt Nam, vận chuyển kim loại và phân bón. Trên tàu cũng có một số máy bay trực thăng dành cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tính tổng cộng khoảng 9 nghìn tấn hàng. Hai ngày cuối cùng trước khi đến Hải Phòng, các tàu chiến và máy bay Mỹ đã giám sát thường xuyên chiếc tàu Liên Xô. Dưới đây là một vài đoạn trong nhật ký thuyền trưởng:
“Ngày 3 tháng 6:
11.00 giờ: Máy bay Mỹ bốn lần bay trên tàu ở độ cao 150 mét. Ở đằng xa xuất hiện hàng không mẫu hạm.
17.00 giờ: Máy bay Mỹ bay trên tàu chúng tôi ở độ cao 30 mét, tạo ra một tình huống khẩn cấp. Chúng tôi thấy hàng không mẫu hạm ở khoảng cách 4 hải lý.
22.00 giờ: Ở phía trái xuất hiện một hàng không mẫu hạm thứ hai cách tàu chúng tôi ba hải lý. Máy bay Mỹ chiếu đèn pha vào tàu chúng tôi.
Ngày 4 tháng 6
8.00 giờ: Máy bay Mỹ bay quanh tàu chúng tôi.
14.00 giờ: Tàu tuần tra số 852 của Mỹ theo sát tàu chúng tôi trong một vài phút, sau đó hướng đến phía Nam.
15.00 giờ: Máy bay trực thăng của Mỹ 6 lần bay quanh tàu ở độ cao cột buồm.
16.00 giờ: Lại một lần nữa có máy bay trực thăng bay vòng quanh ở độ cao 60 mét”.
Tại cuộc gặp với giám đốc cảng Hải Phòng, thuyền trưởng tàu "Nhà luyện kim Kurako" nói:
"Những nỗ lực của Mỹ đe dọa chúng tôi đều là uổng công vô ích. Đối với các thủy thủ Liên Xô, việc vận chuyển hàng viện trợ cho nhân dân Việt Nam anh em đang đấu tranh để giành chiến thắng là một vinh dự lớn! ".
Trên thực tế, trong những năm cuộc không chiến của Mỹ, mỗi tháng đã có khoảng 40 tàu Liên Xô ghé vào các cảng miền bắc Việt Nam.

10 cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại

Chiến tranh bao giờ cũng tiêu tốn rất nhiều tiền của và để lại hậu quả nặng nề. Sau đây là 10 cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai
1. Chiến tranh Mỹ - Mexico (1846-1849): Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Mexico xảy ra giữa năm 1946 và 1948 làm 40.000 người chết, kéo theo các bệnh truyền nhiễm. Phí tổn cho cuộc chiến tranh này rất lớn, người ta ước tính rằng số tiền chi phí cho chiến tranh lên tới 98 triệu đô la lúc bấy giờ, nếu tính theo tỉ giá hiện nay thì sẽ là vào khoảng 2,8 tỷ đô la Mỹ. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-2
 2. Cuộc cách mạng Mỹ (1775-1783): Cuộc chiến giành lại độc lập từ thực dân Anh với 1.547 trận chiến lớn nhỏ hay còn gọi là cuộc cách mạng Mỹ. Cuộc chiến ấy kéo dài hơn 8 năm, biết bao nhiêu người đã ngã xuống. Một số chết bởi lưỡi lê, giáo mác, súng còn một số lại chết vì bệnh truyền nhiễm không thể phòng ngừa, chữa trị. Đây là một trong những cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại, 2,4 tỷ đô la đúng là một con số khủng khiếp.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-3
 3. Cuộc chiến Tây Ban Nha – Mỹ (1898-1899): Nguyên nhân của cuộc chiến này chính là sự kiện đánh chìm tàu sân bay USS Maine, vào ngày 21/4/1898, Mỹ đã tuyên chiến với Tây Ban Nha. Cuộc chiến này kéo dài tới 12/1898, Cuba độc lập cũng như Guam và Puerto Rico rơi vào tay Mỹ. Mỹ đã dùng 20 triệu đô la để mua Philipines. Tuy nhiên hậu quả của các cơn sốt vàng da, sốt rét dẫn đến cái chết cho nhiều người. Cái giá của cuộc chiến đó phải tầm gần 7 tỉ đô la Mỹ tính theo giá hiện tại.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-4

4. Cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865): Giữa năm 1861 và 1865, cuộc nội chiến Mỹ đẫm máu đã cướp đi sinh mạng của khoảng 620.000 người. Cuộc nội chiến Mỹ đã để lại những hậu quả ảnh hưởng tới kinh tế và buộc chính phủ phải có kế hoạch để huy động mọi nguồn vốn. Cái giá cho cuộc chiến lúc bấy giờ là 4,2 tỷ đô la Mỹ lúc ấy tương đương với 88 tỷ đô la tính theo thời điểm hiện tại. 


10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-5
5. Chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991): Thời điểm bắt đầu cuộc chiến là vào ngày 2/8/1990, để đáp trả cuộc xâm lược Kuwait của Iraq. Với sự tham gia của 670.000 binh sĩ từ 28 quốc gia cuộc chiến ấy kéo dài và kết thúc vào ngày 6/4/1991. Theo ước tính, số lượng người thương vong không quá lớn nhưng số tiền phải chi trả cho nó lại là một con số lớn khủng khiếp. Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính chi phí cho trận chiến này là vào khoảng 61 tỷ đô la nhưng con số này còn lớn hơn rất nhiều trên thực tế. Nó tương đương với 110 tỷ đô la theo giá hiện nay. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-6
6. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953): Cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ ngày 25/6/1950 đến ngày 27/7/1953. Thời gian chiến tranh kéo dài chỉ khoảng 3 năm trời nhưng chi phí cho chiến tranh thì không nhỏ. Theo ước tính về số người có đến 3 triệu người bị thiệt mạng, về kinh tế thì tiêu tốn gần 67 tỷ đô la. Tính theo thời điểm hiện tại phải lên tới 671 tỷ đô la. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-7
 7. Chiến tranh tại Việt Nam (1965-1975): Mỹ bắt đầu cuộc không kích vào năm 1966, có tới 190.000 lính Mỹ ở Việt Nam. Số lính Mỹ đã lên đến con số 500.000 người vào đầu năm 1968. Đến tận năm 1975 thì Mỹ rút khỏi Việt Nam. Theo ước tính thì số tiền mà Mỹ chi cho trận chiến này lên tới 173 tỉ đô la, tương đương với 1,1 nghìn tỷ đô la theo giá hiện nay. Không chỉ có tiền tệ mà số lượng người bị thương vong cũng nhiều không kể xiết.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-8
8. Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1917-1921): Trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, số người chết lên tới 9,4 triệu người, 15 triệu phụ nữ và đàn ông bị thương kéo theo hàng triệu cuộc di dời. Chi phí cho cuộc chiến này ước tính vào khoảng 208 tỷ đô la, tương đương với 3,2 nghìn tỷ đô la theo giá hiện nay. Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, nguyên nhân gây ra cuộc suy thoái kinh toàn cầu nhiều năm sau đó. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-9
 9. Chiến tranh Thế giới thứ hai (1941-1945): Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 không chỉ để lại bao thương vong mà còn cuốn đi bao tiền của của nhân loại. Theo tính toán, Mỹ đã phải chi ít nhất 341 tỷ USD cho cuộc chiến này, tương đương với 4,5 nghìn tỷ đô la bây giờ. Ngoài ra, các quốc gia khác cũng tiêu tốn một lượng tiền không hề nhỏ.Tổng chiến phí của tất cả các quốc gia cộng vào lên tới 1 nghìn tỷ USD tương đương với 14 nghìn tỷ USD hiện giờ.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-10
10. Chiến tranh chống khủng bố (2001-2010): Cuộc chiến chống khủng bố ở Lầu Năm vào năm 2011 đã mất khoảng 1,1 nghìn tỷ USD . Hội đồng các nhà khoa học ở Mỹ đã tính toán là 5 nghìn tỷ USD. Viện Nghiên cứu Quốc tế của Watson đã thực hiện một nghiên cứu, chỉ tính riêng chi phí của các cuộc chiến tranh ở Iraq, Pakistan và Afghanistan đã đã lên đến 3,7 nghìn tỷ USD và có thể tăng lên tới 4 nghìn tỷ USD. 

Hình ảnh người Mỹ phản đối Chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Hồi thập niên 1960, đông đảo người dân nước Mỹ đã đổ xuống đường phố biểu tình phản đối cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam
 Năm 1967, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King Jr. đã dẫn đầu 125.000 người trong cuộc biểu tình phản đối cuộc Chiến tranh Việt Nam. Được biết, năm 1965, Mỹ bắt đầu đổ quân vào trực tiếp tham gia Chiến tranh Việt Nam

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam-Hinh-2
Những người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam ở Wichita, bang Kansas, năm 1967. 

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam-Hinh-3
Cảnh sát Mỹ khiêng một người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington năm 1967. 

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam-Hinh-4
Cảnh sát Mỹ giám sát dòng người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam ở San Francisco hồi tháng 4/1967. 

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam-Hinh-5
 Gần 60.000 người đã tham gia vào cuộc biểu tình tại Công viên Trung tâm ở thành phố New York, Mỹ, hồi tháng 4/1968.

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam-Hinh-6
Một em nhỏ tham gia biểu tình ở New York. 

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam-Hinh-7
Những người biểu tình khiêng quan tài trên đường phố nhằm phản đối cuộc chiến tranh tiếp diễn tại Việt Nam ngày 19/11/1969. 

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam-Hinh-8
 Những người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam đụng độ với cảnh sát ở Công viên Grant Park năm 1968.

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam-Hinh-9
Nữ diễn viên Jane Fonda là một trong những người nổi tiếng kêu gọi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Bà Fonda thăm một địa điểm bị Mỹ ném bom tại Hà Nội hồi tháng 7/1972.

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam-Hinh-10
Vụ xả súng xảy ra tại trường Đại học Tiểu bang Kent ở thành phố Kent, bang Ohio, vào ngày 4/5/1970 khi các sinh viên biểu tình phản đối việc chính quyền của Tổng thống Mỹ khi đó Richard Nixon mở rộng Chiến tranh Việt Nam sang Campuchia. Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ohio đã nổ súng vào các sinh viên biểu tình khiến 4 sinh viên thiệt mạng và 9 người khác bị thương. 

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam-Hinh-11
Hồi tháng 4/1971, ông John Kerry (hiện là Ngoại trưởng Mỹ) đã kêu gọi quân Mỹ đang tham chiến ở Việt Nam rút khỏi Việt Nam ngay lập tức. Ảnh: Ông John Kerry phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Washington. 

Hinh anh nguoi My phan doi Chien tranh Viet Nam-Hinh-12
 Năm 1975, Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford đã tuyên bố Chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Được biết, gần 60.000 binh sĩ Mỹ đã tử trận và hàng trăm nghìn binh sĩ khác bị thương.(Nguồn ảnh: ATI).