Mỹ triển khai thêm lực lượng tới Trung Đông

Ngày 20/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố, Mỹ sẽ triển khai thêm binh sĩ và các hệ thống phòng không tới vùng Vịnh Persian nhằm "tăng cường phòng thủ" cho Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Phát biểu tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Esper đổ lỗi cho Iran đứng sau vụ tấn công các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia hôm 14/9 và gọi đây là một động thái "leo thang gây hấn trầm trọng của Iran" tại khu vực. Đáp lại đề nghị trợ giúp từ Saudi Arabia và UAE, ông Esper cho biết Mỹ sẽ xúc tiến chuyển giao vũ khí và triển khai thêm binh sĩ cũng như thiết bị tới vùng Vịnh, chủ yếu là các hệ thống "phòng không và phòng thủ tên lửa".
Một binh sĩ thuộc Không quân Mỹ tại sân bay quốc tế Saipan sắp xếp chỗ đậu cho một chiếc C-130J Super Hercules ở Quần đảo Bắc Mariana, tháng 11/2018. (Nguồn: US Air Force)
Một binh sĩ thuộc Không quân Mỹ tại sân bay quốc tế Saipan sắp xếp chỗ đậu cho một chiếc C-130J Super Hercules ở Quần đảo Bắc Mariana, tháng 11/2018. (Nguồn: US Air Force)
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford cho hay, chi tiết chính xác kế hoạch triển khai vẫn đang được cân nhắc, ông chỉ có thể nói rằng việc triển khai lần này "không tới hàng nghìn" binh sĩ.
Theo Bộ trưởng Esper, việc triển khai có 3 mục tiêu: Trợ giúp tăng cường phòng thủ cho Saudi Arabia và UAE, "đảm bảo dòng chảy tự do thương mại" tại vùng Vịnh Persian và "bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc" mà Iran được cho là đang coi thường.

Vì sao Iran bắt tàu chở dầu nước ngoài ở Vùng Vịnh?

Truyền thông nhà nước Iran hôm 18/7 đưa tin nước này đã bắt giữ một tàu chở dầu cùng thủy thủ đoàn gồm 12 người ở Vùng Vịnh.

Theo lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), tàu chở dầu nước ngoài cùng 12 thành viên thủy thủ đoàn bị bắt do "buôn lậu 1 triệu lít nhiên liệu" vào cuối tuần trước.

Mỗi tù nhân Guantanamo tiêu tốn của Mỹ 13 triệu USD/năm

Được lập ra dưới thời Tổng thống Bush 18 năm trước để giam giữ nghi phạm khủng bố, nhà tù ở căn cứ hải quân của Mỹ trên đất Cuba trở thành nhà tù tốn kém nhất thế giới.

Chi phí giam giữ tội phạm Đức Quốc Xã Rudolf Hess ở Đức là 1,5 triệu USD. Một tù nhân ở nhà tù an ninh tối đa tại bang Colorado tiêu tốn của chính phủ Mỹ 78.000 USD (vào năm 2012).

Dấu vết phóng xạ vẫn còn hiện diện sau 30 năm thảm họa Chernobyl

Ở Orane, ngôi làng nhỏ cách thị trấn Pripyat vài cây số và nằm trong vùng cách ly thảm họa hạt nhân Chernobyl, những dấu vết của phóng xạ vẫn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày.

Dau vet phong xa van con hien dien sau 30 nam tham hoa Chernobyl
Đu quay Pripyat, công trình chưa bao giờ đi vào hoạt động, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của thảm họa hạt nhân Chernobyl tại Ukraine. Nhiếp ảnh gia Raul Moreno, người thực hiện bộ ảnh này cho Washington Post, cho biết khi bước vào vùng cách ly, "bạn cảm thấy một sự cô đơn khó chịu, một sự bồn chồn ở lại với bạn".