Mỹ tạo ra phân tử diệt tế bào ung thư

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học Mỹ tại bang Maine tuyên bố, họ đã tạo được phân tử có khả năng kích thích tế bào ung thư tự diệt.

Các nhà khoa học Mỹ đã tạo được phân tử có khả năng kích thích tế bào ung thư tự diệt. Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học Mỹ đã tạo được phân tử có khả năng kích thích tế bào ung thư tự diệt. Ảnh minh họa. 
Theo các nhà khoa học, công nghệ này an toàn hơn và hiệu quả hơn hóa trị liệu đang được sử dụng trong điều trị bệnh bạch cầu (ung thư máu).
Các phân tử độc đáo được khám phá trong quá trình nghiên cứu di truyền hoạt động như "máy hút bụi" tìm kiếm và tiêu diệt các “tế bào xấu". Phân tử này được tích hợp vào hệ thống bảo vệ của các tế bào ung thư và kích thích chúng tự hủy. Trong khi đó, phân tử không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh.
Tác giả nghiên cứu là ông Kevin Mills đến từ Phòng thí nghiệm Jackson giải thích, gen bệnh ác tính có một cơ chế bảo vệ đảm bảo tỷ lệ sống cao. Sau khi nghiên cứu bộ gen của tế bào ung thư, các nhà khoa học đã có thể tạo ra một "phân tử sát thủ" để đối phó với hệ thống bảo vệ đó. Do tế bào khỏe mạnh không có gen này nên các phân tử sẽ tự động bỏ qua chúng. Sau khi phân tử được "cài" vào cơ chế bảo vệ, tế bào ung thư bị biến đổi và tự tiêu diệt.

Thịt nướng gây ung thư như thế nào?

(Kiến Thức) - Khi thịt động vật được nấu nướng ở nhiệt độ cao, sẽ sản sinh các amin dị vòng (HCA) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) - các chất hóa học gây ung thư.

Thịt nướng ở nhiệt độ cao có thể tạo ra hóa chất gây ung thư.
Thịt nướng ở nhiệt độ cao có thể tạo ra hóa chất gây ung thư.
Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, HCA và PAH đều gây ung thư trên các mẫu động vật thí nghiệm (chuột). Cho đến nay, vẫn chưa rõ người mới mắc bệnh ung thư có phát triển bệnh nhanh hơn sau khi nhiễm HCA và PAH hay không.

Hiểm họa từ việc ngồi nhiều - dễ chết sớm

(Kiến Thức) - Ngồi lâu không những làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, béo phì mà còn làm giảm tuổi thọ, khiến bệnh nhân ung thư ruột kết tử vong sớm.

1. Mắc bệnh mãn tính. Một khảo sát được thực hiện vào tháng 2/2013 trên 63.048 người đàn ông trung niên tại Australia cho thấy, những người ngồi trên 4h/ngày có nguy cơ mắc các chứng bệnh kinh niên như huyết áp, tim mạch, tiểu đường và ung thư cao hơn rất nhiều. Không cần biết cân nặng của họ là bao nhiêu và cường độ luyện tập của họ như thế nào, càng ngồi lâu, những người này càng dễ mắc các bệnh kinh niên. Đặc biệt, những người ngồi ít nhất 6 tiếng một ngày rất dễ mắc phải chứng bệnh tiểu đường.
1. Mắc bệnh mãn tính. Một khảo sát được thực hiện vào tháng 2/2013 trên 63.048 người đàn ông trung niên tại Australia cho thấy, những người ngồi trên 4h/ngày có nguy cơ mắc các chứng bệnh kinh niên như huyết áp, tim mạch, tiểu đường và ung thư cao hơn rất nhiều. Không cần biết cân nặng của họ là bao  nhiêu và cường độ luyện tập của họ như thế nào, càng ngồi lâu, những người này càng dễ mắc các bệnh kinh niên. Đặc biệt, những người ngồi ít nhất 6 tiếng một ngày rất dễ mắc phải chứng bệnh tiểu đường.
2. Giảm tuổi thọ. Theo một nghiên cứu vào tháng 7/2012, tuổi thọ của người Mỹ có thể tăng lên đến 2 năm khi họ giảm thời gian ngồi xuống dưới 3h/ngày. Ngoài ra, khi giảm thời gian xem TV xuống dưới 2h/ngày cũng giúp tăng thêm 1,4 năm tuổi thọ.
2. Giảm tuổi thọ. Theo một nghiên cứu vào tháng 7/2012, tuổi thọ của người Mỹ có thể tăng lên đến 2 năm khi họ giảm thời gian ngồi xuống dưới 3h/ngày. Ngoài ra, khi giảm thời gian xem TV xuống dưới 2h/ngày cũng giúp tăng thêm 1,4 năm tuổi thọ.