Mỹ sắp triển khai tên lửa tầm xa tới Đức

Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tầm xa bao gồm hệ thống SM-6 và Tomahawk tới Đức kể từ năm 2026.

Theo hãng tin RT, đây là thông tin trong tuyên bố chung của chính phủ Mỹ và Đức được Nhà Trắng công bố hôm 10/7. Tuyên bố này được đưa ra sau các cuộc đàm phán giữa giới chức Mỹ và Đức tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington.
Các hệ thống vũ khí được Mỹ triển khai tới Đức sẽ bao gồm tên lửa phòng không SM-6 có tầm bắn 460km, và tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn hơn 2.500km.
My sap trien khai ten lua tam xa toi Duc
Mỹ phóng thử tên lửa Tomahawk. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ 
Nhà Trắng cho hay, “các loại vũ khí siêu vượt âm đang phát triển” cũng sẽ được đặt ở Đức, và sẽ có “tầm bắn xa hơn nhiều so với các tên lửa phóng từ mặt đất đang hiện diện ở châu Âu”. Song cho tới nay, Mỹ vẫn chưa chế tạo thành công vũ khí siêu vượt âm.
Các tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 - 5.500km đã bị cấm trên lãnh thổ châu Âu theo Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) được ký kết vào năm 1987. Cùng với các Hiệp ước START-I và START-II, Hiệp ước INF đã giúp làm giảm căng thẳng hạt nhân ở châu Âu, sau khi phương Tây và Liên Xô cũ suýt tiến đến chiến tranh hạt nhân sau cuộc tập trận quân sự Able Archer của NATO vào năm 1983.
Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019 trước cáo buộc một số tên lửa hành trình của Nga đã vi phạm thỏa thuận. Moscow đã lên tiếng phủ nhận. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Donald Trump rằng việc hủy bỏ hiệp ước sẽ “gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất”.
Vào tháng 9/2023, các lực lượng Mỹ và Đan Mạch đã thực hành huấn luyện cùng tên lửa SM-6. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đã triển khai hệ thống vũ khí Typhon có thể bắn cả tên lửa SM-6 và Tomahawk tới Philippines hồi tháng 4.

Su-30SM2 Nga lắp sẵn tên lửa R-37M, sẵn sàng đón đợi F-16

Hình ảnh tiêm kích Su-30SM2 mang tên lửa R-37M đang gây chú ý đặc biệt. Nhiều nhà quan sát cho rằng Nga sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ này để sẵn sàng đối đầu tiêm kích F-16 mà phương Tây sắp cấp cho Ukraine.

Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16
Báo chí Nga mới đây đăng tải hình ảnh tiêm kích Su-30SM2 thuộc lực lượng hàng không hải quân, của Hạm đội Biển Đen mang tên lửa không đối không tầm xa R-37M sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp. 
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-2
Theo thông báo, những chiến đấu cơ này đóng tại căn cứ không quân Saki trên bán đảo Crimea. Về lý thuyết, R-37M sẽ tạo cơ hội tốt hơn để tiêm kích Su-30SM2 bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP-EG của Ukraine. 
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-3
Ngoài ra khác với tiêm kích đánh chặn MiG-31, chiến đấu cơ Su-30SM là loại phổ biến hơn trong lực lượng Không quân và Hải quân Nga, việc tích hợp tên lửa tầm xa sẽ giúp chúng mở rộng cơ hội đánh chặn mục tiêu trên không. 
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-4
Tên lửa không đối không tầm xa dẫn đường bằng radar Vympel R-37M có tầm bắn tối đa được nhà sản xuất công bố lên tới 300 km, đi kèm hệ thống điều chỉnh vô tuyến tích hợp rất tinh vi. 
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-5
Khi tiêm kích Su-30SM2 khai hỏa tên lửa R-37M, máy bay không cần thiết phải tiếp tục điều chỉnh đạn bằng radar của chính mình. Vai trò nói trên có thể được thực hiện bởi chiếc AWACS A-50U hiện đại hóa. 
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-6
Với diễn biến mới nhất, việc sử dụng tên lửa R-37M hiện không chỉ giới hạn ở tiêm kích đánh chặn MiG-31, mà nó đã được tích hợp trên chiến đấu cơ đa năng Su-35S và Su-30SM2. 
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-7
 Giới quan sát nhận định, bằng động thái này, có vẻ Nga đang phát triển các biện pháp đối phó trong trường hợp tiêm kích F-16 xuất hiện trên bầu trời Ukraine, Moskva đang nỗ lực tăng cường phi đội máy bay chiến đấu có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa.
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-8
Mặc dù vậy, hiện tại chưa có cách nào đánh giá việc Su-30SM2 thích ứng với tên lửa R-37M đến mức nào, nó có thể sử dụng đạn một cách tối ưu hay không, và đặc biệt hơn, câu chuyện này còn thiếu một thông số quan trọng khối lượng sản xuất đối với phương tiện mang phóng. 
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-9
 Số liệu từ trang Military Balance 2023 nói rõ, vào đầu năm 2023, Nga có tổng cộng 80 chiếc Su-30SM và 19 chiếc Su-30SM2 trong biên chế Lực lượng hàng không vũ trụ, cùng 19 tiêm kích Su-30SM và 4 chiếc Su-30SM2 khác trong thành phần chiến đấu của Hàng không hải quân.
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-10
 Kế hoạch sản xuất Su-30SM2 được thông báo vào năm 2023 lên tới 10 chiếc, nhưng trên thực tế, theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế của Anh (IISS), các nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự Nga chỉ sản xuất và hiện đại hóa được 2 tiêm kích loại này.
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-11
 Theo đánh giá, tiêm kích Su-30SM2 khác với phiên bản tiền nhiệm Su-30SM khi sử dụng động cơ AL-41F-1S (loại trang bị cho Su-35S) và tích hợp cả radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis (cũng có trên Su-35S), khí tài trên rõ ràng sẽ giúp máy bay bắn tên lửa ở tầm xa hơn.
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-12
 Radar N035 Irbis có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không kích thước lớn từ xa 400 km và tấn công 8 đối tượng cùng lúc, tuy vậy cần nhấn mạnh đây chỉ là điều kiện lý tưởng, con số thực tế sẽ thấp hơn nhiều lần.
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-13
Việc tích hợp tên lửa R-37M cho Su-30SM2 chỉ là giải pháp tình thế, bởi rõ ràng loại máy bay này không thể sử dụng hiệu quả vũ khí trên như MiG-31BM, bởi radar yếu hơn khá nhiều. 
Su-30SM2 Nga lap san ten lua R-37M, san sang don doi F-16-Hinh-14
Bên cạnh đó, khi số lượng tiêm kích Su-30SM2 còn quá ít, tên lửa R-37M vẫn sẽ được MiG-31BM và một phần là Su-35S sử dụng để ngăn chặn F-16 Ukraine, còn Su-30SM2 trước mắt nhiều khả năng chỉ đóng vai trò nền tảng thử nghiệm vũ khí. 

Nga “bắt bài” tên lửa ATACMS bằng cách “tiêu diệt” bệ phóng M142 HIMARS

Chuyên gia quân sự Nga cho rằng, để ngăn chặn thiệt hại từ tên lửa ATACMS, Nga cần tăng cường truy lùng, tiêu diệt tổ hợp pháo phản lực M142 HIMARS và tăng số lượng hệ thống phòng không.

Nga “bat bai” ten lua ATACMS bang cach “tieu diet” be phong M142 HIMARS

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Vzglyad, chuyên gia quân sự Igor Garnov đã bàn về cách phòng không Nga sẽ phản ứng với một cuộc tấn công tên lửa tương tự như vụ tấn công bằng tên lửa ATACMS của Ukraine, khi mang theo đạn chùm phát nổ trên không và bắn hàng trăm mảnh đạn xuống bãi biển Sevastopol vào ngày 23/6 vừa qua. Ảnh: Tổ hợp pháo phản lực M142 đang phóng tên lửa vào năm 2005 (Nguồn: Wikipedia). 

Nga “bat bai” ten lua ATACMS bang cach “tieu diet” be phong M142 HIMARS-Hinh-2

Theo chuyên gia Garnov, lực lượng Ukraine đã phóng cùng lúc 5 tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật ATACMS từ 5 bệ phóng của Tổ hợp pháo phản lực M142 HIMARS, mỗi bệ phóng một tên lửa. Nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu như vậy sẽ do các hệ thống phòng không “lớn” như S-300 hoặc S-400 đảm nhiệm. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga phóng tên lửa. (Nguồn: Reuters).