Mỹ rút quân khỏi Syria: Vẫn là viễn cảnh xa vời

Dù ông Trump tuyên bố Mỹ rút quân khỏi Syria nhưng với các chiến lược quan trọng tại khu vực, tiến trình này có thể vẫn là một viễn cảnh xa vời.

Không có thời hạn cụ thể
Mặc dù Tổng thống Donald Trump thông báo hồi tháng 12/2018 rằng IS đã bị đánh bại và Mỹ sẽ rút toàn bộ quân khỏi Syria nhưng các quan chức Nhà Trắng cho rằng nhiệm vụ của Mỹ ở quốc gia Trung Đông này chưa có dấu hiệu gì là đã kết thúc hoặc sẽ có nhiều thay đổi đáng kể trong thời gian tới.
Theo các báo cáo của liên quân do Mỹ dẫn đầu, các cuộc không kích của Mỹ ở Syria không hề giảm bớt, đồng thời chỉ rõ rằng vẫn còn nhiều mục tiêu của IS cần tiêu diệt trong khu vực này.
My rut quan khoi Syria: Van la vien canh xa voi
 Việc Mỹ rút quân khỏi Syria theo như tuyên bố của Tổng thống Trump có thể vẫn là một viễn cảnh xa vời trong tình hình hiện tại. Ảnh: AFP.
Ngày 8/1, các tay súng Syria do Mỹ hậu thuẫn vẫn đăng tải các hình ảnh và video lực lượng liên quân huấn luyện họ tại căn cứ al-Tanf gần biên giới Iraq và Syria - trái ngược với các đồn đoán rằng căn cứ này sẽ sớm đóng cửa.
Ngoài ra, các quan chức quân đội cùng với Bộ Chỉ huy Trung Tâm đều khẳng định rằng họ vẫn đang chiến đấu chống lại phiến quân IS ở thung lũng vùng trung lưu sông Euphrates.
"Nhiệm vụ của chúng tôi vẫn là đánh bại IS. Chừng nào quân Mỹ còn trên thực địa, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc không kích", chỉ huy Ava Margerison - một quan chức thuộc Bộ Chỉ huy Trung tâm Lực lượng Không quân khẳng định với Military Times.
Chính quyền Mỹ đã đưa ra một số điều kiện cho việc rút quân, gồm có đánh bại IS và bảo vệ các đồng minh của Mỹ, chẳng hạn như lực lượng người Kurd ở Syria. Ông Trump khẳng định: "Chúng tôi sẽ không rút quân khỏi đây cho đến khi IS hoàn toàn biến mất", trong khi Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton cho rằng thời hạn rút quân sẽ cần một tiến trình đi từ chính sách đến thực tế.
Do đó, tuyên bố rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump không dễ gì sẽ thực hiện được trong ngày một, ngày hai. Thực tế là IS chưa bao giờ thực sự bị đánh bại, bởi kể cả khi bị mất đi các lãnh thổ quan trọng, IS vẫn có thể hoạt động ngầm hoặc tái sinh với những tên gọi và hình thức khác.
Ngoài ra, việc bảo vệ lực lượng người Kurd ở Syria gần như là một việc vô thời hạn bởi họ cùng lúc phải đối mặt với 2 kẻ thù là Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia luôn coi lực lượng này là khủng bố, và chính quyền Tổng thống Assad. Đó còn chưa kể tới việc nếu Mỹ mở rộng điều kiện của quá trình rút quân sang việc giám sát ảnh hưởng của Iran ở Syria hoặc để bảo vệ Israel thì quá trình này có thể còn lâu dài hơn nữa. Tehran đã ủng hộ chính quyền Tổng thống Assad với hàng tỷ USD và không dễ gì sẽ rời đi.
Sự bất đồng về chính sách của Mỹ ở Syria
Trong khi Tổng thống Trump thông báo Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria thì Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton lại thông báo rằng việc rút quân này sẽ không diễn ra ngay lập tức như ông Trump tuyên bố.
Không lâu sau khi các bình luận của ông Bolton được đưa ra, Tổng thống Trump đã tweet ngày 7/1: "Không có sự khác biệt nào so với những tuyên bố ban đầu của tôi, chúng tôi sẽ rời đi theo một tiến trình hợp lý, trong khi cùng lúc vẫn tiếp tục chiến đấu chống IS và tiến hành các công việc cần thiết khác".
Ông Bolton nhận định với báo giới rằng Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria và đảm bảo rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tấn công lực lượng người Kurd ở đây.
Sự không chắc chắn trong vấn đề rút quân của Mỹ khỏi Syria phản ánh sự bất đồng trong chính quyền Tổng thống Trump.
Việc thiếu một thông điệp rõ ràng từ Nhà Trắng đang đặt khoảng 2.000 quân Mỹ trong tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" và có thể đe dọa đến khả năng của lực lượng này trong việc tiếp tục hợp tác với các đồng minh ở Syria trong các chiến dịch cuối cùng chống lại IS.
"Nhà Trắng đang bối rối về chính sách ở Syria với sự khác biệt về quan điểm giữa Tổng thống Trump và các cố vấn an ninh quốc gia của ông", Joost Hiltermann - giám đốc Chương trình Bắc Phi và Trung Đông tại Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế nhận định.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã tới Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tuần này để thảo luận về các điều kiện Mỹ rút khỏi phía bắc Syria với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Tuy nhiên, ông Erdogan đã từ chối gặp ông Bolton và gọi các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd do Mỹ ủng hộ là lực lượng khủng bố.
Ông Bolton đang cố gắng để thay đổi việc rút quân nhưng Tổng thống Erdogan dường như không muốn điều này. Joshua Landis – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ điện đàm với ông Trump nhưng lại từ chối gặp ông Bolton là bởi ông Erdogan chỉ muốn thảo luận với người mà ông biết là đang muốn rút quân.
Theo ông Hiltermann, Mỹ không thể đảm bảo lực lượng YPG sẽ tiếp tục chống IS nếu quân đội không còn hiện diện ở đây. "Lực lượng YPG đang chiến đấu chống IS ở các khu vực Arab, gần biên giới Syria - Iraq và xa các khu vực người Kurd sinh sống. Họ không có lợi ích gì ở những khu vực này, vậy thì tại sao họ phải tiếp tục chống IS vốn không đe dọa gì đến lãnh thổ của họ?”
Cuối cùng, liệu quân đội Mỹ có rút quân khỏi Syria hay không còn phụ thuộc vào kết quả từ "cuộc chiến" giữa những người ủng hộ ông Bolton và những người ủng hộ Tổng thống Trump trong đội ngũ cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng.
"Việc rút quân không chỉ đẩy lực lượng YPG "về phe" với chính quyền Tổng thống Assad mà còn buộc Mỹ phải hợp tác với Syria để tiếp tục các hoạt động chống khủng bố. Tôi cho là, nếu điều này xảy ra, những người theo phe ông Bolton sẽ không hài lòng. Chính sách của Mỹ khi đó sẽ phải quay sang ủng hộ ông Assad chứ không chỉ dừng lại ở việc nối lại quan hệ với chính quyền của Tổng thống Syria. Điều này còn làm sụp đổ chính sách chống Iran của Washington và là một ‘cú đánh’ vào đồng minh Israel", chuyên gia Landis phân tích.
Chuyên gia Hiltermann cho biết, ông không thể đưa ra bất kỳ phán đoán nào về kết quả của cuộc chiến chính sách giữa ông Trump và ông Bolton.
"Không để đoán trước được điều gì, đặc biệt là với một Tổng thống hay thay đổi như ông Trump. Ngoài ra, với quyền lực của một Tổng thống, ông ấy có thể bỏ qua quan điểm của ông Bolton và ông Pompeo hoặc thậm chí có thể sa thải họ".
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ không thay đổi được điều gì bởi nếu không thể khiến ông Trump rút lại quyết định, ít ra họ có thể thuyết phục Tổng thống để quân đội Mỹ có thể ở lại Syria lâu hơn.

Cha bắn súng chỉ thiên, đạn bay trúng con trai 8 tuổi thiệt mạng

Cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ một người đàn ông 42 tuổi hôm 6-1 về cáo buộc bắn chết cậu con trai 8 tuổi.

Hãng tin PTI cho biết vụ việc xảy ra ở New Usmanpur, Đông Bắc thủ đô New Delhi. Người đàn ông nói trên - được xác định là Yasin - lấy súng bắn vào không khí trong một bữa tiệc ăn mừng.

Phiến quân đánh giết lẫn nhau tại Idlib, Quân đội Syria hưởng lợi

(Kiến Thức) - Các tay súng nổi dậy do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã hứng chịu tổn thất nặng nề trước nhóm liên minh thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham (HTS) và có nguy cơ mất những căn cứ cuối cùng của chúng tại tỉnh Idlib (Syria).

Phien quan danh giet lan nhau tai Idlib, Quan doi Syria huong loi
Theo Al Masdar News ngày 9/1, phiến quân HTS đã chiếm quyền kiểm soát thêm nhiều thị trấn ở khu vực phía nam và tây Idlib sau cuộc giao tranh ác liệt với lực lượng Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Ảnh: Therussophile. 

Phien quan danh giet lan nhau tai Idlib, Quan doi Syria huong loi-Hinh-2
 Với thắng lợi này, phiến quân HTS có thể cô lập nhóm tay súng nổi dậy được Ankara hậu thuẫn này tại những căn cứ xung quanh tỉnh Idlib. Ảnh: zamanalwsl.net.

Phien quan danh giet lan nhau tai Idlib, Quan doi Syria huong loi-Hinh-3
 “Lực lượng NLF buộc phải củng cố những căn cứ cuối cùng để tránh rơi vào tay phiến quân HTS”, nguồn tin cho hay. Mặc dù các tay súng phiến quân do Ankara hậu thuẫn này chưa cần tiếp viện vào thời điểm hiện tại nhưng chúng sẽ gặp rắc rối lớn nếu Quân đội Syria mở cuộc tấn công ở vùng nông thôn phía bắc tỉnh Hama. Ảnh: AN.

Phien quan danh giet lan nhau tai Idlib, Quan doi Syria huong loi-Hinh-4
Trong diễn biến liên quan, Quân chính phủ Damascus đang củng cố các căn cứ quân sự của họ trên toàn mặt trận ở Bắc và Tây Bắc Syria để chuẩn bị cho cuộc chiến ác liệt và khó khăn sắp tới. Ảnh: FNA. 

Phien quan danh giet lan nhau tai Idlib, Quan doi Syria huong loi-Hinh-5
 Hãng Fars (Iran) dẫn nguồn tin chiến trường cho hay, Quân đội Syria đã triển khai thêm nhiều đoàn xe quân sự từ miền Nam Syria tới các khu vực phía Bắc, Tây Bắc tỉnh Hama và Đông Nam Idlib. Ảnh: MEE.

Phien quan danh giet lan nhau tai Idlib, Quan doi Syria huong loi-Hinh-6
 “Các đoàn xe quân sự khác của Quân đội Syria cũng đã được điều động tới Bắc và Đông Bắc Aleppo, trong đó có vùng Tal Rafat ở Bắc Aleppo và vùng ngoại ô thành phố Manbij, nơi các tay súng phiến quân do Ankara hậu thuẫn đồn trú”, nguồn tin cho hay. Ảnh: SANA.

Phien quan danh giet lan nhau tai Idlib, Quan doi Syria huong loi-Hinh-7
Nguồn tin này nhấn mạnh, Quân đội Syria tại các tỉnh Aleppo, Idlib, Hama và Latakia đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành chiến dịch quân sự ở khu vực miền bắc Syria. Ảnh: SANA. 

Phien quan danh giet lan nhau tai Idlib, Quan doi Syria huong loi-Hinh-8
 Được biết, lực lượng tiếp viện của Quân đội Syria được triển khai sau khi các nhóm phiến quân kiên quyết không chịu rời khỏi căn cứ của chúng theo thỏa thuận về việc thiết lập vùng đệm phi quân sự Idlib mà Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được hồi tháng 9/2018. Ảnh: SANA. 

Phien quan danh giet lan nhau tai Idlib, Quan doi Syria huong loi-Hinh-9
Lực lượng chính phủ Syria cũng đã gây tổn thất nặng cho các nhóm phiến quân ở phía bắc tỉnh Hama và phía đông nam tỉnh Idlib sau những đợt oanh kích dữ dội nhằm vào căn cứ của chúng. Ảnh: Sputnik.