Mỹ-Nhật-Ấn Độ hợp tác bảo đảm tự do hàng hải Biển Đông

(Kiến Thức) - Giữa lúc Trung Quốc ngày càng lấn lướt ở Biển Đông, Mỹ , Nhật Bản và Ấn Độ quyết định tăng cường hợp tác bảo đảm tự do hàng hải.

Theo hãng tin PTI, trong cuộc họp đầu tiên cấp ngoại trưởng giữa ba nước diễn ra bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng hai vị đồng nhiệm Sushma Swaraj (Ấn Độ) và Fumio Kishida (Nhật Bản) nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải, tự do lưu thông thương mại, tuân thủ luật quốc tế và giải quyết tranh chấp lãnh hải một cách ôn hòa.
My-Nhat-An Do hop tac bao dam tu do hang hai Bien Dong
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) cùng Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj (phải) và Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) nhấn mạnh tự do hàng hải ở Biển Đông.
New Dehli, Washington và Tokyo cũng lập một nhóm chuyên gia về kết nối khu vực để tập trung vào các nỗ lực phối hợp giúp duy trì an ninh hàng hải trong vùng.
Dù không vướng vào tranh chấp chủ quyền tại khu vực, nhưng cả Ấn Độ lẫn Mỹ đều tuyên bố việc bảo vệ quyền tự do hàng hải Biển Đông là lợi ích quốc gia.
Cùng với chính sách “xoay trục về Châu Á” của Mỹ, Ấn Độ đã chuyển từ “Kế hoạch hướng Đông” sang “Hành động hướng Đông” nhằm bảo vệ các lợi ích quốc gia và ứng phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Ấn Độ cũng nhiều lần phớt lờ các cảnh cáo của Trung Quốc về hợp đồng hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông.
Nhật Bản, quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông, đang cùng với Mỹ có những kế hoạch cung cấp thiết bị quân sự cho Philippines, quốc gia Đông Nam Á mạnh mẽ phản đối bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thôn tính Biển Đông.

Kế hiểm quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Ngày càng rõ ràng rằng Trung Quốc có ý định sử dụng các “đảo nhân tạo” ở Quần đảo Trường Sa phục vụ cho mưu đồ quân sự hóa Biển Đông.

Muu do quan su hoa Bien Dong cua Trung Quoc
Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ.
Tuy  không phủ nhận việc sẽ sử dụng các tiền đồn này vào mục đích quân sự, nhưng Bắc Kinh lại nhấn mạnh “khía cạnh dân sự” như cung cấp dịch vụ công cộng: cứu nạn hàng hải, phòng chống thiên tai và quan sát khí tượng.
Các ứng dụng quân sự tiềm năng của các “đảo nhân tạo” của Trung Quốc là gì và chúng gây ra những mối đe dọa nào?

Học giả TQ cãi cùn về đắp đảo trái phép ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Học giả Trung Quốc cãi cùn rằng việc bồi đắp đảo trái phép ở Biển Đông là chuyện nhỏ, chẳng đáng để cho Mỹ “làm to chuyện” như thời gian  qua.

Theo sự cãi cùn của họ, các công trình quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo trái phép ở Biển Đông chẳng khác gì những "con vịt nằm yên một chỗ" để Hải quân Mỹ dễ dàng bắn hạ.
Hoc gia TQ cai cun ve dap dao trai phep o Bien Dong
Kế hoạch xây dựng "dân sự" của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập. 
Học giả Zhu Feng, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh, bao biện nỗ lực đắp đảo nhân tạo và xây dựng công trình quân sự trên đó sẽ phí công vô ích “trong một cuộc chiến tranh với Mỹ”. Ông Zhu Feng nói thêm rằng người Mỹ đã quá lo xa và “phóng đại” hoạt động bồi đắp xây dựng đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Theo ông này, Washington không nên xem  hành động đắp đảo của Trung Quốc là “khiêu khích hay thách thức quyền lực” Mỹ.