Mỹ lần 2 bắn thử “sát thủ diệt hạm” LRASM

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ mới đây đã thực hiện cuộc bắn thử lần 2 tên lửa hành trình chống tàu LRASM từ máy bay ném bom siêu thanh B-1B.

Hãng chế tạo máy bay, vũ khí, tên lửa và các kỹ thuật tân tiến quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ cho biết, mới đây dưới sự hỗ trợ của Cơ quan nghiên cứu phát triển các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR), Quân đội Mỹ đã tiến hành bắn thử nghiệm thành công tên lửa hành trình chống tàu tầm xa LRASM do Lockheed Martin chế tạo.
Theo nguồn tin trên, đây là vụ thử nghiệm thứ 2 được thực hiện trên máy bay ném bom siêu thanh hạng nặng B-1B. Sau khi được phóng, LRASM đã đánh trúng một mục tiêu đang di chuyển trên biển.
Tên lửa LRASM được phóng từ máy bay ném bom B-1B.
 Tên lửa LRASM được phóng từ máy bay ném bom B-1B.
“Tên lửa được phóng đi từ máy bay ném bom B1-B của Sư đoàn bay thử nghiệm số 337 của Không quân Mỹ và bay qua vùng biển Sea Range ở Point Mugu, bang California. Sau khi chuyển sang chế độ bay tự động nhờ sử dụng đầu cảm biến, LRASM đã xác định, tiếp cận và tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu trên biển. Đây là lần thứ hai, Quân đội Mỹ đã tiến hành bắn thử nghiệm thành công tên lửa diệt hạm tầm xa (LRASM). Trước đó, vào giữa tháng 8/2013, Quân đội Mỹ đã thử thành công loại tên lửa mới này”, nguồn tin cho biết.
Việc thử nghiệm LRASM được tiến hành trong khuôn khổ chương trình quy mô hơn nhằm mở rộng chức năng của các máy bay ném bom B-1B vốn bị mất quy chế máy bay ném bom chiến lược từ năm 1998 và đang được cải tạo để mang vũ khí thông thường.
Tháng 6/2012, Mỹ đã bắt đầu chương trình nâng cấp B-1B quy mô lớn nhất trong sốt lịch sử tồn tại của các máy bay này. Chúng sẽ được lắp các màn hình thông tin, các khí tài thông tin liên lạc và điều khiển các hệ thống trên khoang mới.
LRASM là một nỗ lực của Mỹ nhằm cân bằng khả năng tác chiến hải đối hải với Nga, Trung.
LRASM là một nỗ lực của Mỹ nhằm cân bằng khả năng tác chiến hải đối hải với Nga, Trung.
Quản lý chương trình LRASM của Lockheed Martin, ông Mike Fleming cho biết: “Vụ thử nghiệm lần này, cùng với sự thành công của chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 8 là minh chứng cho thấy khả năng và sự trưởng thành của LRASM. Các cảm biến mới và các bộ phận kế thừa từ tên lửa JASSM-ER đã vận hành tốt trong suốt chuyến bay và tên lửa đánh trúng mục tiêu theo đúng như kịch bản".
LRASM được thiết kế chế tạo dựa trên tên lửa hành trình AGM-158B JASSM-ER nhưng được tích hợp thêm nhiều công nghệ điện tử, động lực, liên lạc mới. Tên lửa đạt tầm phóng tới 370km. Dự định nó sẽ trở thành tên lửa chống tàu chủ lực của các tàu chiến Mỹ và nó cũng có khả năng trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược B-1. Bên cạnh đó Lockheed Martin cũng đưa ra khái niệm về một biến thể phóng từ tàu ngầm. Dự kiến, công tác sản xuất LRASM sẽ được tiến hành từ năm 2015.

T-72: xe tăng “lỡ hẹn” với Quân đội Việt Nam

(Kiến Thức) - Suýt chút nữa, lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam đã có thêm sự phục vụ của hàng trăm xe tăng T-72 hiện đại hơn loại T-54/55.

T-72 là cái tên nổi tiếng trong “làng xe tăng” thế giới, ra đời từ những năm 1970, xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 nhanh chóng đưa vào sử dụng trong lực lượng vũ trang Liên Xô và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khoảng 25.000 chiếc gồm nhiều biến thể (gồm cả cấp phép sản xuất ở nước ngoài) đã được chế tạo từ năm 1971 tới tận ngày nay, có mặt trong thành phần trang bị gần 40 nước trên thế giới.
 T-72 là cái tên nổi tiếng trong “làng xe tăng” thế giới, ra đời từ những năm 1970, xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 nhanh chóng đưa vào sử dụng trong lực lượng vũ trang Liên Xô và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khoảng 25.000 chiếc gồm nhiều biến thể (gồm cả cấp phép sản xuất ở nước ngoài) đã được chế tạo từ năm 1971 tới tận ngày nay, có mặt trong thành phần trang bị gần 40 nước trên thế giới.

“Lạ mắt” mô hình vũ khí tinh xảo ở triển lãm Dubai

(Kiến Thức) - Cùng xem những hình ảnh giàn vũ khí tối tân siêu nhỏ trong các gian trưng bày của các doanh nghiệp quốc phòng lớn ở Dubai Airshow 2013.

Triển lãm hàng không quốc tế Dubai năm nay thu hút hơn 1.000 doanh nghiệp quốc phòng tới từ hàng chục quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng có khả năng đem vũ khí thực tới triển lãm và khuôn viên triển lãm cũng không thể chứa hết toàn bộ. Vì vậy, các doanh nghiệp quốc phòng chủ yếu đưa tới mô hình nhỏ chế tạo tinh xảo, giống hệt vũ khí thực. Trong ảnh là gian trưng bày Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) với hàng loạt mô hình vũ khí “khủng”.
 Triển lãm hàng không quốc tế Dubai năm nay thu hút hơn 1.000 doanh nghiệp quốc phòng tới từ hàng chục quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng có khả năng đem vũ khí thực tới triển lãm và khuôn viên triển lãm cũng không thể chứa hết toàn bộ. Vì vậy, các doanh nghiệp quốc phòng chủ yếu đưa tới mô hình nhỏ chế tạo tinh xảo, giống hệt vũ khí thực. Trong ảnh là gian trưng bày Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) với hàng loạt mô hình vũ khí “khủng”.