Mỹ: Hàng chục cơn lốc xoáy tấn công bang Nebraska

Hàng chục cơn lốc xoáy đã quét qua khu vực miền Trung nước Mỹ, san bằng nhiều nhà cửa và khiến ít nhất 3 người bị thương.

Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ thông báo đã ghi nhận hơn 70 cơn lốc xoáy trên khắp nước này, chủ yếu xảy ra tại bang Nebraska.  Lực lượng Cảnh sát  thành phố Omaha, bang Nebraska báo cáo, lốc xoáy đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân, với hàng trăm ngôi nhà bị san bằng hoặc bị tốc mái, nhiều cây bị quật đổ.

My: Hang chuc con loc xoay tan cong bang Nebraska

Hàng chục cơn lốc xoáy tấn công bang Nebraska của Mỹ (ảnh Reuters)

Nhiều video đăng tải hình ảnh những cơn gió xoáy đen kịt hất tung mọi thứ trên đường đi của nó. Thành phố Omaha với 485.000 dân là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất. Cảnh sát và lực lượng cứu hỏa đang phải đi từng nhà để giải cứu những người còn mắc kẹt trong các ngôi như bị hư hại.

Lốc xoáy cũng đã tấn công thủ phủ Lincoln của bang Nebraska, làm sập mái của một nhà kho công nghiệp. Rất may, lực lượng chức năng đã kịp sơ tán 70 người ở bên trong nhà kho này và ghi nhận 3 người trong số này đã bị thương.  Trong khi đó, ở phía Đông Bắc Lincoln, gió mạnh đã khiến một đoàn tàu trật khỏi đường ray. Khoảng 11.000 hộ gia đình bị mất điện ở Nebraska do lốc xoáy cắt đứt đường dây điện.

Chính quyền địa phương cảnh báo những cơn lốc xoáy tiếp diễn trong ngày 27/4, các bang Iowa, Kansas, Missouri, Oklahoma và Texas được khuyến cáo đề phòng với hiện tượng này.

Lý giải tục xăm mặt kỳ lạ của phụ nữ bộ tộc ở Myanmar

Trong 1000 năm, tục lệ xăm mặt được duy trì và những hình xăm trở thành một phần quan trọng trong bản sắc của phụ nữ bộ tộc Chin ở Myanmar.

Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar
Theo Daily Mail, bộ tộc Chin chiếm khoảng 2% dân số của Myanmar, sinh sống ở miền núi cao, hẻo lánh thuộc bang Mrauk U in Rakhin và bang Chin, phía tây Myanmar. Thời xưa, những người phụ nữ lớn tuổi của bộ tộc Chin, Magan và Muun ở phía tây nam Myanmar coi tục lệ xăm mặt như là một biểu tượng của vẻ đẹp. (Ảnh: Eric Lattorgue, DM)


Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-2

Trong một thiên niên kỷ, phụ nữ bộ tộc Chin nổi tiếng với nhiều hình xăm trên mặt và được gọi là “người mặt hổ”. 

Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-3
Mỗi hình xăm trên khuôn mặt đều mang một biểu tượng riêng.
Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-4
Hình xăm trên khuôn mặt của phụ nữ bộ tộc Chin không nổi bật bằng hình xăm của phụ nữ tộc Muun và Magan.
Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-5
Phụ nữ dân tộc Chin có hình xăm nhỏ và tinh tế hơn. Mực xăm được tạo nên từ hỗn hợp mỡ lợn, mật bò và một số loài cây ở địa phương. 
Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-6

Theo truyền thuyết của bộ tộc Chin, phong tục kỳ lạ này bắt nguồn từ thế kỷ thứ 11 khi các thiếu nữ xăm mặt để tránh bị vua chúa bắt về làm vợ.

Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-7
Từ đó, các gia đình người Chin, khi con gái lên 11 - 15 tuổi thì buộc phải xăm lên mặt, một cách để che giấu dung nhan, tránh bị bắt cóc.
Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-8
Trong thiên niên kỷ qua, truyền thống này được duy trì và những hình xăm trở thành một phần quan trọng trong bản sắc của phụ nữ Chin.
Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-9
Nhiều người đàn ông coi những hình xăm là một dấu hiệu của vẻ đẹp và từ chối kết hôn với những phụ nữ chưa được xăm mặt trong bộ tộc.
Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-10
Ngoài việc trở thành tập tục gắn với quan niệm thẩm mỹ của tộc người, phụ nữ Chin xăm mặt để được thần linh bảo vệ chứ không phải tự làm xấu mình như câu chuyện trong truyền thuyết.
Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-11
Không chỉ có hình xăm trên mặt, hầu hết những người phụ nữ lớn tuổi ở đây đều sở hữu một chiếc tẩu trên tay. 
Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-12

Cuộc sống của họ nơi đây chỉ xoay quanh việc lấy nước và thực phẩm.

Ly giai tuc xam mat ky la cua phu nu bo toc o Myanmar-Hinh-13
Ngày nay, thế hệ trẻ không còn thực hiện phong tục này do chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm và phạt nặng. 

>>> Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ bộ tộc không có đàn ông, phụ nữ sinh con theo cách lạ

Ám ảnh loạt thị trấn “ma” đáng sợ nhất thế giới

Sau nhiều năm bị bỏ hoang, những khu định cư này biến thành các “thị trấn ma” đáng sợ nhưng vẻ ma mị của chúng vẫn thu hút khách du lịch tò mò khám phá.

Am anh loat thi tran “ma” dang so nhat the gioi

Pripyat, Ukraina: Một trong những nơi rùng rợn, ma quái bậc nhất thế giới là thị trấn ma Pripyat của Ukraine. Thảm họa hạt nhân năm 1986 đã khiến Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phải đóng cửa và tất cả cư dân ở vùng lân cận phải sơ tán đi nơi khác, bỏ lại đằng sau một vùng hoang tàn và chết chóc. (Ảnh: IT)

Am anh loat thi tran “ma” dang so nhat the gioi-Hinh-2
Craco (Italy): Thị trấn lịch sử này có từ năm 540 trước Công nguyên, do những người Hy Lạp di cư xây dựng. Qua nhiều thế kỷ, thị trấn phát triển không ngừng. Đến năm 1980, nơi đây hoàn toàn bị bỏ hoang sau một trận động đất lớn. Ngày nay, Craco tuy không có người ở nhưng lại là một điểm du lịch hấp dẫn.
Am anh loat thi tran “ma” dang so nhat the gioi-Hinh-3
Glenrio (Texas/New Mexico, Mỹ): Nằm ở biên giới của 2 tiểu bang Texas và New Mexico, Glenrio ban đầu là một thị trấn đường sắt sầm uất. Sau khi xa lộ Interstate 40 được xây dựng, không còn ai đi qua tuyến đường này khiến Glenrio dần bị bỏ hoang và trở thành một "thị trấn ma".
Am anh loat thi tran “ma” dang so nhat the gioi-Hinh-4
Oradour-sur-Glane, Pháp: Tên thị trấn Oradour-sur-Glane vẫn gắn liền với cuộc thảm sát của Phát xít Đức tại đây hồi Thế chiến II. Những đống đổ nát của thị trấn này vẫn giữ y nguyên như một minh chứng cho nỗi đau của phụ nữ, trẻ con và đàn ông trong thị trấn này bị giết hại ngày 10/6/1944. 
Am anh loat thi tran “ma” dang so nhat the gioi-Hinh-5

Kolmanskop, Namibia: Thị trấn bị bỏ hoang này ngày nay là địa điểm hút khách du lịch và là sân chơi cho các nhiếp ảnh gia.

Am anh loat thi tran “ma” dang so nhat the gioi-Hinh-6
Bannack, Montana, Mỹ: Nơi này cách đây 150 năm từng là thị trấn đào vàng sôi động với 10.000 người dân sinh sống. Tuy nhiên, một trận hỏa hoạn đã khiến nơi đây thành "thị trấn ma" dành cho du khách hiếu kỳ.
Am anh loat thi tran “ma” dang so nhat the gioi-Hinh-7
Belchite, Tây Ban Nha: Ngôi làng hoang phế Belchite thuộc tỉnh Saragosse, phía bắc Tây Ban Nha, là chứng tích của thời nội chiến ở nước này. Nó đã bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc nội chiến giữa chính quyền và lực lượng nổi dậy vào năm 1937.
Am anh loat thi tran “ma” dang so nhat the gioi-Hinh-8
Kolmanskop (Namibia): Năm 1908, thị trấn Kolmanskop được thành lập với mục đích chính là khai thác kim cương ầm uất. Sau Thế chiến thứ 2, mỏ kim cương dần cạn kiệt, Kolmanskop đã bị bỏ hoang hoàn toàn năm 1956. Du khách cần có giấy phép nếu muốn vào tham quan nơi này.
Am anh loat thi tran “ma” dang so nhat the gioi-Hinh-9
Ani, Thổ Nhĩ Kỳ: Nằm ở giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, thành phố Ani từng một thời là đô thị phát triển huy hoàng, với hơn 200 nghìn cư dân Armenia sinh sống. Sau nhiều cuộc chiến tranh, thành phố này gần như bị xóa sổ. Cuối cùng, đến giữa thế kỷ thứ VIII, người dân rời bỏ Ani và nó trở thành thành phố chết.
Am anh loat thi tran “ma” dang so nhat the gioi-Hinh-10

Akarmara (Abkhazia/Georgia): Akarmara là một thị trấn khai thác than quan trọng trong Thế chiến 2. Tuy nhiên, xung đột vũ trang cùng với nền kinh tế suy giảm khiến các mỏ đồng phải đóng cửa và nơi này bị bỏ hoang. Ngày nay, Akarmara lại thu hút du khách trải nghiệm nét kiến trúc thời Liên Xô cũ. 

>>> Mời độc giả xem thêm video: Thị trấn “sang chảnh”, nơi người dân “cưỡi” máy bay đi ăn sáng