Mỹ dùng UAV “sát thủ” chữa cháy rừng

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ đã huy động máy bay chiến đấu không người lái MQ-1 Predator để hỗ trợ chữa cháy rừng ở bang California.

Theo hãng General Atomics Aeronautical Systems (GA-ASI), mẫu máy bay không người lái MQ-1 Predator đã giúp đỡ lính cứu hỏa trong việc khống chế ngọn lửa tại vụ cháy rừng ở bang California hồi tháng 8-9/2013.
Cũng theo GA-ASI, trong hơn 24h hoạt động liên tục, UAV cho thấy hiệu năng vượt trội máy bay trực thăng – vốn được các lực lượng mặt đất dựa vào trước đây nhưng phải nạp nhiên liệu mỗi 2h bay.
Lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ đã sử dụng MQ-1 Predator từ sân bay Victorville. Thư viện video từ tổ hợp trinh sát quang điện – hồng ngoại của UAV đã giúp xác định vị trí các đám cháy, hướng đi và những nơi đám cháy được kiểm soát đi cùng với việc xác định những đám cháy mới do sấm sét. Những dữ liệu này được chia sẻ với lực lượng mặt đất theo thời gian thực.
UAV trinh sát - tấn công MQ-1 Predator.
 UAV trinh sát - tấn công MQ-1 Predator.
Theo ông Frank Pace, Qiám đốc chương trình Hệ thống Hàng không của GA-ASI, mẫu MQ-1 Predator đã giúp lính cứu hỏa có đầy đủ nhận thức về tình hình đám cháy, qua đó giúp họ có những chiến lược tốt chiến đấu với đám cháy một cách an toàn.
“Predator giúp các nhân viên cứu hỏa có tầm nhìn tại mọi địa điểm cả đám cháy, bất kể ngày hay đêm cũng như vận dụng tài nguyên để bảo vệ mạng sống và giảm thiểu thiệt hại về tài sản”, ông Frank nói.
UAV chiến đấu MQ-9 Reaper của NASA có tên Ikhana cũng vừa có chuyến bay cứu hỏa ở phía Tây nước Mỹ với những module được tinh chỉnh cho việc quét và chuyển dữ liệu trực tiếp cho lính cứu hỏa ở thời gian thực.
MQ-1 Predator được thiết kế cho nhiệm vụ trinh sát, do thám và tấn công mặt đất khi cần. MQ-1 trang bị động cơ Rotax 914F công suất 115 mã lực cho phép đạt tốc độ bay tối đa 217km/h, tầm bay 1.100km, có thể hoạt động liên tục trên không 24h.
Để phục vụ cho vai trò trinh sát, MQ-1 được trang bị tổ hợp trinh sát quang điện - hồng ngoại ở dưới mũi; hệ thống ngắm mục tiêu đa quang phổ AN/AAS-52. Trên cánh có 2 điểm trao cho phép mang 2 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire hoặc 4 tên lửa đối không AIM-92 Stinger hoặc 6 tên lửa không đối đất Griffin.

Xem mặt vũ khí “khủng” Mỹ sắp đưa tới Nhật

(Kiến Thức) - P-8 Poseidon và siêu UAV trinh thám RQ-4 Global Hawk là hai phương tiện quân sự mà Mỹ sắp triển khai tại Nhật Bản đối phó với Trung Quốc, Triều Tiên.

Mỹ và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận trong cuộc họp ở Tokyo giữa tuần qua về việc cho phép Mỹ triển khai máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8 Poseidon tới Nhật Bản vào cuối năm nay. Mỹ cũng sẽ gửi 2-3 chiếc máy bay trinh sát không người lái tầm xa RQ-4 Global Hawk vào năm tới.
Mỹ và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận trong cuộc họp ở Tokyo giữa tuần qua về việc cho phép Mỹ triển khai máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8 Poseidon tới Nhật Bản vào cuối năm nay. Mỹ cũng sẽ gửi 2-3 chiếc máy bay trinh sát không người lái tầm xa RQ-4 Global Hawk vào năm tới.
Sáng kiến này là một phần trong chương trình hợp tác quốc phòng sâu rộng giữa Mỹ, Nhật Bản nhằm đối phó với những thay đổi an ninh quốc phòng ở châu Á. Không rõ Mỹ sẽ điều tới Nhật Bản bao nhiêu chiếc P-8, tuy nhiên con số có lẽ chỉ dừng ở mức 2-3 vì hiện mới có 11 chiếc được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ.
  Sáng kiến này là một phần trong chương trình hợp tác quốc phòng sâu rộng giữa Mỹ, Nhật Bản nhằm đối phó với những thay đổi an ninh quốc phòng ở châu Á. Không rõ Mỹ sẽ điều tới Nhật Bản bao nhiêu chiếc P-8, tuy nhiên con số có lẽ chỉ dừng ở mức 2-3 vì hiện mới có 11 chiếc được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ.

Đài Loan “bắt chước” Trung Quốc “nhái” UAV X-47B

(Kiến Thức) - Sau Trung Quốc, tới lượt Đài Loan chọn mô hình UAV tàng hình X-47B để làm cơ sở phát triển UAV Chu Tước của nước này.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, Đài Loan đang tiến hành nghiên cứu phát triển UAV chiến đấu Chu Tước. Nó sẽ được sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát, tấn công vượt qua hệ thống phòng không đối phương.
 Theo Thời báo Hoàn Cầu,  Đài Loan đang tiến hành nghiên cứu phát triển UAV chiến đấu Chu Tước. Nó sẽ được sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát, tấn công vượt qua hệ thống phòng không đối phương.
Nguyên nhân Đài Loan tiến hành nghiên cứu UAV tàng hình là do Mỹ dừng việc cung cấp máy bay chiến đấu tàng hình và máy bay không người lái cho Đài Loan. Hơn nữa, chi phí sản xuất các máy bay chiến đấu không người lái thấp đang là xu hướng trong tương lai của trận chiến trên không.
  Nguyên nhân Đài Loan tiến hành nghiên cứu UAV tàng hình là do Mỹ dừng việc cung cấp máy bay chiến đấu tàng hình và máy bay không người lái cho Đài Loan. Hơn nữa, chi phí sản xuất các máy bay chiến đấu không người lái thấp đang là xu hướng trong tương lai của trận chiến trên không.