Mứt Tết tràn ngập thị trường, cẩn trọng sản phẩm handmade

Hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Canh Tý, tuy nhiên thời điểm này tại các siêu thị mứt Tết đã ngập tràn. Chưa kể trên các kênh bán hàng online, các loại mứt handmade đã bắt đầu hút khách.

Tại nhiều siêu thị lớn ở Hà Nội, các loại mứt Tết, giỏ quà Tết, các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý đã được bày bán. Tuy nhiên, sức mua chưa nhiều. Bởi hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Canh Tý.
Tại siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội), các loại mứt Tết truyền thống được bán với giá dao động từ 40.000 đồng đến 100.000 đồng/hộp tùy trọng lượng. Ngoài ra, các loại mứt hạt như mứt hạt sen, hạt điều, mứt lạc… cũng có giá dao động trong khoảng 60.000 đến 150.000 đồng một hộp.
Những quầy trưng bày mứt Tết được đặt ở vị trí trung tâm và thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, sức mua chưa cao. Lượng người đến tham quan và mua sắm các sản phẩm Tết còn hạn chế.
Mut Tet tran ngap thi truong, can trong san pham handmade
Mứt Tết được bày bán khá sớm tại siêu thị BigC. 
Theo bà Ngô Hồng Hạnh (Trần Duy Hưng, Hà Nội), thời điểm này mua mứt Tết hay giỏ quà Tết là hơi sớm. Bởi hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán.
“Thông thường mỗi năm gia đình tôi sẽ mua sắm Tết sau ngày 23 tháng Chạp. Còn thời điểm hiện tại chúng tôi chưa nghĩ đến chuyện mua sắm Tết vì còn hơn một tháng nữa mới đến Tết cổ truyền”, bà Hạnh nói.
Theo nhân viên siêu thị BigC, các sản phẩm mứt Tết năm nay được bày bán khá sớm, điển hành là sản phẩm thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị. Giá mứt Tết năm nay tương đương mọi năm và không có biến động. Hạn sử dụng trên những gói mứt Tết này đến tháng 2/2020.
Mut Tet tran ngap thi truong, can trong san pham handmade-Hinh-2
Ngoài mứt Tết, các giỏ quà Tết cũng được bày bán. 
Tại siêu thị Vinmart Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), những giỏ quà Tết cũng được bày bán tại đây. Theo đó, nhiều giỏ quà Tết có mức giá lên đến vài triệu đồng với các sản phẩm khá đa dạng từ rượu cho đến bánh kẹo. Theo đại diện siêu thị này, giáp Tết Nguyên đán, ngoài những giỏ quà Tết là rượu, bánh kẹo thì những giỏ quà Tết là trái cây cũng sẽ được bán nhiều và đây là một trong những sản phẩm hút khách.
Trên mạng xã hội Facebook, mứt Tết handmade cũng được bán trước đây rất nhiều ngày với đa dạng nhiều loại như mứt táo, mứt dừa, mứt cà rốt… Giá mỗi loại mứt được bán theo kg dao động từ 110.000 đồng đến 300.000 đồng/kg/loại. Chị Nguyễn Thị Minh - người bán mứt Tết trên mạng xã hội cho biết, có những năm, chị bán hết cả vài tạ mứt dừa. Mứt dừa có giá thành rẻ, dễ làm lại được đông đảo mọi người ưa chuộng.
“Mứt dừa không chỉ ăn vào dịp Tết mà nhiều người cũng đặt mua ăn quanh năm. Tuy nhiên, bây giờ những người bán mứt dừa thường không đơn thuần chỉ bán mứt dừa nguyên chất mà hiện nay nhiều người còn ưa chuộng mứt dừa mix lá dứa hoặc vị trà xanh. Mỗi năm bán mứt dừa dịp Tết tôi cũng có thu nhập khá lên đến vài chục triệu đồng”, chị Minh cho biết.
Theo chị Minh, có thời điểm làm mứt không kịp bán bởi người dùng đặt quá nhiều. Thậm chí, có những thời điểm phải làm cả đêm mới kịp hàng để trả cho khách. 
Theo các chuyên gia, mứt Tết handmade khi mua người tiêu dùng cần tìm hiểu kĩ lưỡng thông tin người bán và chỉ nên mua những nơi uy tín. Bởi, mứt Tết handmade không được kiểm soát chất lượng từ cơ quan quản lý. Hầu hết, các sản phẩm mứt handmade không có thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng, không hướng dẫn cách bảo quản cụ thể, không ghi rõ thành phần trên nhãn cũng như việc đóng gói, bao bì không đảm bảo.
Chưa kể đến, trong quy trình làm mứt, rất có thể người sản xuất sử dụng phụ gia hoặc chất tạo màu để tăng thêm hương vị và màu sắc cho mứt. Điều đó tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khoẻ, bao gồm: Gây ngộ độc cấp tính, suy gan, suy thận, ung thư, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em…

Bánh kẹo, mứt tết "ba không" đổ bộ chợ Sài Gòn

Các loại bánh kẹo, mứt tết, dưa hành… “ba không”-không nhãn hiệu, không thương hiệu, không hạn sử dụng, có giá cực “bèo” từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng, được bày bán ở nhiều chợ lẻ, các con hẻm lớn nhỏ ở TPHCM.

Tại chợ Bình Tây (quận 6), dù là giữa trưa nhưng vẫn nườm nượp người mua, kẻ bán. Bánh kẹo, mứt Tết, hoa trái sấy khô… chất thành đống, bày ngay lối đi để người mua dễ lựa chọn. Nhiều mặt hàng không có nhãn mác, chỉ có vài dòng về tên sản phẩm do chủ hàng viết lên.
Bánh kẹo, mứt tết "ba không" có mặt ở các chợ Sài Gòn.
Bánh kẹo, mứt tết "ba không" có mặt ở các chợ Sài Gòn. 
Tiếp thị đủ loại mứt bí, mứt dừa, mứt thơm, mứt chùm ruột… được đóng sẵn trong các bịch rất sơ sài, nhân viên sạp bánh mứt chào mời: “Hôm nay ngày cuối tụi em xả hàng nên đồng giá 75.000 đồng/kg. Đây đều là hàng mới, tụi em “xả” để kích sức mua. Chị mua nhiều còn được khuyến mãi thêm”.
Nhiều loại mứt ở đây có dấu hiệu chảy nước, đường không còn bám vào cọng mứt. Nhân viên giải thích "do nắng nóng nên vậy, mua về để nơi thoáng mát, đường khô trở lại ngay".
Nhiều loại mứt tết, hạt khô đựng trong các bọc nhựa, khong hề có nhãn mác.
Nhiều loại mứt tết, hạt khô đựng trong các bọc nhựa, khong hề có nhãn mác. 

Nhân viên kinh doanh VinaPhone Thanh Hóa trả lại tiền cho người đánh mất

(Kiến Thức) - Ngày 13/12/2019 trên đường đi chăm sóc điểm bán từ Thăng Thọ về Công Liêm, anh Lê Văn Công – Nhân viên kinh doanh VinaPhone Thanh Hóa phát hiện chiếc túi xách rơi bên vệ đường. Đặc biệt, bên trong túi có chứa hơn 20 triệu đồng và một số vật dụng...

Ngay trong tối 13/12/2019, Công an đã tìm ra chủ nhân của chiếc túi là chị Phạm Thị Vinh, ngụ Thôn Tân Chính, Công Chính, Nông Cống. Sáng ngày 14/12, Công an xã Công Liêm đã làm các thủ tục trao trả lại số tiền 21.231.000 cho người bị mất.
Được biết, chị Vinh là công nhân may tự do, sức khỏe yếu. Số tiền bị mất là tài sản vợ chồng chị tích cóp được nhằm trả bớt nợ vay sửa nhà trước đó. Chị Vinh là công nhân may tự do tại cửa hàng may tư nhân Hiền Vinh. Do sức khỏe yếu, bị bệnh bứơu cổ đang phải điều trị nên chị không đi làm công nhân lâu dài cho các nhà máy may trên địa bàn, chồng chị là lao động tự do nên thu nhập cũng bấp bênh. Số tiền bị mất là tài sản anh chị tích cóp được cùng với sự hỗ trợ của hai bên nội ngoại. Mặc dù phương tiện đi lại là chiếc xe máy đã hư hỏng, được ông bà cho tiền hỗ trợ để mua sắm phương tiện mới để đi làm. Tuy nhiên, chị đã không mua xe mà định bụng lấy tiền này đi mua vàng để trả bớt số nợ của gia đình trước đó đã vay để sửa nhà. Khi đến tiệm vàng thì chị “ngỡ ngàng khi không thấy toàn bộ tài sản của mình không còn nữa; chị ấy thẩn thờ, lo lắng và có phần sợ hãi” (Chị Hòa, chủ tiệm vàng chia sẻ).