Mua đất, về đào lên thấy cảnh kinh hoàng

Kvasha nói mình không biết phải cảm thấy thế nào về phát hiện này.

Một người đàn ông ở vùng Viễn Đông của Nga vừa phát hiện ít nhất bảy bộ xương người trên mảnh đất mới mua để xây nhà của mình, RT đưa tin.
Điều kinh khủng là các sử gia địa phương nói rằng 7 bộ xương này không liên quan gì đến khảo cổ học.
Vitaly Kvasha phát hiện ra các bộ xương khi đang đào một cái hố xây dựng cho ngôi nhà mới của mình ở thành phố Blagoveschensk, vùng Viễn Đông.
Ngoài xương, Kvasha còn tìm thấy một số quần áo và vật dụng khác. Ông nói với RT rằng mình không biết phải cảm thấy thế nào về phát hiện này.
Mua dat, ve dao len thay canh kinh hoang
Các sử gia địa phương nói rằng 7 bộ xương này không liên quan gì đến khảo cổ học. 
“Cảm xúc ư? Tôi thậm chí không thể nói cho bạn biết những gì tôi cảm thấy. Tôi có thể cảm thấy gì chứ khi tìm thấy thi thể người trên địa điểm xây nhà của tôi?”, Kvasha nói.
Các bộ xương được chôn như thể đây là nơi an nghỉ cuối cùng của họ. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng khám phá này không liên quan đến khảo cổ học vì các bộ xương này không quá cổ.
“Tôi có thể nói chắc chắn nó không phải là một khám phá khảo cổ học. Nó khá mới, không phải khảo cổ học”, Denis Volkov, người đứng đầu về bảo tồn lịch sử ở địa phương, giải thích. "Giày dép, chén đĩa cũng như những thứ khác cho thấy đó là lịch sử hiện đại”.
Hơn nữa, các nhà điều tra địa phương cho biết 7 hộp sọ đều có dấu hiệu của đầu đạn.
Ủy ban điều tra Nga đã mở một vụ án hình sự để tìm hiểu thêm về phát hiện kinh hoàng, gọi đây là vụ giết người hàng loạt.

Ngôi mộ tập thể lớn nhất nước Mỹ

Trong gần 150 năm qua, đảo Hart, một hòn đảo nằm ngoài khơi của quận Bronx, TP New York - Mỹ luôn chứng kiến những ngôi mộ tập thể.

Trong gần 150 năm qua, đảo Hart, một hòn đảo nằm ngoài khơi của quận Bronx, TP New York - Mỹ, là nơi chôn cất dành riêng cho những người chết không rõ nguyên nhân.
Những cỗ quan tài được hạ xuống một cách chậm rãi từ phía sau một chiếc xe chở xác trong sự chờ đợi của các tù nhân làm công việc chôn cất với tiền công 50 xu/giờ.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng con tin khiến Mỹ-Iran trở mặt 40 năm trước

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng con tin Iran xảy ra vào năm 1979 đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Iran rơi vào trạng thái căng thẳng từ đó cho đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển tích cực nào.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc
Thậm chí, mối quan hệ Mỹ-Iran càng trở nên xấu đi khi mới đây Washington tuyên bố tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran sẽ được Mỹ khôi phục và có hiệu lực từ ngày 5/11. Cụ thể, hơn 700 cá nhân và thực thể đã bị liệt vào danh sách trừng phạt liên quan đến Iran. Ảnh: Tổng thống Trump (trái) và người đồng cấp Iran Rouhani. Ảnh: CNN. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-2
Có thể thấy, mối quan hệ Mỹ - Iran liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng trong suốt hàng thập kỷ qua, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng con tin Iran gần 40 năm trước. Theo đó, ngày 4/11/1979, một nhóm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bắt giữ 56 nhà ngoại giao và công dân Mỹ làm con tin. Ảnh: Sputnik. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-3
 Về nguyên nhân vụ tấn công, Iran cho rằng Đại sứ quán Mỹ tại Tehran là một “ổ tình báo” khi các nhân viên ở đây đều làm việc cho CIA. Ngày 22/10/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã cho phép Quốc vương Iran bị phế truất, ông Shah Mohammed Reza Pahlavi, tị nạn chính trị và chữa bệnh tại Mỹ. Hành động này của Washington được cho là giọt nước tràn ly, dẫn đến vụ Iran tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Tehran 39 năm trước. Ảnh: Các nữ sinh Iran tập trung bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 27/11/1979 yêu cầu Washington phải dẫn độ Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi về nước (Iran) để xét xử. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-4
 Ông Ayatollah Hossein Ali Montazeri, một trong những nhà lãnh đạo của Cách mạng Iran vào năm 1979, phát biểu trước đám đông tại Đại học Tehran ngày 23/11/1979. Ông Montazeri tuyên bố, các con tin Mỹ sẽ không được trả tự do cho tới khi Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi bị dẫn độ về nước. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-5
Đáp trả, cũng trong tháng 11/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã ký một sắc lệnh hành pháp đóng băng toàn bộ tài sản của chính phủ Iran tại Mỹ và bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Ảnh: Daily Kos. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-6
 52 con tin Mỹ đã bị giam giữ trong tổng cộng 444 ngày mới được thả. Ảnh: 3 con tin Mỹ Kathy Gross, Ladell Maples, và William Quarles được trả tự do và đưa tới sân bay sau khi dự một buổi họp báo. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-7
 Một sinh viên Iran mang theo súng đứng canh gác bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 29/11/1979. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-8
Các sinh viên tại thủ đô Washington, Mỹ, biểu tình phản đối việc Iran bắt giữ con tin Mỹ. Ảnh: Sputnik. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-9
 Hai con tin người Mỹ bị bắt giữ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-10
 Bức ảnh chụp nhóm con tin Mỹ tại bệnh viện. Họ đã được đưa tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi được Iran thả tự do trước khi trở về Mỹ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-11
 Những người Mỹ được thả tự do vẫy chào mọi người khi bước xuống chiếc Freedom One tại căn cứ ở Mỹ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-12
Richard Morefield hôn mẹ của anh, bà Maria, khi trở về nước Mỹ ngày 27/1/1981. Ảnh: Sputnik.