Một ngày tại căn cứ 'hổ mang chúa' hiện đại bậc nhất Việt Nam

Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc "hổ mang chúa" - biệt danh của máy bay Su30Mk2 - gầm rú chói tai. 

Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc "hổ mang chúa" - biệt danh của máy bay Su30Mk2 - gầm rú chói tai, lao lên bầu trời bao la thực hành các bài tập nhào lộn, cắt bom, chiến đấu.

Đây là trung đoàn duy nhất của cả nước đào tạo phi công chuyên biệt cho chiếc máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất mà Việt Nam sở hữu.
Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam
Hai máy bay Su30Mk2 xuất kích thực hành bài tập bay đôi. Ảnh: Thuận Thắng. 
Sau khi được đào tạo tinh nhuệ tại đây, các phi công mới được gửi về các trung đoàn Su30mk2 khác trong cả nước. 

Mỗi chiến sĩ tham gia các đơn vị của buổi tập luôn ở trạng thái tập trung cao độ trong từng giây, từng phút.

Một giây lơ là có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Trước mỗi buổi bay tập, các phi công cấp 1 sẽ bay khí tượng để kiểm tra độ an toàn bay.

Một số hình ảnh ghi lại ngày tập luyện của các các chiến sỹ ở trung đoàn đặc biệt này: 
Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-2
 Phi công sau khi kiểm tra sức khỏe, tinh thần ổn định hành quân ra đường băng - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-3
 Hàng dài Su30Mk2 chờ xuất kích tại đường băng - Ảnh: Thuận Thắng

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-4
Bài tập bay đôi dành cho các phi công đã bay nhuần nhuyễn, đòi hỏi các phi công phải bản lĩnh và thao tác bay chính xác tuyệt đối - Ảnh: Thuận Thắng  

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-5
 Đại tá Phan Xuân Tình, tham mưu trưởng trung đoàn 935, hướng dẫn lại một số thao tác quan trọng trong bài bay cho phi công 9X Bùi Văn Lập trước khi lên máy bay - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-6
 Phi công bắt buộc phải mặc quần kháng áp trước khi lên máy bay. Chiếc quần đặc biệt này có tác dụng khi phi công kéo quá tải, nó sẽ tự động thổi phồng, ép chặt vô mạch máu giúp phi công không bị thiếu máu não đột ngột, không bị choáng - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-7
 Kỹ sư gắn bom thật lên Su30Mk2 cho bài diễn tập với các lực lượng mặt đất. Máy bay Su30Mk2 mang được tối đa 8 tấn bom trên 12 giá treo - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-8
 Kỹ sư lắp đạn cho máy bay Su30Mk2 - Ảnh: Thuận Thắng

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-9
Các kỹ sư tham gia phục vụ kiểm tra, sửa chữa S30Mk2 là những người được tuyển chọn kỹ từ các học viện quân sự. Tiếng gầm rú đinh tai, nhói màng nhĩ của Su30Mk2 khiến bệnh lý về tai là bệnh thường gặp ở các kỹ sư này - Ảnh: Thuận Thắng  

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-10
Trong các ca huấn luyện kỹ sư Su30Mk2 làm việc từ 3g sáng, công việc căng thẳng với đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối - Ảnh: Thuận Thắng  

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-11
 Phi công kiểm tra động cơ, cần lái, nút điều khiển lần cuối trước khi bay - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-12
 Các chiến đấu cơ "hổ mang chúa" trở về căn cứ sau chuyến bay - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-13
 Su30Mk2 bung dù giảm tốc sau khi hạ cánh xuống đường băng - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-14
 Lính không quân xếp dù lại sau khi máy bay ngắt dù giảm tốc - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-15
 Một chuyến bay tập thành công - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-16
Phi công trẻ Trần Thanh Luân rạng rỡ sau một chuyến bay tập - Ảnh: Thuận Thắng  

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-17
Hai chiến sĩ bắt tay chúc mừng nhau sau chuyến bay an toàn - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-18
 Các phi công trẻ chăm chú theo dõi bài giảng của thầy, đàn anh và đồng đội khác tại sân tập bay mô hình Su30mk2 - Ảnh: Thuận Thắng

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-19
 Phi công học trước hết là để đảm bảo sinh mạng cho mình nên tinh thần học cực kỳ nghiêm túc - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-20
 Bài tập đu quay hàng không của phi công. Khi bay, nhất là bay biển, nhào lộn một cái là ngửa mặt lên trời xanh, nhoáy một cái là biển. Trời xanh. Biển cũng xanh - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-21
 Bóng rổ cũng là môn bắt buộc luyện tập hằng ngày của phi công - Ảnh: Thuận Thắng 

Mot ngay tai can cu 'ho mang chua' hien dai bac nhat Viet Nam-Hinh-22
 Các bài tập bay với Su30Mk2 diễn ra hằng tuần và nhiều giờ liền trong buổi sáng hoặc đêm - Ảnh: Thuận Thắng 

Giải mật cách bắn phi lý thuyết của SAM-2 để hạ B-52

(Kiến Thức) - Trong cuộc đối đầu với B-52, tên lửa SAM-2 đã được bộ đội Việt Nam bắn theo những cách khác xa lý thuyết khiến B-52 rụng như sung.

Giai mat cach ban phi ly thuyet cua SAM-2 de ha B-52
Trong thời gian chiến dịch Điện Biên Phủ trên không đánh B-52 cuối năm 1972, bộ đội tên lửa Việt Nam rất khó khăn trong việc phóng đạn vì Không quân Mỹ chế áp điện tử rất mạnh. Biện pháp chế áp điện tử của chúng chủ yếu là gây nhiễu các radar với nhiễu trong đội hình, nhiễu ngoài đội hình, nhiễu tiêu cực khiến các màn hình radar trắng xóa. Thậm chí Mỹ còn sử dụng tên lửa Shrike để bám theo cánh sóng radar mà tiêu diệt các đài radar của ta. 
Giai mat cach ban phi ly thuyet cua SAM-2 de ha B-52-Hinh-2
 Trong khi đó, để thực hành bắn một quả tên lửa SAM-2 thì cần dựa vào các radar sục sạo mục tiêu, radar ngắm bắn và radar điều khiển tên lửa. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu với Không quân Mỹ, các radar này đều bị gây nhiễu rất mạnh. Màn hình hiện sóng nhiễu loạn với rất nhiều loại nhiễu như đã kể trên. Bởi vậy bộ đội tên lửa không thể bắn theo cách thông thường như lý thuyết.
Giai mat cach ban phi ly thuyet cua SAM-2 de ha B-52-Hinh-3
Vì thế trong chiến dịch đánh B-52, bộ đội tên lửa Việt Nam chủ yếu sử dụng hai phương pháp bắn chính để đối phó với việc radar bị gây nhiễu. Hai phương pháp đó là phương pháp 3 điểm và phương pháp vượt trước nửa góc. 
Giai mat cach ban phi ly thuyet cua SAM-2 de ha B-52-Hinh-4
Theo hồi ký Bảo vệ bầu trời của Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, phương pháp bắn 3 điểm được bắt đầu thí điểm từ năm 1967 khi các radar của ta bị Không quân Mỹ gây nhiễu quá nặng, không thể phát hiện được mục tiêu. Trong ảnh là màn hiện sóng radar bị gây nhiễu. 
Giai mat cach ban phi ly thuyet cua SAM-2 de ha B-52-Hinh-5
Thế nào là bắn theo phương pháp 3 điểm? Trong một lần trả lời phỏng vấn của báo Quân đội nhân dân, ông Đinh Thế Văn, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) nói rằng: Ba điểm là ấn nút bắn mục tiêu, khi đài ra-đa, tên lửa và mục tiêu (nhiễu máy bay B-52) trên một đường thẳng. Trong ảnh là sơ đồ tác chiến của Không quân Mỹ. 
Giai mat cach ban phi ly thuyet cua SAM-2 de ha B-52-Hinh-6
 Ưu điểm của phương pháp bắn này là không phát sóng “vạch nhiễu tìm B-52” nên tránh được tên lửa Shrike của địch bắn trở lại trận địa. Tuy nhiên cách này không phát huy được tên lửa bắn tự động và thường phải bắn một lúc nhiều tên lửa mới đảm bảo. Trong ảnh là máy bay F-16 đang phóng tên lửa Shrike.
Giai mat cach ban phi ly thuyet cua SAM-2 de ha B-52-Hinh-7
Một cách bắn khác là bắn vượt trước nửa góc. Theo giải thích của ông Đinh Thế Văn thì “vượt nửa góc” nghĩa là quả tên lửa của ta điều khiển lên sao cho phải luôn luôn đón trước nửa góc với mục tiêu. Khi đến điểm mà góc bằng không là tên lửa tự động bắn mục tiêu. Trong ảnh là chiếc EA6B chuyên gây nhiễu ngoài đội hình cho Không quân Mỹ. 
Giai mat cach ban phi ly thuyet cua SAM-2 de ha B-52-Hinh-8
 Cách đánh này đã chứng minh hiệu quả khi Tiểu đoàn 77 của ông Văn sử dụng nó và bắn rơi được B-52 tại chỗ vào đêm 19/12/1972. Chiếc B-52 bị trúng tên lửa của tiểu đoàn ông và rơi xuống xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây (nay là Thanh Oai – Hà Nội) lúc 4h39 phút.
Giai mat cach ban phi ly thuyet cua SAM-2 de ha B-52-Hinh-9
Tuy nhiên, bắn bằng phương pháp “vượt nửa góc” có sự nguy hiểm vì phải phát sóng radar để sục sạo mục tiêu nên dễ bị máy bay địch phóng tên lửa Shrike theo cánh sóng radar để phá hủy trận địa. Để khắc phục điều này, kíp chiến đấu phải có kỹ năng điêu luyện. 

Soi căn cứ quân sự lớn nhất của Nga ở Bắc Cực

(Kiến Thức) - Nhằm tăng cường sự hiện diện của mình ở Bắc Cực, Quân đội Nga đang gấp rút xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất nước này ở vùng cực bắc này.

Soi can cu quan su lon nhat cua Nga o Bac Cuc
Theo trang quân sự ER cho hay, Quân đội Nga đang gấp rút hoàn tất công việc xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất của mình tại quần đảo Frantz Joseph và cũng căn cứ hiện đại nhất của Nga tại khu vực vùng rìa Bắc Cực.