![]() |
Hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên của Liên Xô - S-25 Berkut. |
Trang Nationalinterest đã xếp hạng 5 loại tên lửa phòng không nguy hiểm nhất thế giới dựa trên hai tiêu chí số lượng máy bay bị bắn hạ thực tế và hiệu quả ước tính của tên lửa. Nhờ những tiến bộ trong công nghệ điện tử, tên lửa ngày càng trở nên hiệu quả hơn để chống lại các mối đe dọa từ trên không. Vì vậy có thể dễ dàng cập nhật danh sách (trên lý thuyết) những hệ thống tốt nhất và mới nhất. Tuy nhiên một số tên lửa cũ hơn đã được chứng minh có hiệu quả tác chiến cao trong quá khứ.
S-75 Dvina (NATO định danh SA-2 Guideline)
Đứng đầu trong danh sách các loại tên lửa phòng không nguy hiểm nhất không phải là hệ thống hiện đại nhất mà là hệ thống tồn tại lâu nhất. Được thiết kế và chế tạo vào năm 1953, S-75 Dvina là hệ thống tên lửa đất đối không đã hoạt động liên tục trên toàn thế giới trong suốt hơn 50 năm qua.
![]() |
S-75 Dvina vẫn là trụ cột của lực lượng phòng không Việt Nam ngày nay. |
S-75 đã được xuất khẩu rộng rãi và tham gia vào rất nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới gồm: chiến tranh 6 ngày, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Yom Kippur, chiến tranh Iran-Iraq, chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cuộc nội chiến Nam Tư và cuộc chiến tranh ở Abkhazia.
![]() |
Rồng lửa Thăng Long SAM-2 "bắn đứt đuôi" thần sấm F-105 của giặc Mỹ trên bầu trời miền Bắc. |
Các báo cáo cho biết khoảng 5.800 quả đạn tên lửa của hệ thống S-75 đã được Quân đội Nhân dân Việt Nam phóng đi bắn rơi 205 máy bay Mỹ các loại. Giai đoạn năm 1965, S-75 có tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu là 15 tên lửa/mục tiêu. Đến giai đoạn 1972, do những tiến bộ trong công nghệ gây nhiễu của Mỹ, tỷ lệ tiêu diệt của S-75 giảm xuống còn 50 tên lửa/mục tiêu.
9K32 Strela (NATO định danh SA-7 Grail)
![]() |
Bộ đội Việt Nam phóng SA-7 trong diễn tập. |
Trong giai đoạn 1969-1970, quân đội Ai Cập đã tiêu diệt được 36 mục tiêu với 99 lần phóng SA-7. Nó đánh chặn mục tiêu đầu tiên là một chiếc A-4 Skyhawk của Israel. Tuy nhiên, SA-7 gặp phải nhược điểm lớn là đầu dò hồng ngoại của nó rất dễ bị đánh lừa bởi mồi bẫy pháo sáng.
Ngoài các đơn vị quân đội, SA-7 còn được sử dụng bởi các nhóm khủng bố, quân nổi dậy trên toàn thế giới từ Syria đến Bắc Ireland và Tây Ban Nha. Các nhóm nổi dậy ở Syria được cho là đánh cắp từ quân đội nước này. Ít nhất một trực thăng của Israel đã bị bắn hạ bởi SA-7 trên dải Gaza vào năm 2012.
Trong chiến tranh Rhodesian Bush (châu Phi), 2 máy bay của Air Rhodesia đã bị bắn hạ bởi quân nổi dậy có trang bị SA-7.