Mổ đẻ đã 4 năm mà tử cung vẫn còn dịch?

(Kiến Thức) - "Tôi mổ đẻ đã được 4 năm nhưng gần đây hay bị đau bụng, ra dịch nhiều, màu trắng lẫn nâu hoặc hơi lớt hồng..."

"... Đi khám nội soi cổ tử cung, xét nghiệm dịch và siêu âm đầu dò và siêu âm ổ bụng, bác sĩ nói phần phụ khoa không bị viêm nhiễm mà ở gần vết mổ có 1 khối dịch đọng lại là di chứng của sinh mổ. Xin bác sĩ tư vấn tại sao vết mổ đã lâu mà vẫn còn dịch?" - Nguyễn Thanh Huyền (quận 1, TPHCM).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
TS.BS Lê Thị Thu Hà, Khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ TP HCM: Một số phụ nữ sau sinh mổ, sẹo mổ trên tử cung bị khuyết vào trong cơ tử cung (do sẹo co rút) nên tạo một khoảng trống nhỏ về phía niêm mạc lòng tử cung gây đọng dịch có thể nhìn thấy qua siêu âm. Tuy nhiên, hiện tượng khuyết ở sẹo mổ này không gây đau bụng hoặc ra huyết kéo dài. 
Theo em mô tả thì nghĩ nhiều đến tình trạng viêm nội mạc tử cung hoặc viêm phần phụ. Em có thể khám phụ khoa lại để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh em nhé.

Mang thai sớm sau sinh mổ có nguy hiểm?

(Kiến Thức) -  Với kỹ thuật mổ ngang đoạn dưới lấy thai như hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo người phụ nữ có thể mang thai lại sớm hơn so với trước đây.

Hỏi: Tôi sinh mổ được 9 tháng thì dính bầu được hơn 5 tuần. Tôi rất muốn giữ để dưỡng thai nhưng không biết sẽ ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi như thế nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp nếu tôi làm như vậy liệu có ảnh hưởng đến cháu bé 9 tháng tuổi? - Nguyễn Bảo Lan (quận 2, TPHCM).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Có nên chủ động sinh mổ sớm?

(Kiến Thức) - Nếu sinh ở tuần thứ 38 trở đi, em bé đã được coi là đủ ngày, đủ tháng, không tính là sinh non hay sinh sớm. 

Hỏi: Tôi đã có một cháu được 2 tuổi và đang mang bầu lần 2 ở tuần 34. Lần 1 sinh con tôi đã phải mổ. Có phải nếu lần sinh đầu đã mổ thì lần sinh sau không nên chờ đến 40 tuần mà nên chủ động mổ sớm hơn (ở tuần 38, 39) để tránh biến chứng? - Vũ Thúy Hạnh (Thái Nguyên).