Mồ chôn tập thể “lộ” vấn nạn buôn người ở Thái Lan

(Kiến Thức) - Vụ phát hiện một ngôi mộ tập thể tuần trước không khiến cho giới quan sát kinh ngạc vì miền nam Thái Lan từ lâu đã nhức nhối vấn nạn buôn người.

Cảnh sát miền Nam Thái Lan vừa phát hiện thêm 2 trại được cho là nơi giam cầm các nạn nhân của bọn buôn người. Tại một trong hai trại này người ta tìm thấy một bộ xương bị chôn vùi.
Mo chon tap the “lo” van nan buon nguoi o Thai Lan
Phát hiện mồ chôn tập thể có liên quan đến vấn nạn buôn người ở Thái Lan.
Sự việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi các giới chức loan báo các vụ bắt giữ liên hệ tới việc phát hiện 26 bộ hài cốt bị chôn tập thể tại một địa điểm khác. Giới hữu trách tình nghi có tới 400 người chủ yếu là dân thiểu số Rohingya từ Myanmar đang bị cầm giữ để đòi tiền chuộc trong trại hẻo lánh gần biên giới với Malaysia này.
Theo thông tín viên VOA Steve Herman, các tuyến đường buôn người ở miền nam Thái Lan đã có từ lâu và vụ phát hiện một ngôi mồ tập thể tuần trước không khiến cho giới quan sát kinh ngạc.
Nhiều tổ chức đã thu thập tài liệu về các mạng lưới quy mô chuyên tống tiền và buôn người từ Myanmar và Bangladesh, những người muốn mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông Phil Robertson thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết đây là ngành kỹ nghệ đang phát đạt.
Ông Robertson cho biết: “Các trại này thật ra đã được ‘bảo kê’ từ các giới chức và các cộng đồng địa phương nhận tiền từ những kẻ buôn người. Và ở các cấp cao hơn, như cấp tỉnh chẳng hạn, chúng ta thấy có các giới chức làm ngơ. Người ta biết rõ những gì đang xảy ra. Vấn đề ở chỗ là họ không chịu làm gì để ngăn chặn hoặc thật ra họ thông đồng với những kẻ buôn người”.
Chán nản trước tình trạng tham nhũng tràn lan, dân chúng đã lập các toán dân quân đi tuần tra để đuổi các tay buôn người ra khỏi làng xóm của họ vốn chỉ cách các bãi biển du lịch có vài cây số.
Được phép của chính phủ, các toán dân quân tuần tiễu này đã đạt một số thành công trong việc tuyển mộ các nhóm nhỏ đa số là di dân Rohingya.
Ông Cherdchai Papattamayutanon, một chỉ huy dân quân, nói: “Chúng tôi không thể chặn đứng bọn buôn người nhưng ít nhất cũng cản trở chúng hoạt động. Không như trước kia khi các tay môi giới mỗi lần chuyển lậu được 40 hoặc 50 người Rohingya, nhưng giờ đây họ phải chia thành từng toán nhỏ hơn, chẳng hạn như mỗi lần một hay hai chục người. Càng ngày chúng tôi càng khó bắt họ, họ lẩn tránh chúng tôi”.
Các nạn nhân được giải cứu kể lại rằng họ phải chầu chực rất lâu mới được đưa lên các chiếc tàu ngoài khơi bờ biển Thái Lan, các tay buôn người tính toán chuyến đi từ trên bờ để tránh bị phát hiện.
Tại trại tạm trú gần điểm du lịch nổi tiếng Phuket, cậu bé Nay Zomo 11 tuổi người Rohingya thuật lại câu chuyện tương tự: “Tôi phải chịu đựng trên tàu một tháng trời trước khi được đưa tới vùng núi. Tôi đã tận mắt nhìn thấy hai người bị môi giới bắn và một người khác chết trên tàu”.
Năm ngoái, chính quyền Mỹ hạ Thái Lan xuống bậc thấp nhất về nỗ lực chống buôn người. Thế nhưng những phát hiện mới đây cho thấy vấn nạn buôn người có thể tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà người ta quan ngại.

Thế giới làm gì để ngăn chặn TQ xâm lấn Biển Đông?

(Kiến Thức) - Trong một bài viết đăng trên báo Sydney Morning Herald,  nhà phân tích Peter Hartcher đặt câu hỏi: Thế giới sẽ làm gì để ngăn chặn Trung Quốc xâm lấn Biển Đông?

Theo ông Peter Hartcher  - biên tập viên chính trị và quốc tế của báo Sydney Morning Herald,  điều đáng lo ngại nhất trong những năm gần đây là Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh để thâu tóm các vùng lãnh thổ đang tranh chấp với các nước khác.
The gioi lam gi de ngan chan TQ xam lan Bien Dong?
Ông Peter Hartcher  - biên tập viên chính trị và quốc tế của báo Sydney Morning Herald, Australia.
Nỗi lo đó giờ đây đã trở thành hiện thực. Trong mấy tháng qua, chính phủ Trung Quốc đang ra sức “đắp đảo”, xây dựng đường băng sân bay và căn cứ ở các vùng biển có tranh chấp với bốn nước láng giềng Đông Nam Á.

“Cơn ác mộng Yemen” của Tổng thống Obama

(Kiến Thức) - Tiếp tục hậu thuẫn Ả-rập Xê-út để biến Yemen thành  hang ổ vững chắc của tổ chức khủng bố al-Qaeda quả là “cơn ác mộng” đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Một đặc tính của Tổng thống Obama là sự kiềm chế trong việc đối phó với kẻ thù của nước Mỹ. Không giống như người tiền nhiệm George W. Bush, Tổng thống Obama vốn né tránh việc sử dụng vũ lực và dành chỗ cho giải pháp ngoại giao.
Chính sách Yemen của Tổng thống Mỹ Barack Obama thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng.
Chính sách Yemen của Tổng thống Mỹ Barack Obama thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng. 
Trong khi Mỹ có tất cả mọi sự lựa chọn trên bàn - trong đó giải pháp ngoại giao được hỗ trợ bởi đe dọa sử dụng vũ lực, phản ứng của Mỹ trước các sự kiện ở Yemen quả là “nửa nạc, nửa mỡ”. Chính quyền Obama không theo đuổi giải pháp ngoại giao, mà cũng  không hoàn toàn theo đuổi giải pháp quân sự. Chính sách Yemen của Mỹ thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng.