![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Hạ vào. Những hàng me đổ lá cho quả ngọt dần. Phố vắng hơn từng trưa hè nắng gắt, con đường về lại xào xạc những lá me bay. Mùa hè yêu thương trong ta lại sống dậy những kỉ niệm êm đềm của tình đầu ngọt chua vụng dại dưới tán hàng me rợp mát phố hè. Để chiều nay bước chân về gác nhỏ, qua con đường mềm gót chân những chiếc lá mong manh, chợt thấy thương về một thời khờ khạo…
Ta gặp em vào một chiều thôi nắng đậm, dưới hàng me gió hát thì thào. Em đi bộ ngược chiều, bước chân hối hả với những thứ đồ lỉnh kỉnh trên tay. Con ta lững thững dạo trên con đường quen thuộc để tìm lại sự thư thả sau một ngày với bao nhiêu công việc bộn bề. Em lướt qua nhanh và đánh rơi một tập sách nhỏ mà mình không để ý. Ta nhặt được bèn vội gọi cho em. Em nhận lại, khẽ cúi đầu cảm ơn và trước khi hối hả đi tiếp, không quên tặng tôi một nụ cười rất tươi trìu mến. Rồi em khuất xa dần phía cuối hàng me, tôi lại lang thang những bước chân nhẹ nhàng qua từng viên gạch nhỏ, lòng thoáng bâng khuâng về một nụ cười mới gặp mà sao như thân thiết mất rồi… Ấy là lần đầu tiên nghe lại lòng mình xao động, như chiếc lá me nào nho nhỏ trong gió bỗng chao nghiêng.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Rồi một ngày trái tim cùng chung một nhịp, ta cùng em đi dưới bóng hàng me. Lời yêu đầu ngượng ngùng không nói, cái nắm tay vụng về và hai chiếc bóng nhỏ liêu xiêu gần nhau xích lại. Chỉ có gió trên những tàng me khẽ vi vu hát tình ca tinh nghịch. Và em bẽn lẽn cười như hiểu được lòng ta. Chợt thấy thương cánh me nào bé nhỏ, trong gió chiều chao nhẹ nghiêng nghiêng để rồi đậu lại trên tóc non em của ta thương ngày ấy…
Rồi ngày em bước chân ra đi, cũng dưới bóng hàng me lá bay xơ xác. Đó là một chiều ta chẳng thể nào quên. Nắng tắt vội, gió trên cành không đùa nghịch như gió của buổi ban đầu và hàng me không còn những chiếc lá chao nghiêng rơi êm trên trên từng viên gạch cũ. Đó là chiều em nói tiếng chia tay. Khẽ cúi chào nhau, rồi em quay mặt vội đi, chừng như cố giấu đôi mắt trong ngần đang long lanh giọt lệ khóc cho tình đầu nay đã vỡ tan. Cuộc sống trao cho ta những nỗi buồn quá lớn, không giữ được bàn tay, ta nhường nhau con đường rộng hơn để đi tiếp. Đó là một chiều ta đứng như chết lặng dưới bóng hàng xe. Em xa dần rồi mất hút, con đường về bỗng hóa thênh thang. Gió vẫn thổi trên từng tán me xào xạc, phố hè im lìm và hàng me lại đổ lá bơ vơ…
Chiều nay về ngang qua con phố nhỏ. Nhiều thứ bây giờ đã hóa rong rêu. Kí ức đã ngủ vùi trong miền yêu thương ngày cũ, vết thương xưa nay cũng đã lành rồi. Chỉ có hàng me vẫn không hề đổi khác, vẫn con đường có lá me bay. Chợt thấy thương cho tình đầu vụng dại, thương một thời đi về chung bước dưới bóng hàng me…
Bà Mây có hai con trai nên Ngần về làm dâu thì bà coi cô như con gái, có gì cũng thủ thỉ tâm sự. Khi Ngần có mang, bà Mây là người đưa cô đi bắt mạch, sắc thuốc cho cô uống. Mỗi lần Ngần đi khám thai cũng là bà đưa đi. Bà bảo: “Thằng Thìn dở lắm, để mẹ đưa con đi mẹ còn biết hỏi bác sĩ...”. Ai nhìn bà Mây và Ngần bên nhau cũng tin chắc đó là mẹ và con gái. Có người còn hỏi: “Chắc cô ấy là con một nên được mẹ chiều thế...” Vậy mà khi Ngần có mang đến tháng thứ tám thì cô thông báo: “Con đăng ký sinh ở bệnh viện gần nhà con nên sinh song con về nhà để mẹ con chăm sóc cho tiện...”. Bà Mây chết lặng vì buồn, bà tặc lưỡi: “Thôi đành, việc ở đâu là việc của vợ chồng chúng. Chúng quyết định rồi thì mình đâu có quyền can thiệp, chỉ trách nó vô tâm quá,...”.
Trách con dâu trong lòng nhưng bà vẫn sang thăm con dâu, bà còn mang thuốc bổ, mang đồ ăn cho Ngần. Bà thông gia nửa đùa nửa thật: “Bà sợ nhà tôi không có tiền tẩm bổ cho cháu bà hay sao mà bà phải mang sang? Hay bà sợ tôi cướp mất công chăm cháu của bà? Bà yên chí đi, tôi không lo cho cháu bà thì cũng lo cho con gái tôi, bà khỏi phải lo ba cái chuyện thuốc thang ăn uống của nó, thêm nhọc bà ra...”
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chẳng thể bỏ mặc vợ con nên Ngần về nhà mẹ đẻ ở thì Thìn cũng phải sang theo. Hai vợ chồng được ở hẳn một tầng, lại có người giúp việc nên chuyện Thìn ở rể ngỡ chẳng có gì phiền toái. Nhưng công việc của giám đốc kinh doanh hàng điện máy khiến anh thường xuyên phải tiếp khách, giờ giấc thất thường. Những buổi tối về muộn bắt gặp gương mặt lạnh lùng của mẹ vợ, Thìn thấy căng thẳng, mệt mỏi vô cùng. Ở nhà vợ, anh không còn dám mời bạn bè đến chơi, sống phải ngó sắc mặt bố mẹ vợ, phải chiều chuộng, nhường nhịn vợ mọi điều trái khoáy khiến Thìn thấy ngột ngạt. Thế nhưng Ngần chẳng thông cảm còn bảo anh cả nghĩ, khó tính, cô cứ lần lữa, hết tháng này sang tháng khác chẳng chịu về nhà, cô bảo: “Bao giờ hết thời gian nghỉ đẻ em mới về. Con nó được bà ngoại chăm quen rồi, chuyển đi không tiện...”. Mẹ vợ thì mát mẻ: “Tôi không chăm sóc tốt cho hai mẹ con nó hay sao? Cậu ở đây có ai làm gì để cậu phật ý mà cậu đòi về...”
Chẳng thuyết phục được vợ, Thìn đành chịu nhưng trong lòng bực lắm. Từ hôm ấy, mỗi khi có việc về muộn Thìn lại nhắn tin cho vợ: “Anh về muộn nên sẽ về nhà mình ngủ”. Tin nhắn kiểu ấy cứ ngày càng dầy hơn. Cho đến một ngày Ngần chợt nhận ra cả tuần cô không thấy mặt chồng. Ngần có tra hỏi, có giận hờn cũng chỉ vấp phải sự im lặng lạnh lùng của chồng. Khi Ngần bàn: “Sang tháng em đưa con về nhà nhé!”. Thìn thờ ơ: “Tùy em”. Trái tim Ngần đau nhói, linh tính của người đàn bà mách bảo trái tim chồng cô đã không còn chỗ cho cô, anh không cần cô và con nữa... Ngần thuê thám tử theo dõi chồng mới biết: Thìn không có bồ nhí nhưng thỉnh thoảng anh thuê phòng vui vẻ với các cô tiếp viên, ăn bánh trả tiền...
Ngần rùng mình, kinh tởm, cô làm loạn nhà, cương quyết đòi bỏ chồng vì không thể sống với kẻ bạc tình. Nhưng nhìn đứa con mới 4 tháng tuổi đang nằm ê a một mình, Ngần mới ngấm nỗi đau của tình yêu, của lòng tin đổ vỡ. Chỉ vì sự ích kỷ, vô tâm, vô tình của cô đã đẩy chồng đến sai lầm, đẩy mình vào nỗi đau ân hận...
Một bước đi sai, cả đời ân hận...