Mẹ chồng hà tiện

(Kiến Thức) - Hai vợ chồng em lập nghiệp ở thành phố, đã có nhà cửa đàng hoàng, nhưng Tết nào cũng về ăn Tết với bố mẹ chồng vì chồng em là con trưởng.

Mẹ chồng em bản chất em thấy rất tốt, mẹ chồng con dâu không có gì xung khắc, ngoại trừ tính bà quá hà tiện. Ngày Tết bà không cho em đi sắm Tết, sợ em “hoang”. 
Hai vợ chồng em lập nghiệp ở thành phố, đã có nhà cửa đàng hoàng, nhưng Tết nào cũng về ăn Tết với bố mẹ chồng vì chồng em là con trưởng. Mẹ chồng em bản chất em thấy rất tốt, mẹ chồng con dâu không có gì xung khắc, ngoại trừ tính bà quá hà tiện. Ngày Tết bà không cho em đi sắm Tết, sợ em “hoang”. Bà nói cứ để bà đi chợ, tùy tâm đưa bà tiền bao nhiêu thì đưa. Tiền em biếu bố mẹ không phải ít, tuy nhiên, mẹ chồng em mua cái gì cũng dè sẻn, đồ ăn, nhất là bánh kẹo chỉ ham rẻ mà không cần biết chất lượng thế nào. 
Trong nhà với nhau thì còn đỡ, nhưng mỗi khi bạn bè em tới chơi, ở lại ăn cơm, em ngượng lắm vì hầu như chẳng có món gì ngon tiếp đãi. Em mới về làm dâu, nhiều lần định góp ý với mẹ nhưng lại ngại. Còn có lần tự ý sắm sửa thêm thì bị mẹ giận, mắng là không tiết kiệm. Em không biết phải làm sao để mẹ chồng em hiểu, thay đổi tính hà tiện đi, Tết nhất mà thấy rất ấm ức, bực mình - Nguyễn Tố Lan (Hải Dương).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Tố Lan thân, trong thư em không nói rõ mẹ chồng em bao nhiêu tuổi, nhưng thường thì các cụ thuộc thế hệ trước, đa phần đều có tính tiết kiệm, thậm chí là “hà tiện” như mẹ chồng em. Điều này xuất phát từ hoàn cảnh cuộc sống ngày trước khổ cực, ăn bữa nay phải lo bữa mai, nên cái sự lo xa đã ngấm vào tính cách của nhiều người. 
Nói như vậy để em có cái nhìn thông cảm hơn với mẹ chồng. Nếu em cảm thấy ngại khi góp ý với mẹ vì là dâu mới thì em có thể nhờ chồng “tâm sự” với mẹ. Rằng ngày Tết các em cũng có bạn bè, hơn thế còn là các mối quan hệ, một bữa ăn, sự tiếp đón nồng hậu, trọng thị có khi có ý nghĩa lớn trong công việc, cuộc sống... Không xa xỉ, nhưng cũng cần sự tươm tất nhất định... 
Với bản chất tốt, yêu thương con cái như mẹ chồng em, chắc chắn bà sẽ hiểu, tạo điều kiện cho các con thôi. Chúc em cùng gia đình đón một cái Tết thật vui.

Suýt ly dị vì chuyện ăn Tết bên nội hay ngoại

Cả Hùng và Hoa đều có nhu cầu được về “bên mình” ăn Tết. Giá như hai bên gia đình ở gần nhau thì vấn đề đã đỡ rắc rối.

Gần mười năm cưới nhau, cứ mỗi lần Tết đến là Hùng luôn sống trong sợ hãi. Bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền cùng hàng trăm thứ nỗi lo ngày Tết thì quyết định “ăn Tết bên nào” (nhà nội hay nhà ngoại).

Điều đó luôn là một thách thức căng thẳng, nó tốn không biết bao nhiêu mồ hôi (cãi nhau kịch liệt) nước mắt (cãi không lại: khóc), giấy mực (làm đơn ly hôn, nhưng không ký).

Ân hận cưới vợ theo lời bố mẹ

(Kiến Thức) - Bố mẹ anh ấy đã có hẹn ước với gia đình người bạn thân về hôn nhân của con trai, cô gái đó cũng rất yêu anh ấy.

Bố mẹ anh ấy đã có hẹn ước với gia đình người bạn thân về hôn nhân của con trai, cô gái đó cũng rất yêu anh ấy. Chính vì thế mà khi biết tin anh ấy yêu em, cả nhà anh ấy đã phản đối quyết liệt, làm đủ mọi cách để chia rẽ tình yêu của chúng em. Nếu không có sự động viên của anh ấy có lẽ em đã buông tay. Nhưng bất ngờ anh ấy nghe theo gia đình, nói là mẹ anh ấy đã nhập viện vì tai biến, anh xin em tha thứ, không thể là một người con bất hiếu được. Sau đó, em nghe tin anh đã cưới vợ. 
Cách đây hơn một tháng, anh bỗng tìm gặp em. Anh khóc, nói đã nhận ra sai lầm, giờ sống mà như không sống, anh xin em cho anh cơ hội, sẽ ly hôn vợ để cưới em. Nhìn anh ấy, em rất đau lòng, bao hận thù chợt tan biến. Từ khi chia tay, chưa một ngày nào em không nghĩ đến anh ấy. Nhưng em không bao giờ nghĩ tới việc anh ấy sẽ bỏ vợ để đến với em. Em không biết phải quyết định thế nào nữa -Nguyễn Phi Nga (Lai Châu).