Máy bay ném bom tương lai của Mỹ sẽ trông như thế nào?

(Kiến Thức) - Vừa qua, Không quân Mỹ đã công bố kế hoạch đặt mua 100 chiếc máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, dự kiến đến năm 2025 sẽ hình thành năng lực chiến đấu ban đầu. 

Tại sao Mỹ cần máy bay ném bom tầm xa chiến lược thế hệ mới?
Theo quan điểm của giới lãnh đạo quân sự Mỹ, muốn đánh bại đối thủ, giành thắng lợi trong chiến tranh tương lai, trước tiên phải phá huỷ được nhiều mục tiêu giá trị cao được bố trí theo chiều sâu bên trong lãnh thổ đối phương.
Trong khi đó, điểm lại các loại máy bay ném bom chiến lược hiện nay của Mỹ thì B-52 Stratofortress đã tương đối lạc hậu, B-1B Lancer thiếu tính năng tàng hình, còn B-2 Spirit tuy có thể đột phá hệ thống phòng không đối phương, nhưng số lượng quá ít, mỗi lần đưa vào tác chiến chỉ được 7 - 12 chiếc, vũ khí trang bị trên máy bay cũng cần tiếp tục nâng cấp cải tiến. Tất cả các loại máy bay ném bom mà Không quân Mỹ hiện có đều khó có thể đảm nhận những nhiệm vụ lớn.
May bay nem bom tuong lai cua My se trong nhu the nao?
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B Lancer của Không quân Mỹ. Ảnh: US AirFoce
Chính vì vậy, phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội so với các phiên bản hiện tại đang là vấn đề cấp thiết đối với Không quân Mỹ hiện nay. 
Xét từ các góc độ cũng như yêu cầu tác chiến hiện tại, Bộ Quốc phòng Mỹ xác định đặc điểm yêu cầu tác chiến chủ yếu cần phải có của máy bay ném bom chiến lược tầm xa thế hệ mới đó là:
Một là, tính tàng hình cao, thiết kế kiểu cánh bay, tốc độ dưới âm: Năng lực tác chiến của máy bay ném bom phải không ngừng nâng cao để đối phó với các hệ thống phòng không hiện đại.
Hiện nay, máy bay thế hệ 4, tên lửa đất đối không thế hệ 3 không những quá phổ biến, mà còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Máy bay chiến đấu thế hệ 5 cũng không còn giữ thế độc tôn của Mỹ, các thủ đoạn trinh sát, cảnh báo sớm trên bộ, trên không và trên biển đang dần được hợp nhất, trình độ kỹ thuật không ngừng nâng cao.
Không quân Mỹ luôn kỳ vọng, máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của họ phải có năng lực đột phá phòng thủ mọi hệ thống phòng không tổng hợp. Muốn thực hiện được mục tiêu này trong điều kiện kỹ thuật vận tốc vượt siêu âm vẫn chưa hoàn thiện, phải nâng cao tính năng tàng hình vẫn là sự lựa chọn tất yếu của Không quân Mỹ.
May bay nem bom tuong lai cua My se trong nhu the nao?-Hinh-2
 Máy bay ném bom chiến lược B-52H. Ảnh: US AirFoce
Hai là, mang được cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường: Mỹ là nước nước đầu tiên trên thế giới trang bị vũ khí hạt nhân trên máy bay ném bom, từ thời kỳ Chiến tranh lạnh đến nay, Mỹ luôn kiên trì chiến lược phát triển “bộ ba chiến lược”: máy bay ném bom chiến lược, tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Cho nên, mang được cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường cũng là một yêu cầu đặt ra đối với máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của Không quân Mỹ. Yêu cầu đối với năng lực mang vũ khí thông thường gồm: tải trọng bom mang theo phải khá lớn, có thể mang được nhiều loại tên lửa điều khiển chính xác và bom hạng nặng.
Ba là, hành trình bay xa: Mục đích chính của phát triển máy bay ném bom chiến lược là có thể trực tiếp tấn công vào các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và trung tâm chỉ huy quân sự chiến lược của đối phương. Vì thế, hành trình bay xa là yêu cầu tất yếu đối với máy bay ném bom chiến lược.
Theo thông tin được biết tới thời điểm này, hành trình bay lớn nhất của máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới khi không tiếp dầu trên không của Không quân Mỹ khoảng 9.000km và bán kính tác chiến lớn nhất khoảng 4.000km.
Bốn là, tải trọng bom mang theo không cần quá lớn, năng lực tác chiến tổng hợp phải ưu việt: Trong tương lai, khả năng xảy ra chiến tranh qui mô lớn là rất thấp, tấn công trên không sẽ chú trọng tới tập kích kiểu “điểm huyệt”. Vì vậy, Không quân Mỹ yêu cầu máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới phải có thể tích thân máy bay và tải trọng mang bom nhỏ hơn so với máy bay ném bom tàng hình B-2, tải trọng mang bom của loại máy bay này chỉ cần từ 10 - 20 tấn.
May bay nem bom tuong lai cua My se trong nhu the nao?-Hinh-3
 Máy bay ném bom chiến lược B-2. Ảnh: US AirFoce
Tuy nhiên, giảm bớt tải trọng mang bom không có nghĩa là giảm bớt năng lực phá hủy, sát thương tổng hợp của máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới. Nhờ tập trung theo hướng phát triển tấn công chính xác, thu nhỏ hình dáng, hiệu quả tấn công của vũ khí trên máy bay cao, sẽ khiến loại máy bay ném bom mới mặc dù giảm bớt tải trọng mang vũ khí, nhưng hiệu quả tác chiến vẫn tương đương với máy bay cỡ lớn.
Có thể dự đoán, năng lực tấn công nhiều mục tiêu sẽ trở thành một trong những năng lực không thể thiếu của máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới. Đồng thời, loại máy bay này còn có thể đảm nhận các nhiệm vụ tình báo trinh sát, tấn công điện tử… 
Năm là, có người điều khiển: Mặc dù sự phát triển máy bay không người lái của Mỹ luôn dẫn đầu thế giới, nhưng cho đến nay, kỹ thuật điều khiển máy bay không người lái vẫn còn ở trình độ hạn chế, vừa dễ bị gây nhiễu, lại vừa hay xuất hiện sự cố mất điều khiển, vẫn phải tiếp tục hoàn thiện thêm.
Chính vì vậy, Tư lệnh không quân Mỹ cho biết, máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới về cơ bản sẽ là loại máy bay có người lái, nhưng ở một thời điểm nào đó trong tương lai vẫn có khả năng phát triển trở thành máy bay không người lái.

Mời độc giả xem video: B-52H hoạt động tại căn cứ không quân Rockwell Minot. (nguồn Gung Ho Vids)

Thần lửa Avro Vulcan niềm tự hào một thời của không quân Anh

(Kiến Thức) - Tất nhiên loại máy bay ném bom mà Anh sở hữu không phải là B-2 Spirit mà là loại Avro Vulcan với ngoại hình khá tương đồng với B-2 tàng hình của Mỹ.

Than lua Avro Vulcan niem tu hao mot thoi cua khong quan Anh
Loại máy bay ném bom chiến lược được nhắc tới ở đây chính là Avro Vulcan biệt danh "thần lửa" của Không quân Hoàng gia Anh. Đây là loại máy bay ném bom được Anh cho ra đời từ năm 1952 và sử dụng tới tận năm 2015 vừa rồi mới được về hưu. Nguồn ảnh: Airliners.

S-400 phủ kín Kaliningrad, B-52 chớ có manh động kẻo tan tành

(Kiến Thức) - Dù có thể mang tới 30 tấn bom hay cả đống tên lửa hành trình lắp đầu đạn hạt nhân, nhưng có lẽ B-52 sẽ chẳng bao giờ khiến người Nga sợ hãi khi mà Moscow có cả “đàn” S-400 dàn sẵn sẵn sàng tiếp đón. 

S-400 phu kin Kaliningrad, B-52 cho co manh dong keo tan tanh
  Sau một thời gian có vẻ yên bình, quan hệ Nga - Mỹ hứa hẹn bước vào giai đoạn căng thẳng mới khi mới đây Không quân Mỹ bất ngờ triển khai các máy bay ném bom chiến lược B-52 tới châu Âu. Nguồn ảnh: Wikipedia