Máy bay Il-78 Nga lần đầu xuống sân bay Cam Ranh

Lần đầu tiên, máy bay tiếp dầu Il-78 của Không quân Nga đã hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh, Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong năm 2014, máy bay ném bom tầm xa và máy bay tiếp dầu Nga bắt đầu thường xuyên hạ cánh tại các sân bay nước ngoài; trong đó, lần đầu tiên máy bay tiếp dầu của nước này sử dụng sân bay Cam Ranh của Việt Nam.
Thống kê trong năm 2014, các tổ lái thuộc lực lượng máy bay ném bom tầm xa của Không quân Nga đã tiến hành hơn 50 chuyến bay tầm xa.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đã hạ cánh tại sân bay các nước khu vực Caribe. Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Việc thể hiện sự hiện diện quân sự của Nga tại các khu vực xa xôi được khôi phục từ năm 2007. Thực hiện các nhiệm vụ là tổ lái Tu-160 và Tu-95MS, các sư đoàn máy bay tầm xa Engels và Ukrainka. Trên thực tế, các chuyến bay tuần tra đã được khôi phục".
May bay Il-78 Nga lan dau xuong san bay Cam Ranh
 Máy bay tiếp dầu Il-78.
Theo cơ quan trên, kể từ khi nối lại các chuyến bay tuần tra, một lượng lớn công việc đã được thực hiện để chuẩn bị cho cơ cấu bay, thu được những kinh nghiệm bay tầm xa đáng kể tại vùng Bắc cực và vĩ tuyến Nam, khu vực Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Thông cáo cho biết: "Thông qua việc sử dụng máy bay tiếp dầu từ các sân bay ở Nam Phi và Đông Nam Á, máy bay tầm xa đã vươn tới các vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đông. Cũng trong năm 2014, lần đầu tiên sân bay Cam Ranh (Việt Nam) được sử dụng để hạ cánh máy bay IL-78, tiếp dầu trên không cho các máy bay Tu-95MS."
Trong khi thực hiện chuyến bay, tổ lái máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS đã đi qua các khu vực khí hậu khác nhau (vùng Biển Philippines và khu vực đảo Mariana). Phi công và nhân viên kỹ thuật đã thu được nhiều kinh nghiệm tổ chức các chuyến bay tiếp dầu từ sân bay nước ngoài, cũng như bảo dưỡng máy bay trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.

Xem thêm tại đây tin tức quân sự

Tiết lộ diện mạo khu đô thị căn cứ Cam Ranh

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá tiến độ xây dựng khu đô thị căn cứ Cam Ranh phục vụ cho sĩ quan cùng gia đình.

Dàn tàu mặt nước, tàu ngầm hiện đại tại Cam Ranh

(Kiến Thức) - Quân cảng Cam Ranh ngày nay là nơi đóng quân của nhiều tàu chiến mặt nước, tàu ngầm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Quân cảng Cam Ranh hiện nay là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu chiến 162 và Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong đó, Lữ 162 là đơn vị được trang bị những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất hải quân Việt Nam gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BSP-500; tàu tuần tra cao tốc Svetlyak Project 10412.
Quân cảng Cam Ranh hiện nay là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu chiến 162 và Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong đó, Lữ 162 là đơn vị được trang bị những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất hải quân Việt Nam gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BSP-500; tàu tuần tra cao tốc Svetlyak Project 10412.

Trong ảnh là 2 “vị vua” Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu Gepard 3.9 neo đậu tại Cam Ranh. Đây là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của nước ta trang bị hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, ngang hàng với tàu chiến các nước Đông Nam Á.
Trong ảnh là 2 “vị vua” Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu Gepard 3.9 neo đậu tại Cam Ranh. Đây là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của nước ta trang bị hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, ngang hàng với tàu chiến các nước Đông Nam Á.

Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102m, thủy thủ đoàn 100 người.
Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102m, thủy thủ đoàn 100 người.

Tàu được trang bị hệ thống phòng không hiện đại với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm thấp kết hợp Pantsir S1 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa đến 20.000m. Ngoài ra, tàu Gepard 3.9 còn có 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630.
Tàu được trang bị hệ thống phòng không hiện đại với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm thấp kết hợp Pantsir S1 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa đến 20.000m. Ngoài ra, tàu Gepard 3.9 còn có 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630.

Hỏa lực chống tàu mặt nước của Gepard 3.9 gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km, đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn.
Hỏa lực chống tàu mặt nước của Gepard 3.9 gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km, đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn.

Trước đây, Lữ 162 được trang bị 2 tàu tấn công nhanh Project 1241.8 Molniya mang 16 tên lửa Kh-35 Uran-E. Tuy nhiên, năm 2013 thì 2 tàu này đã được chuyển về cho Lữ đoàn 167, vùng 2 Hải quân. Hiện tại, Lữ 162 ở Cam Ranh chỉ còn trang bị các tàu tấn công nhanh Project 1241RE có kích thước tương tự Molniya nhưng hỏa lực thì kém hơn một chút.
 Trước đây, Lữ 162 được trang bị 2 tàu tấn công nhanh Project 1241.8 Molniya mang 16 tên lửa Kh-35 Uran-E. Tuy nhiên, năm 2013 thì 2 tàu này đã được chuyển về cho Lữ đoàn 167, vùng 2 Hải quân. Hiện tại, Lữ 162 ở Cam Ranh chỉ còn trang bị các tàu tấn công nhanh Project 1241RE có kích thước tương tự Molniya nhưng hỏa lực thì kém hơn một chút.

Tàu Project 1241RE được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M có tầm bắn 80km.
Tàu Project 1241RE được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M có tầm bắn 80km.

Tàu tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự đóng, được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran.
Tàu tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự đóng, được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran. 

Cam Ranh cũng là “nhà” đội tàu tuần tra bờ biển hiện đại lớp Svetlyak Project 10412 do Nga sản xuất. Những chiếc tàu làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển, hộ tống tàu, tìm kiếm cứu nạn…
Cam Ranh cũng là “nhà” đội tàu tuần tra bờ biển hiện đại lớp Svetlyak Project 10412 do Nga sản xuất. Những chiếc tàu làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển, hộ tống tàu, tìm kiếm cứu nạn…

Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013-đầu 2014, Cam Ranh chính thức trở thành "nhà" của tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là cầu cảng chính của Lữ đoàn tàu ngầm 189 với 2 tàu HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.
Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013-đầu 2014, Cam Ranh chính thức trở thành "nhà" của tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là cầu cảng chính của Lữ đoàn tàu ngầm 189 với 2 tàu HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.