Máy bay chở 66 người rơi xuống ở Iran, không ai sống sót

(Kiến Thức) - Một máy bay thương mại chở 66 người đã rơi xuống vùng núi hẻo lánh ở miền Trung của Iran hôm 18/2. Hãng Aseman cho biết tất cả người trên máy bay đã thiệt mạng.

BBC dẫn lại truyền thông địa phương cho biết máy bay của hãng Aseman rơi gần Semirom, tỉnh Isfahan, miền Trung của Iran. Truyền thông Iran cho biết máy bay gặp nạn khi đang trên đường từ thủ đô Tehran tới Yasuj.

Người phát ngôn của hãng hàng không Aseman xác nhận toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đã thiệt mạng.

Semirom cách thủ đô Tehran khoảng 620 km về phía nam.
Máy bay gặp nạn gần thành phố Semirom, miền Trung, Iran. Đồ họa: BBC.
 Máy bay gặp nạn gần thành phố Semirom, miền Trung, Iran. Đồ họa: BBC.
Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia Iran cho biết máy bay gặp nạn là một chiếc ATR 72-500 của hãng hàng không Aseman. Máy bay chở theo 60 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn.

Các báo cáo ban đầu cho thấy máy bay biến mất khỏi hệ thống theo dõi không lâu sau khi cất cánh từ sân bay Mehrabad, thủ đô Tehran.

"Hiện giờ chúng tôi chưa nắm được nhiều thông tin về vụ việc", Giám đốc Cơ quan cứu hộ tỉnh Isfahan Ghafur Rastin cho biết.
Máy bay ATR 72-500 của hãng hàng khôngkhông AsemanAseman. Ảnh: Tasnim News Agency.
 Máy bay ATR 72-500 của hãng hàng khôngkhông AsemanAseman. Ảnh: Tasnim News Agency.
Do địa hình đồi núi tại nơi máy bay gặp nạn, nhà chức trách Iran không thể triển khai xe cứu thương tới hiện trường. Thời tiết xấu tại tỉnh Isfahan cũng đang khiến máy bay cứu hộ không thể tiếp cận địa điểm máy bay gặp nạn.

Theo AP, sau nhiều thập kỷ sống dưới các lệnh trừng phạt quốc tế, các máy bay thương mại của Iran đã cũ kỹ, tai nạn hàng không thường xuyên xảy ra trong vài năm gần đây. Sau thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, Iran đã ký hàng loạt hợp đồng mua máy bay của cả Airbus lẫn Boeing.

Cuộc sống bộ lạc săn bắn cuối cùng của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Ngày nay tại khu vực Đại Hưng An Lĩnh (Trung Quốc) vẫn tồn tại những dân tộc vẫn duy trì văn hóa săn bắn tưởng chừng như chỉ có từ thời cổ xưa.
 

Người Oroqen chính là bộ tộc ở Trung Quốc cho đến này vẫn sống chủ yếu dựa vào săn bắn. Ảnh sina.
 Người Oroqen chính là bộ tộc ở Trung Quốc cho đến này vẫn sống chủ yếu dựa vào săn bắn. Ảnh sina.
Họ được biết đến như là “bộ tộc săn bắn cuối cùng của Trung Quốc”. Ảnh sina.
 Họ được biết đến như là “bộ tộc săn bắn cuối cùng của Trung Quốc”. Ảnh sina.
Oroqen cũng là một trong những dân tộc cổ nhất ở đông bắc Trung Quốc. Ảnh sina.
 Oroqen cũng là một trong những dân tộc cổ nhất ở đông bắc Trung Quốc. Ảnh sina.
Người Oroqen có phong tục sử dụng lông thú và da động vật để làm y phục. Ảnh sina.
 Người Oroqen có phong tục sử dụng lông thú và da động vật để làm y phục. Ảnh sina.
Dân số của bộ tộc Orogen vào khoảng 8.000 người. Ảnh sina.
 Dân số của bộ tộc Orogen vào khoảng 8.000 người. Ảnh sina.
Người Oroqen không có chữ viết riêng nhưng phần lớn trong số họ có thể đọc và viết tiếng Trung Quốc. Ảnh sina.
 Người Oroqen không có chữ viết riêng nhưng phần lớn trong số họ có thể đọc và viết tiếng Trung Quốc. Ảnh sina.
Tên của bộ lạc Oroqen có nghĩa là “người dùng tuần lộc”. Ảnh sina.
 Tên của bộ lạc Oroqen có nghĩa là “người dùng tuần lộc”. Ảnh sina.
Nhà truyền thống của người Oroqen hình nón với mái nhà được lợp lá bạch dương trong mùa hè và phủ lông hươu vào mùa đông. Ảnh sina.
 Nhà truyền thống của người Oroqen hình nón với mái nhà được lợp lá bạch dương trong mùa hè và phủ lông hươu vào mùa đông. Ảnh sina.
Trong văn hóa truyền thống của người Oroqen, vỏ cây bạch dương là một nguyên liệu quan trọng bên cạnh lông thú. Ảnh sina.
 Trong văn hóa truyền thống của người Oroqen, vỏ cây bạch dương là một nguyên liệu quan trọng bên cạnh lông thú. Ảnh sina.

Thót tim máy bay chở 168 người suýt lao xuống biển

(Kiến Thức) - Một chiếc Boeing 737-800 chở theo 168 hành khách của hãng hàng không Pegasus đã lao ra khỏi đường băng khi đang hạ cánh xuống vách đá và dừng lại ở vị trí chỉ cách Biển Đen vài mét.

Theo Daily Mail, chiếc máy bay suýt lao xuống biển là phi cơ thuộc hãng hàng không Pegasus. Vụ tai nạn hy hữu xảy ra vào sáng ngày 14/1 (giờ địa phương) tại sân bay Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Daily Mail.
 Theo Daily Mail, chiếc máy bay suýt lao xuống biển là phi cơ thuộc hãng hàng không Pegasus. Vụ tai nạn hy hữu xảy ra vào sáng ngày 14/1 (giờ địa phương) tại sân bay Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Daily Mail.

Khi đó, chiếc máy bay Boeing 737-800 đã bị chệch khỏi đường băng, tiếp tục lao xuống lưng chừng vách đá và dừng lại ở vị trí chỉ cách Biển Đen vài mét. Ảnh: Twitter.
 Khi đó, chiếc máy bay Boeing 737-800 đã bị chệch khỏi đường băng, tiếp tục lao xuống lưng chừng vách đá và dừng lại ở vị trí chỉ cách Biển Đen vài mét. Ảnh: Twitter.

Được biết, bánh xe máy bay mắc kẹt trong bùn nên nó mới không bị lao xuống biển. Ảnh: Getty Images.
 Được biết, bánh xe máy bay mắc kẹt trong bùn nên nó mới không bị lao xuống biển. Ảnh: Getty Images.

Một số hình ảnh của hãng tin Dogan cho thấy có khói bốc lên từ phi cơ vừa gặp nạn. Ảnh: The Sun.
Một số hình ảnh của hãng tin Dogan cho thấy có khói bốc lên từ phi cơ vừa gặp nạn. Ảnh: The Sun.

Hãng hàng không Pegasus xác nhận, toàn bộ 168 hành khách và các thành viên phi hành đoàn đã được sơ tán an toàn. May mắn không có ai bị thương trong sự cố hàng không hy hữu này. Ảnh: Ruptly.
 Hãng hàng không Pegasus xác nhận, toàn bộ 168 hành khách và các thành viên phi hành đoàn đã được sơ tán an toàn. May mắn không có ai bị thương trong sự cố hàng không hy hữu này. Ảnh: Ruptly.

Tuy nhiên, vụ việc khiến nhiều hành khách hoảng sợ và khóc thét trong lúc được sơ tán. Ảnh: The Sun.
 Tuy nhiên, vụ việc khiến nhiều hành khách hoảng sợ và khóc thét trong lúc được sơ tán. Ảnh: The Sun.

Vụ việc đã khiến sân bay Trabzon ở Thổ Nhĩ Kỳ phải đóng cửa trong vài giờ đồng hồ, sau đó đã được mở cửa trở lại và hoạt động bình thường. Ảnh: The Sun.
 Vụ việc đã khiến sân bay Trabzon ở Thổ Nhĩ Kỳ phải đóng cửa trong vài giờ đồng hồ, sau đó đã được mở cửa trở lại và hoạt động bình thường. Ảnh: The Sun.

Lực lượng cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn máy bay ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14/1. Ảnh: Ruptly.
 Lực lượng cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn máy bay ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14/1. Ảnh: Ruptly.

Hiện, các nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Ảnh: Ruptly.
 Hiện, các nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Ảnh: Ruptly.